banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

17/01/2019

20 năm thành tựu

KHOA HIẾM MUỘN BỆNH VIỆN TỪ DŨ: ĐI ĐẦU TRONG LÃNH VỰC ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN.

Khoa Hiếm Muộn Bệnh viện Từ Dũ tự hào là đơn vị đầu tiên thực hiện thành công thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam.

Từ năm 1997 đến nay, khoa đã có gần 11600 trẻ ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Chúng tôi luôn nỗ lực  để duy trì vị trí đi đầu trong điều trị hiếm muộn. Hiện tại khoa Hiếm muộn bệnh viện Từ Dũ là trung tâm nghiên cứu và đào tạo hiếm muộn của cả nước. Trên bình diện quốc tế, khoa Hiếm Muộn bệnh viện Từ Dũ là một trong những trung tâm lớn nhất Đông Nam Á về lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, khoa Hiếm Muộn bệnh viện Từ Dũ đã, đang và sẽ là điểm tin cậy của các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Đặc biệt trong năm 2017 với sự nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng điều trị, khoa Hiếm Muộn đã đạt quản lý chất lượng quốc tế về hỗ trợ sinh sản RTAC.

 

 

KHOA HIẾM MUỘN BỆNH VIỆN TỪ DŨ: CHIA SẺ NỖI ĐAU – KHƠI NGUỒN HẠNH PHÚC.

1995

Thực hiện thành công bơm tinh trùng đầu tiên với tinh trùng lọc rửa.

1997

Thực hiện ca TTON đầu tiên.

1988

Ba bé TTON ra đời.

1999

Thực hiện kỹ thuật ICSI.

2002

Sanh đôi đầu tiên sau giảm thai.

2003

Em bé đầu tiên thực hiện MESA-ICSI.

2004

Em bé từ TESE ICSI.

2005

Em bé thứ 2000.

2007

Em bé đầu tiên với kỹ thuật trữ phôi nhanh,

em bé nuôi trứng non ống nghiệm đầu tiên.

2008

Thực hiện phôi thoát màng bằng laser.

2009

Thực hiện chuyển phôi ngày 5.

2010

Thiệt lập quy trình PGD.

2011

Em bé TTON 4000 và thực hiện IMSI.

2013

Thực hiện nuôi cấy phôi ở các buồng ủ riêng biệt.

2014

Mô hình đánh giá phôi tự động.

2015

Thực hiện điều trị mang thai hộ theo nghị định 10.

2016

Thực nghiệm trữ rã mô buồng trứng.

2017

2018

Đạt chứng nhận quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế về hỗ trợ sinh sản.

Triển khai kỹ thuật PGD. Đến nay Khoa Hiếm Muộn Bệnh Viện Từ Dũ đã có 11600 bé ra đời.

     

Một số giải thích:

2004

Em bé đầu tiên từ kỹ thuật TESE ICSI (phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn).

 

TESE là một kỹ thuật mổ sinh thiết tinh hoàn giúp các bệnh nhân vô tinh (không xuất tinh được) có cơ hội có con từ tinh trùng của mình.

2007

Em bé đầu tiên từ kỹ thuật trữ phôi nhanh.

Trữ phôi nhanh giúp giảm thời gian trữ phôi, ngăn được các tác động xấu từ việc giảm nhiệt của trữ phôi chậm dẫn đến giảm quá tải trong công việc hàng ngày của lab TTTON, tăng tỉ lệ phôi sống sau rã đông, cải thiện hiệu quả điều trị, nâng cao tỉ lệ thành công.

2008

Thực hiện phôi thoát màng bằng laser (AH)

Kỹ thuật thoát màng phôi giúp tăng cơ hội làm tổ cho phôi trong các trường hợp khó như màng phôi dày, phụ nữ lớn tuổi.

2009

Kỹ thuật nuôi phôi ngày 5 (phôi blast)

Nuôi phôi ngày 5 (blast) làm tăng cơ hội làm tổ của phôi, tăng tỉ lệ thành công, giảm khả năng đa thai.

2010

Thiết lập quy trình PGD (chẩn đoán di truyền tiền làm tổ)

Kỹ thuật PGD hiện đang là xu thế chung của thế giới, giúp sàng lọc các bệnh di truyền để có thể lựa chọn các phôi không mang bệnh. Điều này thật sự hữu ích cho các gia đình có bệnh di truyền.

Files đính kèm