tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
19tháng 04

Thai trứng là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó một phần hay toàn bộ gai nhau phát triển bất thường thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch. Do đó thai nhi sẽ không phát triển và sớm muộn gì cũng bị sẩy.


Khoảng trên 80% thai trứng diễn tiến tốt sau khi hút nạo. Khoảng 20% bệnh có thể diễn tiến tới bệnh lý nguyên bào nuôi (thai trứng xâm lấn, ung thư tế bào nuôi), dạng bệnh lý ác tính.  

Nguyên nhân gây ra thai trứng đến nay vẫn chưa rõ ràng. Việt Nam là một trong những nước có tần suất mắc thai trứng cao nhất thế giới, 1/500 trường hợp có thai. Thai trứng thường gặp ở những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc dưới 20  tuổi, những người có thai nhiều lần, những người có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu hụt vitamin A trong khẩu phần ăn. Tiền căn sản khoa cũng là yếu tố nguy cơ mắc thai trứng. Những phụ nữ có tiền căn sẩy thai  có nguy cơ mắc thai trứng gấp 2 lần so với phụ nữ không có sẩy thai. Phụ nữ đã có thai trứng 1 lần, nguy cơ mắc thai trứng lập lại ở lần mang thai sau ít nhất 10 lần so với những phụ nữ chưa hề bị thai trứng.

Chị đã từng bị thai trứng năm 2003. Bây giờ chị muốn có thai trở  lại, khả năng thai trứng lập lại có thể xảy ra cao. Cho nên, khi chị có dấu hiệu mang thai, chị nên đi khám thai sớm để xác định thai bình thường hay bất thường để có xử trí thích hợp. Chúc chị khỏe mạnh, sớm có em bé. 

ThS. BS. Lê Tự Phương Chi
Phó Trưởng Khoa Ung Bướu Phụ Khoa - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Cân nặng thai nhi khoảng 1100 - 1200g với thai 28 tuần, ở tuần 29 cân ặnng thai nhi ước tính qua siêu âm của bạn khỏang 1400g là bình thường, đến thai 34 tuần thì cân nặng khoảng 2200g.

Đau vùng háng, thắt lưng, xương mu là do tình trạng dãn các khớp xương chậu vào những tháng cuối thai kỳ. Khung chậu dãn nở để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp tới. Đau như thế không gây nguy hiểm gì cho thai nhi nhưng gây khó chịu cho người mẹ, đau nhiều khi xoay trở, vận động. Có những bà mẹ rất đau phải cho nằm nghỉ 1 chỗ và dùng thêm thuốc giảm đau. Đau gót chân là do tư thế chịu lực của thai phụ khi bụng to lên. Sau sinh các triệu chứng đau này sẽ giảm dần và hết.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,

Em đã bị có thai ngoài tử cung 1 lần và bây giờ có thai lại được 30 tuần thì được xem là con so. Từ tuần lễ thứ 30 trở đi, em nên  khám mỗi 2 tuần 1 lần, đến tuần 36 trở đi thì mỗi tuần em khám 1 lần. Nếu em ở quá xa cơ sở y tế thì có thể khám 2 lần từ bây giờ đến khi sinh.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là một can thiệp nhẹ và tự nhiên hơn nhiều so với thụ tinh trong ống nghiệm, và lại càng ít can thiệp hơn nhiều so với tinh trùng trong ống nhiệm với trứng non.

Trường hợp của 2 vợ chòng em, chưa có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm nên chị nghĩ IUI là phù hợp. Khi nào em có chỉ định TTTON, khi đó em sẽ chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với trứng trưởng thành hay với trứng non. Dịch vụ phương pháp trứng non, vẫn phải chích thuốc kích thích buồng trứng nhưng với liều thấp và số ngày chích ít hơn, ít tốn kém và tránh quá kích buồng trứng nhưng tỉ lệ có thai cho đến thời điểm này vẫn không cao bằng TTTON với trứng trưởng thành. Với TTTON bằng trứng trưởng thành cũng đã có những phương pháp để khống chế quá kích buồng trứng.

Chúc em thành công

ThS. BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết
Khoa Hiếm muộn - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,

Em trễ kinh 5 ngày nhưng thử que 3 lần đều âm tính (trước hành kinh 1 ngày, trễ kinh 2 ngày và trễ kinh 5 ngày). Như vậy,  khả năng không có thai là rất cao. Tuy nhiên nếu em lo lắng thì nên đến bệnh viện  để được khám, siêu âm và xét nghiệm beta hCG trong máu là xác định có thai hay  không.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em, 

  1. Em đã mắc bệnh sởi thì không cần tiêm ngừa sởi nữa. Tuy nhiên hiện nay 1 mũi tiêm ngừa MMR gồm 3 bệnh: Sởi, Quai bị và Rubella nên nếu em có tiêm vẫn được.
  2.  
  3. Em có thể tiêm ngừa các bệnh khác trong thời gian chờ tiêm mũi 3 Gardasil.
  4.  
  5. Sau khi tiêm ngừa 3 tháng mang thai là được. Tối thiểu cũng là 1 tháng.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,

Qua siêu âm thấy có những điểm phản âm trong dịch ối (thường với thai non tháng dịch ối trong, không có những điểm phản âm này), bác sĩ nghĩ rằng dịch ối có chất gây hoặc phân su của bé nên khuyên em uống nhiều nước.

Nếu là phân su: có thể do trong thai kỳ, một  giai đoạn nào đó thai nhi bị thiếu oxy, cơ vòng hậu môn bị dãn ra và thải phân su vào buồng ối. Tình trạng thiếu oxy này chỉ xảy ra tạm thời (do mẹ thiếu máu, bị ngạt, bị hạ đường huyết, thai nhi bị chèn ép dây rốn…), sau đó không còn tình trạng thiếu oxy này nữa và thai nhi được phục hồi. Khi đó hầu như không còn nguy hiểm cho thai nhi nữa nhưng người mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều và ăn uống đầy đủ. Quan trọng nhất là theo dõi sát cử động thai.

Chất gây là do tế bào thai nhi từ da, niêm mạc miệng, niêm mạc hô hấp, đường niệu và đường tiêu hóa bong tróc vào buồng ối. Thông thường khi thai đủ trường trưởng thành thì các tế bào này bong tróc nhiều và làm nước ối có màu trắng đục do chất gây. Tình trạng này hoàn toàn không nguy hiểm cho thai nhi.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Dây rốn quấn cổ thai nhi chỉ nguy hiểm khi vào chuyển dạ sinh, lúc đó dây rốn bị căng ra và giảm lượng máu từ mẹ sang thai dễ gây suy thai. Trong thai kỳ qua  siêu âm có thể nhận biết số vòng dây rốn quấn cổ, dây rốn quấn cổ thai chặt hay lỏng. Dây rốn thắt nút thường rất khó nhận biết nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Nếu dây rốn quấn càng nhiều vòng thì nguy cơ cho thai nhi càng cao, từ 3 vòng trở lên nên chủ động mổ lấy thai. Mỗi 2 – 3 ngày nên thực hiện việc đo tim thai 1  lần. Cách tự theo dõi đơn giản mà hiệu quả là theo dõi cử động thai nhi thường xuyên. Bạn có thể đếm cử động thai 3 lần trong ngày. 

Thai nhi khỏe mạnh khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút. Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần, sản phụ phải đi nằm và đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo, nếu trong một giờ sau có trên 4 cử động thai, thai nhi khỏe mạnh.

TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

01tháng 04
Chào em,

Câu trả lời của BV Bưu Điện như vậy là đúng theo qui định của BHYT

Trường hợp nếu chị đến BV Từ Dũ trong tình trạng cấp cứu hoặc có dấu hiệu chuyển dạ sanh thì chị không cần giấy chuyển viện của BV Bưu Điện vẫn được thanh toán viện phí theo qui định của BHYT. Khám và điều trị hoặc sanh mà không có giấy chuyển viện của BV Bưu Điện sẽ được thanh toán BHYT theo qui định trái tuyến (được thanh tóan 30% tiền viện phí theo qui định của BHYT).

KS. Đặng Thị Êm
Phòng Tài chính Kế toán - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Những người nhiễm  HPV type 6, 11 và 16 có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung. Do vậy cần theo dõi định kỳ nhằm phát hiện ung thư giai đoạn rất sớm để điều trị tốt.
 
Khi mang thai, mẹ nhiễm HPV không gây sẩy thai, sanh non hoặc những biến chứng thai kỳ  khác. Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy việc lây truyền HPV từ mẹ sang con hầu như rất rất thấp, không đáng kể. Người mẹ nhiễm HPV sinh dục có thể sinh con ngã âm đạo chứ không cần phải mổ lấy thai.

Một số phụ nữ nhiễm HPV mang thai, tình trạng thai kỳ làm diễn tiến bệnh có nhanh hơn, nghĩa  là sự thay đổi ở tế bào cổ tử cung có nhanh hơn. Những thai phụ có mụt cóc bộ phận sinh dục, các sang thường sẽ phát triển nhanh hơn nhiều hơn và lớn hơn, dễ gây chảy máu. Thông thường sau sinh người mẹ sẽ được điều trị.

TS. BS.Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Người ta nhận thấy việc tăng cân của các sản phụ liên quan đến cân nặng của con mình lúc sanh.

Số cân tăng trong thời kỳ mang thai tùy thuộc vào người mẹ thuộc loại gầy, trung bình hay nặng cân trước lúc mang thai, dựa vào chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI)

- Tăng từ 12,5 đến 18kg với những bà mẹ gầy nhẹ cân.
- Tăng từ 7 đến 11,5kg cho những bà mẹ mập.
Trung bình một bà mẹ tăng từ 12 – 15kg trong suốt thai kỳ.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ thường các thai phụ không tăng cân hoặc tăng ít do thai hành. Đến 3 tháng giữa thai kỳ, mỗi tháng tăng khoảng 1,5 - 2 Kg, vào 3 tháng cuối thai kỳ  tăng cân từ 2- 3 Kg mỗi tháng.

BMI = cân nặng(Kg)/ chiều cao(m2)
BMI < 19.8 kg/m2: gầy, nhẹ cân, suy dinh dưỡng
BMI > 26 kg/m2: dư cân, mập mạp  

Trong khi mang thai không điều trị viêm gan siêu vi.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Sau khi mổ nội soi bóc tách u nang buồng trứng 2 lần tại BV Từ Dũ nay em có thai lại là điều đáng mừng. Kết quả giải phẫu bệnh có lẽ là lành tính nên em không được khuyên vấn đề theo  dõi và điều trị tiếp tục. Việc phát triển thai nhi lần này không bị ảnh hưởng bởi 2 lần mổ bóc u nang trước đây. Khi có thai em cần khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển thai nhi, tầm soát những bất thường thai nhi, tiêm ngừa VAT, phát hiện những bệnh lý của bản thân người mẹ, …Khi thai 6 tuần em bị động thai và được dùng các loại thuốc dưỡng thai như đã kể hoàn toàn không gây hại cho thai nhi.

Theo qui trìn  khám thai, bao giờ cũng lưu ý đến việc phát hiện những bất thường thai nhi, đặ  biệt là hội chứng Down (bệnh khờ): Ở những trẻ bị hội chứng Down, trisomy 13, trisomy 18 thường gặp da vùng gáy dày. Giai đoạn sớm thai kỳ độ mờ gáy dày do vậy đo độ mờ vùng gáy nhằm tìm dấu hiệu sớm nhất của hội chứng Down, kết hợp với 2 test (Double test: PAPP-A và Free beta  hCG) để tính tỉ số nguy cơ các rối lọan nhiễm sắc thể thai nhi: hội chứng Down, trisomy 13, trisomy 18. Kết quả của em sau khi đo độ mờ gáy không ghi nhận bấ  thường là đáng mừng. Triệu chứng nhức đầu của em có thể do các nguyên nhân: lo lắng căng thẳng nhiều, thai hành nghén, các bệnh lý về tai mũi họng… Em nên khám và khai với bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị.

TS. BS.Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ