tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg

Chào em,

Các XN của em cho thấy 2 vợ chồng em bị hiếm muộn do nguyên nhân là tinh trùng yếu. Tinh trùng ông xã về mặt số lượng là bình thường nhưng chất lượng tinh trùng kém. Bình thường, khi giao hợp tinh trùng sau khi được phóng vào âm đạo người phụ nữ, thì sẽ bơi 1 đoạn để đến gặp trứng thụ tinh, trong những trường hợp tinh trùng yếu, tinh trùng bơi nhưng chưa đến nơi gặp trứng thì đã "chết" hết nên hiện tượng thụ tinh không thể xảy ra và không thể có thai.

Ngoài ra, siêu âm cho thấy buồng trứng của em dạng đa nang, nên em cũng có nguy cơ rối loạn phóng noãn. Khi người phụ nữ rối loạn phóng noãn cũng khó có thai vì muốn có thai điều kiện cần là phải có trứng (noãn) và tinh trùng gặp nhau. Do đó, để cho vợ chồng em có thai thì em nên đến bệnh viện để được hỗ trợ bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), với phương pháp này em sẽ được dùng thuốc để kích thích buồng trứng và cho rụng trứng, sau đó sẽ lấy tinh trùng của chồng em lọc rửa và chọn những con khỏe bơm vào buồng tử cung, giống như là đưa tinh trùng lên xe để chở đến nơi gần gặp trứng sẽ thả ra, như vậy tinh trùng có bị yếu cũng sẽ vẫn còn sức để đến gặp trứng thực hiện vai trò thụ tinh.

Chị nghĩ, em cũng đã được tư vấn ngay sau khi có kết quả xét nghiệm trên về cách điều trị này rồi nhưng có lẽ lúc đến đó em căng thẳng quá nên không nhớ hết những gì bác sĩ nói. Kết quả pap, kết quả sẽ được ghi vào trong hồ sơ điều trị của em, khi em quay lại tái khám sẽ được trả kết quả. Vậy nha, chúc hai vợ chồng em mau có em bé.

Ths. BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết
Khoa Hiếm muộn - Bệnh viện Từ Dũ

 

 

Chào  chị,

Pruzena® chứa thành phần hoạt chất là pyridoxine HCl và doxylamine succinate. Thuốc này  được chỉ định trong buồn nôn và nôn mửa trong thai kỳ. Doxylamine là chất kháng histamin, có tác dụng an thần nên còn được dùng tạm thời để làm giảm tình trạng mất ngủ.

Chứng “ốm nghén” (buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ…) thường gặp trong  giai đoạn đầu mang thai, đây là hiện tượng phản ứng của cơ thể đối với nội tiết tố thai kỳ, tình trạng này sẽ giảm bớt vào 3 tháng giữa của thai kỳ ở phần lớn các trường hợp. Tuy nhiên, ở một số thai phụ, các triệu chứng của nghén vẫn diễn ra và kéo dài suốt thời kỳ mang thai. Chị không nên tự mua thuốc uống mà nên đi khám thai định kỳ để được hướng dẫn về một số biện pháp giúp làm giảm các khó chịu trong quá trình mang thai và chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định của  bác sĩ. Ngoài ra, chị cũng có thể đi khám thêm các chuyên khoa khác nhằm loại trừ những nguyên nhân gây nhức đầu, buồn nôn không do thai như viêm xoang, đau nửa  đầu, rối loạn tiền đình…

DS. Nguyễn Thúy Anh
Khoa Dược - Bệnh viện Từ Dũ


Chào em,

Trường hợp của em có chỉ định mổ lấy thai vì khung chậu hẹp. Thai 38 tuần là đã trưởng thành và có thể mổ từ ngày này trở về sau.

Có thể mổ lấy thai giai đoạn chưa vào chuyển dạ hoặc đã vào chuyển dạ đều được. Mổ lúc chưa vào chuyển dạ thai phụ đỡ phải chịu đau 2 giai đoạn: đau do chuyển dạ và đau do mổ, có thể chủ động được về thời gian, có sự chuẩn bị trước mổ về xét nghiệm và khám tiền mê; có 1 số người lo rằng bế sản dịch sau mổ do cổ tử cung không mở rộng, tuy nhiên để tránh   tình trạng bế sản dịch này bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng tay nong cổ tử cung. Mổ khi vào chuyển dạ thai phụ dễ lo lắng và bối rối hơn, đau chuyển dạ làm tăng sự mệt mỏi sau mổ hơn, thường không được chuẩn bị trước mổ tốt (chỉ làm các xét nghiệm cấp cứu và không được khám tiền mê, không có nhịn ăn trước). Tuy nhiên cổ tử cung mở sẵn khi vào chuyển dạ   làm sản dịch thoát ra dễ dàng hơn, nếu vào chuyển dạ có vỡ ối sớm thì nguy cơ nhiễm trùng gia tăng.

Khung chậu hẹp chỉ sinh thường được khi thai nhi nhẹ cân (<2500g) và ngôi thuận trên người chưa mổ lấy thai lần nào.

Lần đầu sinh mổ vì khung chậu hẹp thì lần mang thai thứ 2 khun   chậu vẫn hẹp (lý do mổ không đổi) nên phải mổ lấy thai lại. Nên kế hoạch và 2 năm sau để có thai lại.
Thông thường sau mổ nằm viện từ 4 đến 5 ngày.
Giá dịch vụ như sau:
- Mổ lấy thai lần đầu: 2000.000 đ (mổ lần 2 là 2.500.000đ).
- Phòng 2 người: mỗi giường 300.000đ/ngày/ (Khu điều trị theo yêu cầu);
                                Khu B và khu E: phòng máy lạnh 200.000đ/ giường/ ngày;
                                                            phòng quạt thì 150.000đ/giường /ngày.
- Tiền thuốc men và thay băng cho mỗi ngày trung bình khoảng 300.000đ.
- Nếu bé được gửi dưỡng nhi thì chi phí điều trị riêng.
Em có bảo hiểm y tế tại BV Bưu Điện, nếu có giấy chuyển viện trước khi vào viện sẽ được giảm 80% tiền viện phí thường (chỉ đóng 20% mà thôi). Riêng các khoảng dịch vụ thì bệnh nhân phải trả đủ. Nếu không có giấy chuyển viện thì em được giảm 30% (phải đóng 70%) tiền viện phí thường.
 
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Theo chị, em và bạn gái đã có quan hệ tình dục bên trong âm đạo mặc dù em không đưa sâu hết dv vào bên trong, do đó vẫn có khả năng bạn gái em mang thai nếu đúng vào thời điểm chu kì của rụng trứng. Que thử thai có thể dương tính sau 10 ngày quan hệ, tuy nhiên em cần phải siêu âm để biết chính xác hơn và loại trừ thai ngoài tử cung ít nhất sau 10 ngày trễ kinh. Nếu em muốn bỏ thai tùy theo tuổi thai, nơi cư ngụ … để chọn phương pháp kế hoạch. Hiện tại, tại bệnh viện Từ Dũ có 2 phương pháp: phá thai bằng thuốc (thai ≤ 7 tuần, sống tại Tp HCM, không có các chống chỉ định dùng thuốc) và hút thai (thai 6 – 12 tuần). Do đó nếu phát hiện có thai và muốn bỏ thai em nên đến khám sớm. 

BS. Dương Phương Mai
Khoa KHHGĐ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Trước hết cần xác định rõ là em đang có thai. Xét nghiệm beta hCG dương tính là có thai, khi nồng độ # 1000 mUI/ml là nhìn thấy túi thai qua siêu âm đầu dò âm đạo, nếu không thấy thì nghĩ nhiều đến thai nằm ngòai tử cung. Siêu âm thấy dịch cùng đồ và ổ bụng không dịch là dấu hiệu không đặc trưng lắm của thai ngòai tử cung. Khi thai nằm ngòai tử cung vỡ gây chảy máu thường đau bụng và dịch trong ổ bụng. Nội mạc tử cung dày có thể là dấu hiệu mang thai sớm hoặc thai ngòai tử cung.

Có nhiều trường hợp thai nằm ngòai tử cung nhưng siêu âm không thấy khối thai bên ngòai tử cung và người thầy thuốc dựa vào các triệu chứng có thai nhưng không thấy thai trong tử cung để chẩn đóan. Trường hợp của bạn nghĩ nhiều đến thai nằm ngòai tử cung vì lý do đó. Trong trường hợp này bạn cần được theo dõi thật sát để tránh nguy cơ vỡ ống dẫn trứng do thai ngòai tử cung.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viên Từ Dũ

Chào bạn,

Thành thật chia buồn cùng bạn sau 2 lần mang thai không thành. Cả hai vợ chồng bạn nên khám và làm đầy đủ các xét nghiệm trước khi quyết định mang thai lần 3. Những xét nghiệm này nhằm tầm soát những bệnh lý của hai vợ chồng và đánh giá khả năng thai kỳ lần sau. Tại Phòng khám  tiền sản bệnh viện Từ Dũ có thể giúp bạn giải tỏa nỗi lo lắng của mình.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Kinh cuối của bạn ngày 18/01/2010, đến 25/02 thử que 2 gạch như thế tuổi thai tối thiểu của bạn khoảng 4 tuần (nếu tính theo ngày kinh cuối là 5 tuần), tính đến 8/03 thì tuổi thai tối thiểu khoảng  5 tuần 3 ngày (tuổi thai theo kinh cuối là 6 tuần 3 ngày). Kết quả siêu âm phù hợp với tuổi thai tối thiểu, có bóc tách túi thai như vậy là có hiện tượng dọa sẩy, bạn cần phải nghỉ ngơi, kiêng giao hợp và dùng thuốc dưỡng thai theo toa.  Tim thai có thể nhìn thấy được qua siêu âm đầu dò âm đạo với tuổi thai 6 tuần 3 ngày. Nếu đến 7 tuần chưa thấy tim thai thì thai đã lưu. Với triệu chứng đau bụng nhói lên rồi hết và ra huyết âm đạo cũng phù hợp với tình trạng dọa sẩy thai của bạn.

Mong thai bạn ngày càng khỏe hơn. Thân ái.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Thai thuận thì sinh sẽ dễ dàng hơn so với ngôi nghịch (ngôi mông), và ngôi ngang thì không sinh thường được mà phải mổ lấy thai. Do vậy, việc xác định ngôi thai là cần thiết khi vào chuyển dạ để tiên lượng cuộc sinh. 

Thông thường thai khoảng 27 tuần tuổi là đã xoay đầu, tức ngôi thuận. Ngôi cao tức là chưa xác định được đầu thai trên xương vệ qua khám lâm sàng. Nếu muốn xác định thai thuận chưa thì có thể siêu âm. Trên siêu âm mô tả ngôi đầu là thai thuận. Tuy nhiên điều này chưa thực sự cần thiết vì có nhiều trường hợp thai sẽ xoay vào những tuần lễ cuối của thai kỳ. Đến tuần thứ 36 trở đi phần lớn ngôi thai sẽ ổn định, ít xoay trở.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,

Thai cử động hay còn gọi là thai máy là những họat động của thai nhi xuất hiện từ rất sớm. Tuy nhiên người mẹ cảm nhận được những hoạt động này khi cử động truyền vào thành tử cung đến thành bụng và dẫn truyền lên vỏ não người mẹ. Thông thường người mẹ cảm nhận được thai máy từ tuần lễ thứ 18 đến 20 của thai kỳ. Những cử động thai bao gồm: cử động tay, chân (búng đạp, thúc, gõ), cử động thân người (xoay  người, uốn ngưòi, ưỡn ẹo thân mình), cử động đầu (cúi ngửa, quay đầu) và những cử động khác như nuốt, thở, nấc cục.

Không có cử động thai giống như hịp đập của tim mẹ. Tuy nhiên người mẹ đôi khi cảm nhận thấy nhịp đập qua sờ vào tử cung hoặc tự là do tử cung chứa thai nhi đè vào động mạch chủ bụng làm nẩy đều theo nhịp đập tim mẹ. Có thể là nhịp đập của động mạch tử cung khi sờ vào hai bên hố chậu cũng cảm nhận được. Khi cảm nhận được nhịp đập này không có gì đáng lo cả. Em cần theo dõi cử động thai thực sự.

TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
14tháng 02

Chào em,

Chúc mừng em chuẩn bị đón bé yêu vào đầu năm mới này. Bệnh viện Từ Dũ cũng như hầu hết các bệnh viện khác trong cả nước đều làm việc 24 giờ mỗi ngày và 365 ngày mỗi năm. Vào những ngày lễ tết nếu được nghỉ theo qui định nhà nước thì tại các bệnh viện vẫn phân công trực. Em có thể sinh vào bất kỳ thời gian nào trong năm đều được chăm sóc tốt. Những ngày cận tết, nhất là những ngày vào đầu năm mới thường bệnh viện không bị quá tải. Hy vọng đón nhận em vào  những ngày đầu năm này nhé.

Thân ái. 

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Thai em 5,5 tháng có cân nặng ước tính 900g là phù hợp. Em ăn uống bình thường thì có thể uống mỗi ngày 1 ly sữa  Similac mom là đủ. Vào 3 tháng cuối thai kỳ mỗi 4 tuần khám 1 lần, đến thai 36 tuần thì mỗi tuần khám 1 lần. Nếu thai có vấn đề bất thường như đau bụng, ra  huyết, thai máy yếu, mẹ có cao huyết áp hoặc những vấn đề khác thì phải khám ngay.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Nguyên nhân mổ lấy thai lần này của em là sa dây rốn. Ban đầu kế hoạch là cho em chuyển dạ sinh thường nên làm các bước như Non-stress test và đặt túi nước. Tuy nhiên khi cổ tử cung mở và lấy túi nước thì dây rốn bị sa, vì sa dây rốn có thể gây chèn ép dây rốn và máu không đến được thai nhi, bé có thể mất trong bụng mẹ nên cần phải mổ cấp cứu. Việc mang thai lại lần sau có một số vấn đề cần lưu ý:

  • Thời gian để có thai lại nên là 2 năm sau, thời gian càng ngắn thì nguy cơ nứt vết mổ cũ càng cao.
  • Khi có thai cần tăng cường dịnh dưỡng, nghỉ ngơi và khám thai định kỳ theo hẹn của bệnh viện. Cân nặng thai nhi lần sau tùy  thuộc vào việc này.
  • Nguyên nhân sa dây rốn hiếm khi xảy ra ở lần mang thai sau. Như vậy việc sinh mổ hay sinh thường ở lần sau còn tùy thuộc vào những yếu tố: Khung chậu mẹ có bình thường không (khung chậu hẹp hay giới hạn thì phải mổ lại), con có quá to không (ước tính cân nặng > 3600g là mổ lại), ngôi có bất thường như ngôi mông hay ngôi ngang không, nước ối có ít không. Khi sinh thường nếu chuyển dạ diễn tiến thuận lợi thì không nhất thiết phải giúp sinh.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ