Chào em,
Đầu thai kỳ, thai phụ nên chọn những thức ăn thanh đạm bình bổ, có thể căn cứ vào khẩu vị, ăn những thức ăn hơi chua cay để kích thích tiết gastric acid, tăng cảm giác thèm ăn. Nếu thai phụ nôn ói nhiều nên ăn thức ăn có tính kiềm như rau quả, ăn chuối, sung, khoai tây, cải bó xôi… (chứa nhiều vitamine B), dưa lưới, dâu tây, súp lơ trắng, ớt xanh… (chứa nhiều vitamin C ) để giảm cảm giác khó chịu. Cần ăn thêm nhiều rau quả có màu sậm giàu khoáng chất.
Giữa và cuối thai kỳ, cần chọn thức ăn giàu protein, calcium, vitamine như cá, thịt, trứng, các loại đậu, hải đới, rong biển, canh xương thịt và các loại rau quả tươi.
Khi mang thai, không nên ăn những thức ăn có chứa thuốc, muốn bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi nên chọn cách ăn canh. Tuy nhiên, phải chú ý những điểm sau:
1. Không nên ăn canh nấu bằng hoa quả: Do hàm lượng đường trong hoa quả cao sẽ làm trao đổi đường trong thời gian mang thai bất thường, gây bệnh tiểu đường. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người bị tiểu đường trong thời gian mang thai đa phần do ăn uống nhiều thức ăn có hàm lượng đường cao. Không nên ăn nhiều mỡ khiến thai nhi quá to gây khó sinh hoặc băng huyết sau sinh. Cũng không ăn mặn để tránh bị phù thũng.
2. Không nên kiêng ăn: Thai nhi phải nhờ vào dinh dưỡng của người mẹ mới phát triển được, vì thế nếu ăn kiêng sẽ gây cản trở cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai cần đảm bảo cân bằng đầy đủ và hợp lý chất dinh dưỡng. Nhưng cũng không được ăn quá nhiều, phải khống chế lượng thức ăn đưa vào cơ thể sao cho cân bằng để tránh gây bất thường cho quá trình trao đổi chất.
3. Bổ sung canxi hợp lý: Để tốt cho sự phát triển xương của thai nhi, thai phụ nên bổ sung đầy đủ canxi nhưng không quá nhiều để tránh tình trạng sinh khó do xương thai nhi quá cứng. Nên uống sữa mỗi ngày và tiếp xúc với nắng buổi sáng (từ 6 giờ đến 8 giờ) để giúp chuyển hoá vitamin D, tăng hấp thụ canxi. Việc sử dụng thuốc bổ sung sắt, canxi, mulvitamin hãy theo chỉ định của bác sĩ.
Chúc em có một thai kỳ khoẻ mạnh!
DS. CKI. Huỳnh kim Hằng – Khoa dược