Em mang thai được 20 tuần, em phát hiện mình bị sâu 1 cái răng và rất nhức.
BS cho em hỏi, em có được nhổ hay trám răng không?
Nếu em làm thì sẽ bị ảnh hưởng gì?
Xin cám ơn Bác sĩ.
Trả lời
Chào em,
Với thai 20 tuần thì đã hòan thiện các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Đây là giai đọan phát triển của bào thai, tình trạng thai lúc này là tương đối ổn định nhất trong suốt thai kỳ. Nếu răng sâu răng em có thể điều trị theo lời khuyên của BS nha khoa (trám hay nhổ là tùy vào tình trạng răng sâu của em). Em điều trị răng giai đọan này thì tương đối an tòan cho thai nhi. Chúc em mau khỏe để ăn uống tốt.
Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Thai 6 tuần là nên đi khám, không phải đợi thêm 2 tuần nữa làm gì. Khám sớm để xác định tuổi thai, vị trí túi thai, tình trạng thai, số lượng thai. Cảm hắt hơi sổ mũi lập lại vài tháng 1 lần có lẽ do viêm mũi dị ứng. Nhiệt độ 36 độ 5 đến 36 độ 8 không gọi là sốt. Sốt khi nhiệt độ cặp nách > 38 độ C. Thân nhiệt bình thường là 37 độ C.
Viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng nặng nề cho thai kỳ. Nếu hắt hơi sổ mũi thường xuyên hoặc ho mạnh có thể gây động thai. Những thai phụ bị cảm do nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ thì bị ảnh hưởng rất nặng nề trên thai nhi, có thể gây dị tật bẩm sinh lên đến 90%. Nếu bạn lo lắng thì nên cho vợ đi khám và khai với bác sĩ là có cảm sổ mũi để được xét nghiệm để loại trừ Rubella. Ngoài ra, vợ bạn cũng nên ăn đầy đủ chất và uống nhiều nước cam nước chanh.
Trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng nên tiêm ngừa những bệnh như Rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B...Nhưng nếu đã mang thai thì chỉ tiêm ngừa một loại là VAT để dự phòng uốn ván thai nhi.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Trước hết chúc mừng em vì đã trở lại bình thường sau những lần phẫu thuật đường tiêu hóa.
Quan trọng hơn hết hiện nay là đường sinh dục em bình thường. Em đã khám tại BV Từ Dũ và không ghi nhận bất thường là tốt.
Kinh cuối của erm vào ngày 14/08/2009 và đã thử que Quickstick lên 2 vạch vào ngày 15 tháng 9, như vậy tuổi thai bây giờ là 7 tuần. Thời điểm này, em nên đến BV khám và siêu âm xem túi thai và phôi thai như thế nào. Việc sẩy thai lần trước theo chị nghĩ không phải do siêu âm mà là bản thân thai quá yếu (siêu âm không thấy thai). Hy vọng thai kỳ lần này khỏe mạnh.
Thân ái.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
- Trước hết, phải xác định bảo hiểm của chị là do BHXH thàn phố hay ở tỉnh cấp. + Nếu là do BHXH thành phố cấp thì khi vào sinh tại Bệnh vện Từ Dũ không cần giấy chuyển viện nhưng giấy bảo hiểm phải hợp lệ.
+ Nếu bảo hiểm của tỉnh khác mà nhập viện và sinh trong vòng 24 giờ thì không cần giấy chuyển viện.
- Giấy chuyển có thể lấy tại nơi đăng ký ban đầu trước khi nhập viện.
- Chi phí cho một lần sanh: + Sanh thường dịch vụ từ 800.000 đ -> 1.600.000 đ (tuỳ theo yêu cầu của BN). + Sanh mổ dịch vụ là 1.500.000 đ (nếu BN có vết mổ cũ thì cộng thêm 500.000 đ/ vết mổ). + Tiền phòng dịch vụ 02 giường từ 150.000đ -> 300.000đ / ngày / giường. + Chi phí điều trị dưới 3.500.000 đ (không bao gồm các khoản dịch vụ trên).
- BHYT chỉ chi trả cho các khoản như: thuốc, y dụng cụ....có trong danh mục của bảo hiểm và không thanh toán cho các khoản dịch vụ và ngoài danh mục.
- Nếu bảo hiểm hợp lệ, toa thuốc uống sẽ được miễn phí.
Trương Giới Nhân P. TCKT - Bệnh viện Từ Dũ
* Sức khoẻ mang thai
Chào bạn,
Triệu chứng tê tay hoặc tê chân ở người có thai là do giảm lượng máu đến đầu chi thiếu. Nguyên nhân có thể sự chèn ép mạch máu, do co mạch hay phù nề. Điều quan trọng là đánh giá tình trạng cao huyết áp. Nếu bạn có cao huyết áp kèm theo là triệu chứng của tiền sản giật, lúc này cần đánh giá xem là tiền sản giật nặng hay nhẹ có cần thiết nhập viện hay không. Vì thế bạn cần khám để kiểm tra huyết áp và làm thêm xét nhgiệm nước tiểu. Nhân viên văn phòng hoặc những nghề phải làm việc bên máy tính thường xuyên cũng dễ bị tê tay. Tư thế nằm ngủ không đúng, nghiêng về 1 phía hoặc chèn 1 bên tay cũng dễ bị tê tay do chèn ép mạch máu. Thiếu vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B1 cũng dễ bị tê tay tê chân. Để giảm tình trạng này cần giải quyết nguyên nhân nếu có.Vận động đều hoặc xoa bóp để máu lưu thông dễ dàng cũng có thể cải thiện được tình trạng trên.
Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
* Sinh con gái được thưởng:
Hiện tại Bệnh viện
Từ Dũ chưa nhận được một chỉ thị hay một quyết định nào của Bộ Y tế về
việc sinh con gái thì được thưởng hoặc miễn viện phí. Vì vậy, việc sinh
con gái tại Bệnh viện Từ Dũ chưa thể giải quyết về vấn đề thưởng hoặc miễn viện phí.
Trước hết chúc mừng bạn vì thai nhi đang tiến triển tốt,
trong thai kỳ cung cấp vitamin và khóang chất là rất cần thiết. Tuy
nhiên trong thức ăn cũng có khá nhiều những thành phần này. Việc cung
cấp thêm những viên thuốc là tốt, nhưng không nhất thiết uống mỗi ngày,
vì thế nên bạn không phải mua thêm thuốc nữa.
Vào khỏang thời gian này
trở đi tử cung có những cơn gò nhẹ không đau là bình thường, bạn có thể
đi lại hoặc tập bơi lội rất tốt. Tuy nhiên nếu gò nhiều lần trong ngày,
và bụng cứng gây khó chịu thì bạn nên nghỉ ngơi, đi lại nhiều có thể
làm tử cung gò nhiều hơn, với tuổi thai hiện tại còn non ngày tháng nếu
tử cung gò quá nhiều có thể gây sinh non.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bệnh Rubella, thủy đậu, quai bị có thể chích ngừa được. Nhưng chỉ được mang thai sau khi chích ngừa từ 1-3 tháng. Ba loại bệnh này khi bị 1lần thì được miễn dịch gần như suốt đời.
Nếu lúc nhỏ em đã bị thủy đậu rồi thì không cần chích ngừa.
Bệnh Lupus, bệnh tán huyết do di truyền em có thể thử ở Trung tâm chẩn đoán y khoa.
Bệnh thiểu năng hoàng thể thai kỳ và bất thường nhiễm sắc thể thai nhi chỉ có thể kiểm tra khi em mang thai và phải có chỉ định của bác sĩ.
Ts. Bs Huỳnh Thị Thu Thủy Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ
Theo em trình bày thì chị em khi sanh được gây tê ngoài màng cứng để đẻ không đau, nếu chị em đau lưng nhiều thì em nên đưa chị đi khám và điều trị theo toa của bác sĩ.
Chúc em và chị em khỏe.
Ts. Bs Huỳnh Thị Thu Thuỷ Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ
Khi mang thai, phần lớn các thai phụ có tình trạng hơi khó thở và tức ngực. Đó là do tim tăng số lần co bóp để đưa máu đến các cơ quan cũng như tử cung. Tuy nhiên, mức độ không nặng nề như em mô tả. Em phải nằm đầu cao và thường xuyên khó thở như vậy có khả năng em bị bệnh tim thực thể. Tốt nhất là em nên đến bệnh viện để được khám và hướng dẫn đầy đủ hơn. Các bác sĩ sẽ còn phải cho em làm một số xét nghiệm, đo điện tâm đồ, siêu âm tim và khám chuyên khoa tim mạch để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Nước tiểu sậm màu như nước trà mặc dù em uống nước nhiều cũng là bất thường. Suy tĩnh mạch chi dưới thường làm đau và nặng chân. Khi khám chuyên khoa tim mạch em nên cung cấp đầy đủ các thông tin cho bác sĩ để được khám và điều trị đúng mức. Thân ái.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Giãn não thất là khi đo não thất bên > 10mm. Chỉ số ngã tư não thất > 10mm là giãn não thất. Với thai 22 tuần 3 ngày, chỉ số ngã tư não thất như thế là chưa đáng lo.
Chúc chị khỏe
Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Trước hết xin chia buồn cùng vợ chồng em với kết quả thai kỳ vừa qua. Thai lưu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể do một số nguyên nhân sau:
Mẹ lớn tuổi (> 40 tuổi); mẹ mắc bệnh nhiễm trùng, nhiễm siêu vi (Rubella, giang mai, nhiễm Cytomegalovirus); mẹ mắc những bệnh lý mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lupus, bệnh lý tán huyết do di truyền, thiểu năng hòang thể thai kỳ, bất thường nhiễm sắc thể thai nhi.
Trước khi mang thai,người mẹ cần kiểm tra lại sức khỏe tổng quát. Nếu chưa tiêm ngừa và chưa từng bi nhiễm các bệnh như Rubella, viêm gan, thủy đậu, quai bị thì nên tiêm ngừa đầy đủ rồi sau đó hãy có kế họach mang thai. Người mẹ cũng nên dùng acid folic 1 viên mỗi ngày trong vòng 3 tháng trước khi mang thai để dự phòng một số bất thường thai nhi như: khuyết tật ống thần kinh, sứt môi chẽ vòm, bệnh tim bẩm sinh. Hiện tại vợ em ra dịch vàng đục âm đạo, có thể là kèm hiện tượng viêm nhiễm, tốt nhất là em nên đưa vợ đến BV khám lại để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các việc kể trên, 3 tháng sau để có thai lại là tốt nhất. Khi bắt đầu trễ kinh, người vợ cần đến BS chuyên khoa sản khám và dưỡng thai theo hướng dẫn. Chúc các em mang thai lần sau được tốt đẹp.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Tại Bệnh viện Từ Dũ có hai loại hình sinh, bạn có thể sinh thường hoặc yêu cầu dịch vụ. Khi bạn quen 1 BS nào đó tại BV và muốn yếu cầu BS đó sinh thì bạn phải đăng ký sinh dịch vụ.
Nếu bạn không quen biết BS nào cả mà muốn đăng ký sinh dịch vụ thì BS đang trực hoặc đang làm việc tại Khoa sinh sẽ đỡ sinh hoặc mổ cho bạn thật an toàn (theo đúng chỉ định và đúng khả năng mà BV qui định). Hiện tại có rất nhiều sản phụ vào đăng ký sinh dịch vụ nhưng không yêu cầu đích danh một BS nào cả. Bạn hãy yên tâm khi vào viện chúng tôi.
Chúc bạn khỏe.
Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Khi thai
còn bé, vị trí nhau bám gần cổ tử cung là bình thường. Do vậy không thể kết
luận nhau tiền đạo ở tuổi thai < 20 tuần, trừ trường hợp bánh nhau che kín
hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung. Khi thai lớn lên > 20 tuần, tử cung to dần
lên, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ do tử cung dãn lớn ra nên khoảng cách từ
bờ dưới bánh nhau đến lỗ trong cổ tử cung cũng dài theo, tạm gọi là bánh nhau di chuyển xa cổ tử cung. Có
những trường hợp thai 24 tuần là nhau tiền đạo loại 1 nhưng khi thai đến 32
tuần nhau không còn bám thấp nữa. Trường hợp của em đến gần ngày sinh thì việc
di chuyển của bánh nhau không còn xảy ra nữa, việc xác định vị trí nhau qua
siêu âm có thể được xem như là chính xác (với điều kiện người bác sĩ siêu âm
đọc đúng).Vị trí nhau bám đáy thân là
bình thường, không phải là nhau tiền đạo.
Việc xác
định khi nào chuyển dạ sinh không thể dựa vào siêu âm được, chủ yếu dựa vào
thăm khám lâm sàng xem cổ tử cung như thế nào, ngôi đã lọt chưa, …
Nếu >
40 tuần chưa sinh, em có thể vào viện chờ sinh vì nhà xa. Đối với những thai
phụ nhà gần có thể theo dõi đánh giá sức khỏe thai nhi qua siêu âm và đo tim
thai, nếu tốt cũng phải cho nhập viện ở tuổi thai 41 tuần chứ không thể để lâu
hơn nữa.
Trong
thuốc Saferon đã có chứa sắt do vậy em không cần bổ sung thêm chất sắt nữa.
Thân
chào và chúc em được mẹ tròn con vuông.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Khởi phát chuyển dạ là biện pháp giúp cho chuyển dạ sinh xảy
ra. Khởi phát chuyển dạ thành công giúp giảm tỉ lệ mổ lấy thai, giảm chi phí
điều trị, giảm những nguy cơ có thể xảy ra trong và sau mổ (như tai biến gây
mê, tai biến phẫu thuật),nhiễm trùng
vết mổ, thời gian nằm viện kéo dài, ….
Có
nhiều trường hợp cần phải khởi phát chuyển dạ đối với thai qua 40 tuần:
Thai
quá ngày dự sinh > 7 ngày, tức
thai 41 tuần trở đi với điều kiện :
- Thai không quá to (ước tính >
3800g).
- - Không thiểu ối nặng (chỉ số ối < 3cm), không có vết mổ cũ trên tử cung, sức khỏe thai
nhi tốt qua đánh giá tim thai trên biểu đồ, ngôi thuận. Những trường hợp không
thỏa điều kiện trên thì có chỉ định mổ lấy thai.
Nếu
thai 40 tuần – 41 tuần: Lượng ối giảm
hoặc thiểu ối (chỉ số ối khoảng từ 4 – 7cm); sức khỏe thai nhi tốt.
Ngoài ra còn nhiều trường hợp cần khởi phát chuyển dạ ở tuổi
thai < 40 tuần như ối giảm, bệnh lý mẹ cần chấm dứt thai kỳ, thai dị tật bẩm
sinh…
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Mất ngủ không phải là chống chỉ định của gây tê ngoài màng cứng, vì vậy nếu em không có những vấn đề như: có bệnh lý về máu, nhiễm trùng da vùng lưng nơi sẽ châm tê, gù hoặc vẹo cột sống, dị ứng với thuốc tê, tụt huyết áp nặng chưa điều chỉnh được, đang dùng thuốc chống đông máu, viêm cấp tính, nhiễm trùng huyết, bệnh lý thần kinh-tủy sống, bệnh cột sống (lao, u bướu…) thì có thể áp dụng biện pháp đẻ không đau này.
Em bị mất ngủ khá lâu nên khám chuyên khoa nội thần kinh thêm.
Về sản khoa không có chỉ định mổ lấy thai vì mẹ mất ngủ hay mất sức. Nếu không có bệnh lý rõ ràng về thần kinh, em cũng nên nghỉ ngơi nhiều, ăn uống bồi dưỡng để nâng cao sức khỏe.
Chúc em thành công.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Cắt may tầng sinh môn hiện nay tại các cơ sở sản khoa nói chung và Bệnh viện Từ Dũ nói riêng đều có tiêm thuốc tê tại chỗ, nếu bạn đã yêu cầu đẻ không đau bằng gây tê ngoài màng cứng thì lúc cắt may tầng sinh môn không cần dùng thêm thuốc tê nữa.
Dịch vụ đẻ không đau bằg gây tê ngoài màng cứng thường áp dụng khi vào chuyển dạ giai đoạn họat động tốt, lúc đó cơn gò khá, đau ở mức độ nhiều và lúc này thường cổ tử cung mở từ 4 – 5cm, mục đích làm giảm đau do cơn gò tử cung gây ra, giảm đau trong quá trình rặn đẻ và giảm đau luôn cả lúc cắt may tầng sinh môn. Bạn có thể đăng ký đẻ không đau khi mới vào phòng sanh, không phải đợi đến giai đoạn chuyển dạ hoạt động mới đăng ký.
Chúc bạn vượt cạn thành công.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Đẻ không đau bằng gây tê ngòai màng cứng tại BV Từ Dũ đã áp dụng từ nhiều năm nay. Em có thể đăng ký khi vào chuyển dạ sinh chứ không cần thiết phải đăng ký trước. Cho dù đẻ vào ban đêm hay ban ngày đều có thể yêu cầu được. Phương pháp này tương đối an tòan, được áp dụng khá rộng rãi.
Một số trường hợp không áp dụng được: có bệnh lý về máu, nhiễm trùng da vùng lưng nơi sẽ châm tê, gù hoặc vẹo cột sống, Dị ứng với thuốc tê , tụt huyết áp nặng chưa điều chỉnh được, đang dùng thuốc chống đông máu, viêm cấp tính, nhiễm trùng huyết, bệnh lý thần kinh-tủy sống, bệnh cột sống (lao, u bướu…)
Pruzena là thuốc an thần gây ngủ có chất doxylamine + pyridoxine® , lý do vì sao em lại được kê toa này ? Khi dùng lâu dài không phải là tốt cho thai nhi.
Ts.Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Kham Benh - Benh vien Tu Du
Siêu âm đo độ mờ gáy là kỹ
thuật cần có sự huấn luyện tốt. Việc đo này đòi hỏi chính xác và có những yêu
cầu về máy móc cũng như kỹ năng của người bác sĩ siêu âm. Với những trường hợp
siêu âm chính xác độ mờ gáy 3.9mm là có nguy cơ cao bị hội chứng Down. Nên xét
nghiệm dịch ối đối với những trường hợp độ mờ gáy ³ 3mm, cho dù kết quả Triple test nguy cơ thấp.
Chọc ối có nguy cơ gây xảy thai 0,5% - 1%. Ngoài ra thủ thuật này còn có thể gây nhiễm trùng bào thai hoặc chạm thương thai nhi tỉ lệ rất thấp. Để hạn chế những nguy cơ này, bác sĩ thực hiện thủ thuật trong điều kiện vô trùng và qua hướng dẫn của siêu âm .
Chọc ối có tỉ lệ thất bại 0,25 - 1%. Khi đó, có thể sẽ phải làm lại lần 2.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Ngày đầu kỳ kinh
cuối em 14/11/2008 + Siêu âm sớm phù hợp tuổi thai, như vậy ngày dự sinh của em
là 21/08/2009 (tròn 40 tuần). Tăng cân 15 Kg trong suốt thai kỳ là đạt. Với các
số đo siêu âm của em ở tuổi thai 35 tuần như trên thì ước tính cân nặng thai
nhi khoảng 2300g (+/- 200g), trong giới hạn cho phép của tuổi thai 35 tuần.
Nếu nhà xa em phải
nhập viện trước ngày dự sinh 1 tuần thì vẫn cần thiết có người nhà. Vì trong
quá trình nằm việc em sẽ được theo dõi tim thai và sức khỏe mẹ. Nếu có vấn đề
cần mổ cấp cứu như thai suyhoặc sa dây
rốn hoặc chuyển dạ sinh thì bệnh viện sẽ kịp thời thông tin cho gia đình.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Cuộc sinh thuận lợi hay không dựa vào các yếu tố sau:
- Khung xương chậu mẹ. Nếu khung chậu hẹp hoặc giới hạn thì sẽ sinh khó.
- Bệnh lý của mẹ có sẵn: bệnh tim, phổi, thận, cao huyết áp, cường giáp…
- Mẹ suy nhược cơ thể. Người mẹ ốm yếu quá sẽ không đủ sức rặn và dễ mất máu sau sinh.
- Thai to. Thai to làm chuyển dạ kéo dài và cuộc sinh sẽ khó khăn.
- Ngôi bất thường như ngôi mông sinh sẽ khó; ngôi ngang, ngôi trán, ngôi mặt cằm sau thì không thể sinh được mà phải mổ lấy thai.
- Người mẹ đã từng có mổ trước đó trên tử cung như mổ lấy thai, thì việc sinh ngã âm đạo sẽ khó khăn hơn. Đối với những trường hợp có mổ bóc nhân xơ tử cung hoặc mổ tạo hình tử cung trước đó thì phải mổ lấy thai lại.
- Ra nước ối sớm sinh sẽ khó khăn hơn…
Để sinh nở có phần thuận lợi hơn thì người mẹ cần có sức khỏe tốt, việc dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ giúp cho người mẹ có sức khỏe tốt hơn. Ăn uống đầy đủ các chất trong tháp dinh dưỡng như:
- Đạm: Thịt, cá, trứng, sữa,
- Đường: cơm, bánh mì, bắp..
- Béo: nên chọn các loại dầu thực vật thay vì mỡ động vật.
- Vitamin, chất xơ và các chất khoáng.
- Uống nhiều nước và cũng đừng quên uống sữa mỗi ngày.
Các môn thể dục phù hợp cho thai phụ: đi bộ và bơi lội. Các bài tập yoga nhẹ nhàng (có sách hướng dẫn cho thai phụ tại các nhà sách), các động tác hít thở, Hiện tại vào sáng thứ 5 mỗi tuần từ 8 giờ đến 9 giờ tại Buồng khám thai BV Từ Dũ có hướng dẫn cách rặc khi sinh.
Em có nhau tiều đạo loại 2 thì cần nghỉ ngơi, không nên đi bộ và kiêng giao hợp vì có nguy cơ ra huyết.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ