banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

24/01/2022

Thông tin thuốc tháng 02/2022

Tổng quan số lượng báo cáo ADR của Bệnh viện Từ Dũ

Nhận xét: Số báo cáo ADR tại Bệnh viện Từ Dũ tăng đều từ năm 2016 đến năm 2020. Tuy nhiên, năm 2021, Bệnh viện đã thực hiện 267 báo cáo ADR, giảm 27,4% so với năm 2020 (368 báo cáo ADR) do lượng bệnh giảm dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, xếp hạng 7 trong số các Bệnh viện trên toàn quốc có số lượng báo cáo ADR nhiều nhất.

Nhận xét: Số báo cáo ADR trong năm 2021 theo từng tháng tương ứng với số lượng bệnh nhân nội trú của từng tháng.

Phân bố số báo cáo ADR theo khoa

Nhận xét: Trong năm 2021, số khoa lâm sàng có báo cáo ADR tăng: 16 khoa trong năm 2021 so với 14 khoa trong năm 2020. Khoa Sản A có tỷ lệ báo cáo ADR tăng nhiều nhất so với năm 2020 (254%). Khoa GMHS cũng có số lượng báo cáo ADR tăng đáng kể so với năm 2020 (153%) và là khoa có số lượng báo cáo ADR cao nhất trong năm 2021. Khoa Phụ và khoa Sản H có số lượng báo cáo ADR giảm nhiều nhất so với năm 2020, lần lượt là 84,4% và 72,2%. Hầu hết các khoa còn lại đều có tỷ lệ báo cáo ADR giảm 50 - 60% so với năm 2020.

Phân bố báo cáo ADR theo người báo cáo

 

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ (%)

Hộ sinh

149

55,8

Bác sĩ

114

42,7

Dược sĩ

4

1,5

Nhận xét: Đối tượng báo cáo ADR chủ yếu vẫn là Hộ sinh với 149 báo cáo, chiếm tỷ lệ 55,8%. Tuy nhiên, ở năm 2021, số lượng báo cáo ADR được thực hiện bởi Bác sĩ tăng 16,6% (năm 2020 tỷ lệ báo cáo ADR được thực hiện bởi Bác sĩ là 26,1% - 96 báo cáo ADR) và đa phần được thực hiện bởi Bác sĩ ở khoa GMHS. Việc này cho thấy các Bác sĩ đã quan tâm hơn và thuần thục thực hiện báo cáo ADR trực tuyến theo quy trình của Bệnh viện. 

Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc

STT

Nhóm thuốc

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ (%)

1

Kháng sinh

142

53,2

2

Giảm đau, hạ sốt

92

34,5

3

Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ

18

6,7

4

Đa tác nhân, chưa xác định được nguyên nhân gây dị ứng

7

2,6

5

Thuốc điều trị ung thư

2

0,7

6

Vaccine

2

0,7

7

Thuốc chống co thắt

1

0,4

8

Thuốc điều trị thiếu máu

1

0,4

9

Thuốc giãn cơ, giải giãn cơ

1

0,4

10

Thuốc tác dụng lên quá đông máu

1

0,4

 

Tổng

267

100

Nhận xét: Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 53,2% (142 báo cáo). Trong đó, thuốc Cefovidi 1g (Cefotaxim) và Imetoxim 1g (Cefotaxim) chiếm tỷ lệ lần lượt là 33,1% (47 báo cáo) và 16,9% (24 báo cáo). Thuốc Vicizolin 1g (Cefazolin) chiếm tỷ lệ 14,0% (20 báo cáo).

Tiếp theo là nhóm thuốc giảm đau hạ sốt chiếm tỷ lệ 34,5% (92 báo cáo), trong đó thuốc Diclofenac 100mg (Diclofenac) và Elaria 100mg (Diclofenac) có tỷ lệ báo cáo ADR giống nhau là 35,7% (33 báo cáo). Có 9 báo cáo ADR đối với thuốc Paracetamol 500mg (Paracetamol), chiếm tỷ lệ 9,8%.

Tỷ lệ này phù hợp với số lượng các thuốc được chỉ định thường xuyên tại Bệnh viện.

Phân bố các báo cáo ADR theo tiền căn dị ứng thuốc

Nhận xét:

Tỷ lệ bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc trên số báo cáo ADR là 14,2% (38 báo cáo ADR), giảm so với năm 2020 (tỷ lệ 24,4%). Kết quả này cho thấy việc khai thác tiền sử dị ứng thuốc với người bệnh đã được chú trọng, quan tâm hơn.

Phân loại các trường hợp xảy ra ADR trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc, đa phần các ADR xảy ra khi người bệnh khai có tiền căn dị ứng thuốc không rõ loại (chiếm tỷ lệ 45%). Có 6 báo cáo ADR xảy ra trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng kháng sinh.

Khoa Dược cũng đã xây dựng hướng dẫn khai thác thông tin dị ứng thuốc, cập nhật quy trình báo cáo ADR nhằm cải thiện việc sử dụng thuốc trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc trong năm 2021.

Phương hướng thực hiện công tác theo dõi và báo cáo ADR trong năm 2022

-      Tiếp tục phổ biến, tập huấn để tăng số lượng và chất lượng báo cáo ADR, thống nhất cách lưu trữ quản lý các báo cáo ADR tại khoa lâm sàng.  

-      Tập huấn hướng dẫn khai thác thông tin dị ứng thuốc, khuyến khích các khoa lâm sàng phối hợp nhiều hơn với dược lâm sàng trên các bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc.  

-      Giám sát ngẫu nhiên về việc thực hiện báo cáo ADR tại các khoa phòng đối với các trường hợp sử dụng thuốc kháng dị ứng.