tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg

Chào chị!


Với kết quả siêu âm thai 36 tuần như trên thì sức khỏe của bé bình thường. Nhau bám thấp có nguy cơ chảy máu nhiều sau sinh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Bình thường phần thân tử cung có 3 lớp cơ: dọc vòng và đan chéo, nếu nhau bám ở phần thân thì sau khi sổ nhau, các lớp cơ tử cung co hồi tốt để cầm máu Nếu nhau bám thấp, đọan dưới tử cung chỉ có 2 lớp cơ là cơ dọc và cơ vòng, việc co hồi để cầm máu sẽ không hiệu quả như ở đọan thân nên dễ gây chảy máu nhiều sau sinh. Một ít trường hợp nhau bám thấp có thể gây chảy máu trước hoặc trong khi chuyển dạ, lúc đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai (do mất máu).


Về độ trưởng thành của nhau: từ độ 0 đến độ 3 căn cứ vàosự  vôi hóa bánh nhau ,thông thường  với thai nhi non tháng thì độ trưởng thành là 0, thai càng trưởng thành thì nhau trưởng thành tương ứng. Tuy nhiên không thể chỉ dựa vào độ trưởng thành của nhau để đánh giá sự trưởng thành của thai nhi.


Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn, 

  1. Em trễ kinh 15 ngày kèm đau căng ở ngực là có thể có thai. Em có thể thử thai lại bằng que Quick stick hoặc chờ đến ngày hẹn của bác sĩ để siêu âm lại. Thai giai đoạn sớm có thể chưa nhìn thấytúi thai qua siêu âm. Em có thể sinh hoạt bình thường nhưng cần nhẹ nhàng trong các hoạt động. Tránh tự ý dùng thuốc, kể cả thuốc cảm và thuốc bổ. Không dùng những  thực phẩm không hợp vệ sinh vì có thể gây ngộ độc thực phẩm. Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê và thuốc lá, không làm việc quá căng thẳng.
  2.  
  3. Em quan hệ đau và ngứa vùng kín là triệu chứng của viêm sinh dục dưới. Em nên đến bệnh viện khám lại để các bác sĩ tư vấn và điều trị thích hợp. Em không nên tiếp tục dùng các thuốc uống và thuốc đặt vì có thể các loại thuốc đó ảnh hưởng trên thai nhi.
  4.  
  5. Viêm âm đạo thì cần phải điều trị. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà điều trị các loại thuốc khác nhau. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc dùng thuốc hết sức thận trọng vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Điều bạn cần làm hiện nay là khám lại để xác định có thai hay không và đánh giá viêm âm đạo do nguyên nhân gì để bác sĩ điều trị thích hợp nhất.
Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
05tháng 01

Chào bạn,

Thai suy là tình trạng  thai nhi bị yếu do tình trạng giảm cung cấp máu từ mẹ, có thể do 1 trong các  nguyên nhân: 

  1. Chèn ép dây rốn do sa dây rốn
  2.  
  3. Dây rốn quấn cổ thai.
  4.  
  5. Dây rốn thắt nút.
  6.  
  7. Thai suy dinh dưỡng
  8.  
  9. Tử cung gò quá nhiều gây  co thắt các mạch máu.
  10.  
  11. Nhau bong non.
  12.  
  13. Những bệnh lý của mẹ  như: thiếu máu, các bệnh tim, thận, cao huyết áp, tiểu đườngcũng dễ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thai nhi.
Khi vào chuyển dạ, với  các cơn gò tử cung dễ làm thiếu máu và thiếu oxy đến thai hơn nữa và gây tình trạng thiếu oxy não và các cơ quan của thai nhi có thể dẫn đến tử vong cho bé. Những ảnh hưởng thiếu oxy và thiếu máu thai nhi biểu hiện qua nhịp tim thai. 

 Do vậy, trong quá trình chuyển dạ, thai nhi cần được theo dõi thật sát nhịp tim thai. Các bệnh viện lớn thường có đầy đủ các phương tiện theo dõi tim thai nhi liên tục để đánh giá sức khỏe thai nhi. Những trường hợp có biểu hiện suy thai nếu người mẹ chưa thể sanh ngay được (cổ tử cung chưa mở trọn và đầu thai chưa lọt) thì bác sĩ sẽ mổ để lấy bé ra kịp thời. Các nơi không có đủ điều kiện (máy monitor) thì bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ theo dõi tim thai bằng ống nghe (áp ống  nghe vào bụng mẹ).  

Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ


Kính thưa bác sĩ,

Em năm nay 28 tuổi, cao 1,5m, nặng 51kg, đã lập gia đình được 1 năm rưỡi. Em đã bị sảy thai liên tiếp 2 lần. Lần thứ 1 khi vừa trễ kinh được 1 tuần, vừa phát hiện có thai là sau đó vài ngày em bị ra huyết, bác sĩ bảo em bị sảy thai sớm (khi chưa phát hiện túi thai trong tử cung). Lần thứ 2 sau đó 3 tháng em mang thai lại được 8 tuần thì bị thai lưu, phải đến bệnh viện từ dũ hút ra. Hiện giờ được 5 tháng rồi. Sức khỏe em cũng đã ổn định. Cách đây 3 tháng vợ chồng em có đến bệnh viện từ dũ khoa hiếm muộn để kiểm tra sức khỏe tổng quát. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy em bị nhiễm CMV IgG quá cao (750 AU/ml), còn chồng em thì CMV IgG là 75 AU/ml và Rubella là 19 AU/ml. Bác sĩ hẹn em 3 tháng sau lên xét nghiệm lại nhưng hiện giờ em chưa đi. Em có một số vấn đề muốn nhờ bác sĩ tư vấn như sau:

 

1.      Có phải em bị  nhiễm CMV quá cao như thế làm ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của em không? Em nghe nói sau 6 tháng kể từ khi hút thai có thể có thai lại, vậy em có nên để có thai trong thời gian này được không?

2.      Em nghe nói trước khi chuẩn bị có thai cần phải tiêm ngừa cúm, Rubella… và bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Trước đây khi em học lớp 12 nhà trường có đợt tiêm ngừa cho nữ sinh một mũi gì đó liên quan đến sức khỏe sinh sản nhưng lúc đó em còn nhỏ không nhớ rõ là mình đã tiêm ngừa cái gì. Vậy nếu em đã từng tiêm ngừa rubella hay ngừa một loại virut nào đó 5-7 năm về trước, bây giờ em tiêm ngừa lại có sao không? Trong thời gian này khi em đang bị nhiễm CMV, em có nên tiêm ngừa không?

 

3.      Em có nên tự ý bổ sung acid folic bằng thuốc không? Nếu được thì loại thuốc nào chứa hàm lượng acid folic vừa đủ, em thấy thuốc acid folic thật khó tìm, thường nó được kết hợp với hàm lượng sắt như thuốc Ferrovit, Pretakecare…

Hiện tại em rất mong có con. Kính mong bác sĩ tư vấn giúp em.

Trân trọng cảm ơn bác sĩ và chúc bác sĩ được nhiều sức khỏe.



Chào em,

Các số đo siêu âm của em ở thai 36 tuần là trong  giới hạn cho phép. Cân nặng ước tính hiện tại khỏang 2400- 2500g. Như thế đến  40 tuần thì cân nặng có thể được 3000g. Em không phải lo lắng quá nhiều

Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa  Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Em mang thai 19.5 tuần kèm sốt và đau bụng bên trái. Bản thân thai kỳ không gây sốt và đau bụng. Sốt và đau bụng bên trái là do nguyên nhân khác gây ra. Em có thể cho biết thêm là sốt cao bao nhiêu độ, sốt liên tục hay có cơn. Đau bụng bên trái từng cơn hay liên tục, đau âm ỉ hay dữ dội, có kèm theo tiểu khó tiểu gắt hay đau không. Ăn uống dễ hay khó, có kèm buồn nôn không. Tiêu bón hay tiểu phân lỏng...  Nếu khám Bệnh viện nhiệt đới và làm các xét nghiệm nhưng không mắc những bệnh nhiễm thì em có thể đến BV Bình Dân để khám thêm về tình trạng này.

Chúc em mau khỏe.

Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Xét nghiệm đường huyết yêu cầu phải nhịn ăn nhịn uống nhưng với xét nghiệm Double test và Tripple test thì không cần phải nhịn, vì vậy em không phải lo lắng gì.

Ts.Bs Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Bánh nhau bình thường bám ở đáy tử cung. Trong trường hợp nhau không bám vào đáy mà nằm ở đoạn dưới và bờ dưới nhau nằm sát lỗ trong cổ tử cung hoặc che kín cổ tử cung thì gọi là nhau tiền đạo. Nhau tiền đạo có nguy cơ chảy máu bất kỳ lúc nào, nếu chảy máu quá nhiều có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe cho mẹ và cho cả thai nhi. Thai phụ khi đó cần phải nghỉ ngơi, kiêng giao hợp. Nếu có chảy máu âm đạo bất kỳ lúc nào cũng phải vô bệnh viện ngay. Bạn cũng không nên đi xa, không làm việc nặng, không đi lại nhiều.

Ts.Bs.Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em, 

Thuốc Xchoay không ghi nhận có ảnhhưởng trên thai nhi. Riêng Otifar có 2 hoạt chất là Chloramphenicol và  Dexamethasone. Hai hoạt chất này đều có thể ảnh hưởng trên thai nếu dùng lâu  ngày. Tốt nhất là bạn không nên tự ý dùng thuốc mà nên đến bác sĩ để được khám và điều trị.

Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em, 

Bể thận là nơi chứa nước tiểu tại thận, sau khi thận đã lọc và bài tiết, sau đó nước tiểu sẽ theo niệu quản xuống bàng quang và thai nhi tiểu ra ngoài. Dãn bể thận là tình trạng ứ nước tại bể  thận có thể do tắc nghẽn tại niệu quản, co thắt niệu quản, hẹp cổ bàng quang, hẹp niệu đạo,..Tình trạng này khá thường gặp. Nếu chỉ dãn bể thận đơn thuần (không kèm bất thường nào khác được ghi nhận qua siêu âm và di truyền) thường không ảnh hưởng đáng kể trên thai nhi. Với thai của em 36 tuần dãn bể thận 8mm thì không e ngại gì. Có thể đây là tình trạng co thắt niệu quản nên có giai đoạn thấy có lúc không. Có thể thấy rằng khó có khả năng gây suy thận ở trường hợp này. Suy thận chỉ có thể xảy ra nếu hiện tại không có nước ối, dãn bể thận độ 3, nhu mô  thận bị chèn ép và gây mất chức năng. Em hoàn toàn yên tâm về vấn đề trên.

Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em, 

Tuổi thai tính tròn đến ngày dự sinh là 40 tuần, từ 38 tuần trở đi được xem là thai đủ tháng, thai < 38 tuần là non tháng sau 41 tuần là thai quá ngày. Với thai đủ tháng khả năng sống bên ngoài tử cung của bé tốt. Người mẹ sinh con càng nong tháng càng khó nuôi do những bệnh lý về đường tiêu hóa, bệnh lý võng mạc, dễ vàng da và đặc biệt dễ bị suy hô hấp.

Do vậy, những  trường hợp có dấu hiệu sinh non thường được dưỡng thai. Một trong những loại thuốc được sử dụng để điều trị dọa sinh non là thuốc giảm co, giảm cơn gò tử cung (như 2 loại thuốc mà em đã được kê toa). Bên cạnh việc giảm co tử cung, thuốc nhóm này thườnglàm tăng nhịp tim, tăng đường huyết và đôi khi gây khó chịu, đặcbiệt đối với người đã có mạch nhanh. Nếu em sử dụng thuốc này cảm thấy mệt mỏi khó chịu thì nên ngưng thuốc và đến khám lại.

Chúc em khỏe.

Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ


Chào em,

Dây rốn quấn cổ khá thường gặp trong thai kỳ.  Với siêu âm có thể chẩn đoán dây rốn quấn cổ trước sinh. Điều quan trọng là quấn chặt hay lỏng. Những trường hợp dây rốn quấn cổ lỏng không ảnh hưởng nhiều đến tuần hoàn thai nhi và có thể sinh thường được.

Lúc chuyển dạ sinh, có những cơn gò tử cung gây co thắt và thúc đẩy đầu thai nhi xuống tiểu khung, khi đó có  thể ảnh hưởng đến tuần hoàn nhau thai. Thể hiện bằng nhịp tim thai nhi bị ảnh  hưởng. Lúc sinh, tại BV Từ Dũ đặt Monitor có theo dõi nhịp tim thai, nếu có chèn ép rốn hoặc giảm lượng máu đến thai khi cổ tử cung chưa mở trọn, cuộc sinh  còn kéo dài thì sẽ được mổ lấy thai ngay. Có khá nhiều trường hợp dây rốn quấn cổ nhưng thai phụ vẫn có thể sinh thường. Điều quan trọng lúc này là theo dõi sát cử động thai (thai máy)

Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ