tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
05tháng 02

Chào em,

Em có ra kinh đều đặn sau sẩy thai lưu vào tháng 4/ 2009 là tốt. Thời điểm đau tức bụng vùng hạ vị vào cuối tháng 12/2009 sau kỳ kinh 7 ngày không rõ là có siêu âm hay xét  nghiệm về thai?

Ngày 26/1 em  đã được khám và xét nghiệm beta hCG( có lẽ kết quả âm tính,) như vậy lúc này em  không còn dấu hiệu của thai kỳ. Ra huyết bất thường của em có thể do rối lọan về nội tiết, điều trị nội tiết là phù hợp. Tuy nhiên, việc dùng nội tiết đối với  từng đối tượng là khác nhau.

Hiện tại em vẫn còn ra huyết và đau bụng dưới là chưa ổn, em cần được khám và làm thêm một số xét nghiệm khác nữa để đánh giá  tình trạng đau bụng. Em có thể đến khám tại phòng khám Ngọc Tâm hoặc bệnh viện có chuyên khoa Sản đều được, khi đi khám nhớ mang theo tất cả các giấy siêu âm cũng như xét nghiệm đã làm.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

TD là viết tắt  của từ theo dõi, nghĩa là nghĩ nhiều đến. Không hoặc ít nghĩ đến thai ngòai tử cung. Hiện tại nghĩ đến động thai là dọa sẩy thai. Diễn tiến có thể dẫn đến sẩy thai hoặc thai tiến triển tốt dần. Em nên khám lại sau 7 ngày  hoặc nếu có  ra huyết nhiều.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Trước hết xin chia buồn cùng bạn về lần sẩy thai vừa qua. Nguyên nhân sẩy thai ở tuổi thai 20  tuần có thể do hở eo tử cung, bệnh nhiễm trùng của mẹ, bệnh lý của thai… và cũng có những trường hợp không tìm được nguyên nhân.

Riêng đối với xét nghiệm ANA, đây là viết tắt của antinuclear antibodies test hay còn gọi kháng thể kháng nhân. Bình thường trong máu người ta có các kháng thể để  bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh như vi trùng và  vi rut. Kháng thể kháng nhân là những kháng thể không hiện diện ở người bình thường, có khả năng gắn kết với những cấu trúc nhất định bên trong nhân tế bào. Nhân tế bào là phần lõi nằm bên trong của tế bào có chưa DNA là chất liệu di truyền. ANA có thể được tìm thấy ở những người mà hệ miễn dịch có thể gây ra  tình trạng viêm chống lại các mô của bản thân họ (còn gọi là bệnh tự miễn).  Kháng thể được tìm thấy chống lại mô của bản thân gọi là tự kháng thể. ANA là xét nghiệm được chỉ định trong chẩn đoán bệnh tự miễn. ANA cũng tìm thấy ở những trường hợp không phải bệnh tự miễn như bệnh nhiễm trùng mãn tính và ung  thư. Ngòai ra những loại thuốc như procainamide (Procan SR), hydralazine,  và dilantin cũng kích  thích việc sản xuất ANA. Bệnh tự miễn bao gồm: Lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren, viêm khớp dạng thấp,  xơ cứng bì, viêm tuyến giáp Hashimoti, đái tháo đường người trẻ, bệnh Addison, viêm vi cầu thận và xơ hóa phổi. Tùy  vào bệnh tự miễn loại nào mà cách điều trị khác nhau. ANA chỉ là xét nghiệm hướng đến chẩn đoán ban đầu là bệnh tự miễn chứ chưa chẩn đóan chính xác là  bệnh nào cụ thể. Do vậy bạn cần được khám và chẩn đóan chính xác hơn. Bạn có  thể đến các nơi như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Trung tâm chẩn đoán y khoa MEDIC, bệnh  viện Đại học Y dược để được khám. Bệnh viện Từ Dũ không chuyên về lọai bệnh này. ANA không phải lúc nào cũng xuất hiện ở những người có bệnh. Khỏang 5% dân số bình  thường có sự xuất hiện ANA, thường ở nồng độ thấp. Nồng độ < 1.8 hầu như không có giá trị đáng kể, < 1.4 được xem như âm tính. Đối với người > 60  tuổi mức cao cũng không có giá trị.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Rong huyết sau sinh 2,5 tháng là bất thường. Thông thường rong huyết kiểu này (lượng ít và  ngày có ngày không) là do sự tái tạo niêm mạc không đều sau sinh, ngòai ra có thể do những bệnh lý khác như polype cổ tử cung, polype lòng tử cung, sót ít mô  nhau…Tùy vào nguyên nhân mà điều trị. Bạn nên đến BV khám để được chẩn đóan và điều trị thích hợp.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Đối với người mang thai lần đầu như em có những băn khoăn như trên là chuyện bình  thường. Khi trễ kinh từ vài ngày đến 1 tuần là em nên thử que xem có thai không. Nếu dương tính (tức có thai), em cần khám thai sớm đề xác định tuổi thai, vị trí thai: thai nằm trong hay ngòai tử cung, tình trạng thai: bình thường hay thai trứng, có dọa sẩy hay không, xác định tim thai khi thai được 7 tuần. Người mẹ còn được khám tổng quát và làm các xét  nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe như: huyết đồ, đường huyết khi đói, nhóm máu, yếu tố Rhesus, viêm gan siêu vi, giang mai và HIV. Nếu mẹ có bất thường nào sẽ được tư vấn điều  trị bệnh hoặc trường hợp đặc biệt sẽ được tư vấn chấm dứt thai kỳ. Tuổi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày là giai đọan sớm để tầm sóat các bất thường thai nhi  qua siêu âm đo độ mờ gáy và xét nghiệm Double test (free – beta hCG + PAPP-A). Sau đó sẽ được hẹn khám mỗi tháng, được tiêm ngừa VAT (phòng uốn ván sơ sinh). Đến tuổi thai 15 – 20 tuần nếu chưa được làm xét nghiệm Double test thì sẽ được làm Triple test (AFP, Free-beta hCG và uE3) để tầm sóat hội chứng Down, trisomy 18, khuyết tật ống thần kinh). Giai đọan thai 21 – 24 tuần sẽ được siêu âm hình thái học thai nhi. .. Em nên khám thai theo lịch hẹn để được theo dõi thai kỳ tốt đến khi sinh.

Viêm họng thường là do nhiễm siêu vi, bệnh sẽ tự hết sau 5 -7 ngày. Nếu có tình trạng  bội nhiễm kèm theo thì bệnh sẽ kéo dài hơn. Khi mang thai bị viêm họng có thể dùng thuốc điều trị không ảnh hưởng đến thai, dĩ nhiên là dùng thuốc theo toa bác sĩ. Việc dùng nhiều trái cây và uống nhiều nước là tốt. Điều quan trọng là  phải loại trừ nhiễm Rubella, vì trong 3 tháng đầu nếu có nhiễm Rubella cấp có thể gây dị tật thai nhi đến 90%. Em nên đến Bv khám nhé.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Chiều cao em trong giới hạn bình thường (nếu < 145cm là thấp), nếu BS khám nghi ngờ khung chậu giới hạn trên lâm sàng thì có thể cho chụp kích quang chậu vì cân nặng ước  tính thai nhi khá lớn. Với khung chậu giới hạn mà con to thì có chỉ định mổ lấy  thai, không chờ vào chuyển dạ. Tuy nhiên việc chụp này không bắt buộc. Khi vào chuyển dạ sinh, bác sĩ theo dõi cuộc sinh nếu thấy khó khăn có thể cho chỉ định mổ lúc này vẫn được. 

Với thai 38,5 tuần chưa vào chuyển dạ mà cân nặng 3500g thì đến 40 tuần có thể còn nặng hơn nữa. Nếu thai quá to (>4000g) cuộc sinh sẽ khó khăn, tai biến cho mẹ và con cũng nhiều hơn, do đó cũng có chỉ định mổ lấy thai dự phòng vì con to mà  không cần phải chụp kích quang chậu.

Tia X dùng trong y khoa để chẩn đóan (như chụp kích quang chậu) hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Biết rằng thai nhi có nguy cơ phát triển bệnh ung thư về sau khi nhiễm liều bức xạ  từ 2- 6 rads. Thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh khi nhiễm liều bức xạ > 5 rads. Liều bức xạ với chụp khung chậu khỏang 1.1mGy.  Tuổi thai càng nhỏ thì dễ bị ảnh hưởng, với tuổi thai >38 tuần mức độ ảnh  hưởng cũng thấp hơn.

  (Đơn vị : 1 Gy = 100 rads  = 1000 mGys)

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Trước tiên, thay mặt Ban quản trị gửi đến chị lời xin lỗi vì đã phúc đáp thư chậm trễ. Có lẽ còn 1 số trục trặc về kỹ thuật nên thư của chị không được tìm thấy. Hôm nay, câu hỏi của chị đã được phúc đáp. Chúc chị thật nhiều sức khỏe.

Chào em,
Với chiều cao và cân nặng như  trên là bình thường. Em đã 2 lần sẩy thai sớm < 12 tuần. Bàn về nguyên nhân sẩy thai, cũng nhiều nghiên cứu chứng minh rằng:

Khoảng 50 – 70% thai sẩy  tự nhiên trước tuần lễ thứ 12 là do rối loạn nhiễm sắc thể.

Ngoài ra, những yếu tố ảnh hưởng  đến sự phát triển thai nhi. Ví dụ: trứng đã thụ tinh không bám chặt vào niêm mạc tử cung, hoặc phôi có bất thường cấu trúc…

Có nhiều trường hợp sẩy thai  tự phát không rõ nguyên nhân

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ NGUY CƠ SẨY THAI? 

Mặc dù tất cả thai phụ đều có  thể sẩy thai. Nhưng một số người dễ bị sẩy thai hơn một số khác. Sau đây là một  số yếu tố nguy cơ thường gặp nhất:

  • Tuổi mẹ: Mẹ càng lớn tuổi càng có nhiều nguy cơ sanh con rối loạn nhiễm sắc thể, hậu quả là sẩy thai. Mẹ 40 tuổi có nguy cơ sẩy thai cao gấp 2 lần so với mẹ 20 tuổi.
  • Tiền sử sẩy thai: Người có tiền căn sẩy thai  2 lần liên tiếp dễ bị sẩy thai lập lại.
  • Bệnh mãn tính: Tiểu đường không kiểm soát được, bệnh tự miễn (lupus, hội chứng antiphospholipid.)..
  • Vấn đề tử cung và cổ tử cung: tử cung 2 sừng, hở eo tử cung…
  •  Tiền sử sanh con dị tật bẩm sinh.
  • Bệnh nhiễm trùng: Thai phụ nhiễm rubella, sởi, quai bị, cytomegalovirus, parovirus, lậu, HIV…
  • Hút thuốc, uống rượu và dùng chất gây nghiện: các chất này có nguy cơ cao gây sẩy thai.
  • Thuốc điều trị bệnh: một số loại thuốc điều trị bệnh tâm tâm thần kinh, bệnh da liễu…cũng có thể gây sẩy thai.
Trường hợp của em tuổi còn  trẻ, CMV IgG cao chứng tỏ em đã từng bị nhiễm CMV, điều này ảnh hưởng khơng lớn cho lần mang thai sau. Các XN khác không thấy ghi nhận ở đây, đặc biệt l kết quả nhiễm sắc thể đồ của 2 vợ chồng em.

Tim ngừa Rubella tối thiểu 1 tháng trước khi mang thai là khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới. Hiện nay tại các nước đang phát triển việc tim ngừa này nằm trong chương  trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia. Riêng tại Việt Nam, chưa thực hiện rộng rãi tim ngừa Rubella. Nếu trong quá khứ em đã từng được tim ngừa nhưng không nhớ rõ đã tiêm chưa, hoặc ngay cả đã  từng bị nhiễm bệnh rubella và hiện tại đã có kháng thể trong máu của mình rồi mà tiêm ngừa thêm Rubella vẫn không có hại gì cho sức khỏe cả. Hoặc là làm xét nghiệm xem đã có kháng thể IgG Rubella chưa (nếu có rồi thì không cần tiêm) hoặc có thể tiêm ngừa mà không cần xét nghiệm vẫn được. Việc em có kháng thể IgG CMV không ảnh hưởng gì đến việc tiêm ngừa Rubella.

Bổ sung Acid Folic mỗi ngày trong 3 tháng trước khi mang thai và kéo dài trong ít nhất 3 tháng đầu thai kỳ  có thể làm giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh thai nhi, sứt môi chẽ vòm, nhau bong non, sẩy thai…Em có thể tìm thấy viên acid folic đơn thuần hàm  lượng 1mg hoặc 5mg/ viên; có thể thấy acid folic trong các thuốc có chưa sắt  như Ferrovit, adofex, tardireron B9..Hàm lượng nhận vào mỗi ngày 400mcg là đủ,  nếu dùng 1mg vẫn được.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Với chiều cao và cân nặng như  trên là bình thường. Em đã 2 lần sẩy thai sớm < 12 tuần. Bàn về nguyên nhân sẩy thai, cũng nhiều nghiên cứu chứng minh rằng:

Khoảng 50 – 70% thai sẩy  tự nhiên trước tuần lễ thứ 12 là do rối loạn nhiễm sắc thể.

Ngoài ra, những yếu tố ảnh hưởng  đến sự phát triển thai nhi. Ví dụ: trứng đã thụ tinh không bám chặt vào niêm mạc tử cung, hoặc phôi có bất thường cấu trúc…

Có nhiều trường hợp sẩy thai  tự phát không rõ nguyên nhân

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ NGUY CƠ SẨY THAI? 

Mặc dù tất cả thai phụ đều có  thể sẩy thai. Nhưng một số người dễ bị sẩy thai hơn một số khác. Sau đây là một  số yếu tố nguy cơ thường gặp nhất:

  • Tuổi mẹ: Mẹ càng lớn tuổi càng có nhiều nguy cơ sanh con rối loạn nhiễm sắc thể, hậu quả là sẩy thai. Mẹ 40 tuổi có nguy cơ sẩy thai cao gấp 2 lần so với mẹ 20 tuổi.
  • Tiền sử sẩy thai: Người có tiền căn sẩy thai  2 lần liên tiếp dễ bị sẩy thai lập lại.
  • Bệnh mãn tính: Tiểu đường không kiểm soát được, bệnh tự miễn (lupus, hội chứng antiphospholipid.)..
  • Vấn đề tử cung và cổ tử cung: tử cung 2 sừng, hở eo tử cung…
  •  Tiền sử sanh con dị tật bẩm sinh.
  • Bệnh nhiễm trùng: Thai phụ nhiễm rubella, sởi, quai bị, cytomegalovirus, parovirus, lậu, HIV…
  • Hút thuốc, uống rượu và dùng chất gây nghiện: các chất này có nguy cơ cao gây sẩy thai.
  • Thuốc điều trị bệnh: một số loại thuốc điều trị bệnh tâm tâm thần kinh, bệnh da liễu…cũng có thể gây sẩy thai.
Trường hợp của em tuổi còn  trẻ, CMV IgG cao chứng tỏ em đã từng bị nhiễm CMV, điều này ảnh hưởng khơng lớn cho lần mang thai sau. Các XN khác không thấy ghi nhận ở đây, đặc biệt l kết quả nhiễm sắc thể đồ của 2 vợ chồng em.

Tim ngừa Rubella tối thiểu 1 tháng trước khi mang thai là khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới. Hiện nay tại các nước đang phát triển việc tim ngừa này nằm trong chương  trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia. Riêng tại Việt Nam, chưa thực hiện rộng rãi tim ngừa Rubella. Nếu trong quá khứ em đã từng được tim ngừa nhưng không nhớ rõ đã tiêm chưa, hoặc ngay cả đã  từng bị nhiễm bệnh rubella và hiện tại đã có kháng thể trong máu của mình rồi mà tiêm ngừa thêm Rubella vẫn không có hại gì cho sức khỏe cả. Hoặc là làm xét nghiệm xem đã có kháng thể IgG Rubella chưa (nếu có rồi thì không cần tiêm) hoặc có thể tiêm ngừa mà không cần xét nghiệm vẫn được. Việc em có kháng thể IgG CMV không ảnh hưởng gì đến việc tiêm ngừa Rubella.

Bổ sung Acid Folic mỗi ngày trong 3 tháng trước khi mang thai và kéo dài trong ít nhất 3 tháng đầu thai kỳ  có thể làm giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh thai nhi, sứt môi chẽ vòm, nhau bong non, sẩy thai…Em có thể tìm thấy viên acid folic đơn thuần hàm  lượng 1mg hoặc 5mg/ viên; có thể thấy acid folic trong các thuốc có chưa sắt  như Ferrovit, adofex, tardireron B9..Hàm lượng nhận vào mỗi ngày 400mcg là đủ,  nếu dùng 1mg vẫn được.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

26tháng 01

Chào em!

Tử cung có vách ngăn là do bẩm sinh. Có thể là vách ngăn hoàn toàn hoặc vách ngăn không hoàn toàn . Nếu bị tình trạng này thì khả năng có thai vẫn bình thường, Tuy nhiên thai nhi khó bình chỉnh tốt nên thường dẫn đến ngôi bất thường như ngôi mông hoặc ngôi ngang  và  tỉ lệ mổ lấy thai sẽ cao. Thai phụ thường sinh non và thai nhi cũng nhẹ cân hơn bình thường. Lúc mổ lấy thai bác sĩ sẽ kiểm tra và cắt vách ngăn trong cuộc mổ luôn. Không nhất thiết phải mổ cắt vách ngăn khi chưa mang thai.

Nếu bạn hiếm muộn nên đến bệnh viện khám để được tư vấn kỹ hơn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em!

Thông thường thai 32 tuần cân nặng ước tính trung bình khoảng 1800g (sai số 150g), với thai 34,5 tuần cân nặng ước tính trung bình khỏang 2200g (sai số khoảng 150g). Cân nặng của bé em như thế thì hơi nhẹ so với trung bình, tuy nhiên cũng có sai số, có khi ước tính như thế nhưng cân nặng thực sự thì nhiều hơn.

Độ trưởng thành nhau độ 3 với thai 34,5 tuần là hơi sớm. Tuy nhiên thai vẫn có thể hấp thu dưỡng chất để tăng cân. Vấn đề bây  giờ là em cần nghỉ ngơi, ăn uống bồi dưỡng, uống nhiều nước và sữa. khi ngủ nằm nghiêng về bên trái, tinh thần thoải mái. Lo lắng nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Trước hết xin chia buồn cùng em lần thai lưu trước.

Với thai lưu 35 tuần thường nguyên nhân ít liên quan đến rối loạn nhiễm sắc  thể hay dị tật bẩm sinh. Nguyên nhân nghĩ nhiều đến là tình trạng tiểu đường của mẹ, dây rốn thắt nút hoặc dây rốn quấn cổ, chèn ép dây rốn.... Siêu âm không thấy dạ dày của bé khi thai lưu là bình thường, vì dạ dày được nhìn thấy khi bé nuốt vào nên trong dạ dày có dịch, khi thai lưu bé không còn nuốt được nên không thấy dịch dạ dày. Khi thai nhi có bất thường đường tiêu hóa như teo hẹp thực quản sẽ không thấy túi dịch dạ dày, hình ảnh này được chẩn đoán qua siêu âm ở tuổi  thai sớm từ 18 - 22 tuần, chứ không phải đến 35 tuần mới nhìn thấy. Lần mang thai này em chỉ cần khám thai định kỳ mỗi tháng tại BV Từ Dũ là sẽ được hiện đầy đủ theo qui trình khám thai, trong đó sẽ được siêu âm hình thái học ở tuổi thai 20 - 23 tuần, nếu em lo lắng thì có thể siêu âm 2 lần hình thái học (3D, 4D) cách nhau 1 tháng là được.

Xét nghiệm em HBsAg, HBeAg đều dương tính chứng tỏ khả năng lây bệnh viêm gan siêu vi từ mẹ sang con khá cao. Nếu muốn biết tình trạng viêm gan này cấp hay mạn nên xét nghiệm thêm men gan SGOT, SOPT, nếu men gan tăng thì nên đến bệnh viện nhiệt đới để khám và điều trị. Nếu men gan trong giới hạn bình thường thì không điều trị đặc hiệu gì cho mẹ khi  đang mang thai.

Để giảm thiểu tình trạng lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con, ngay sau sinh bé được tiêm ngừa VGSV B theo phác đồ hiện có của bệnh viện, tiêm 2 mũi thuốc ngừa thụ động (miễn dịch thụ động ) và 1 mũi ngừa chủ động (mũi tiêm này được nhắc lại sau 2, 4 tháng). Nếu bé được tiêm ngừa đầy đủ thì em có thể cho bé bú sau sinh để con được hưởng lợi từ việc bú sữa mẹ.

Chúc lần mang thai này của em được tốt đẹp, mẹ khỏe con mạnh.

Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em!


Nguyên tắc sau thời điểm thụ tinh 7 ngày là có thể phát hiện có thai bằng xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu (với những que thử có độ nhạy cao). Như vậy với chu kỳ kinh 28 ngày thì có thể phát hiện được thai vào ngày thứ 21 của chu kỳ. Với chu kỳ kinh kéo dài hơn thì ngày phát hiện khác đi, ví dụ với chu kỳ kinh 32 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 18 và ngày phát hiện kinh là ngày thứ 25 của chu kỳ.


Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

 

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ