tho ran khi chuyen da
Hỏi - 20/08/2009
Em cảm ơn bác sĩ.
Thân mời em đến Buồng Khám thai trong giờ tại BV Từ Dũ vào sáng thứ 5 hàng tuần từ 8 giờ đến 9 giờ để được hướng dẫn chi tiết, có tập tại chỗ.
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 20/08/2009
Trả lời
Chào bạn,
Tại Bệnh viện Từ Dũ có hai loại hình sinh, bạn có thể sinh thường hoặc yêu cầu dịch vụ. Khi bạn quen 1 BS nào đó tại BV và muốn yếu cầu BS đó sinh thì bạn phải đăng ký sinh dịch vụ.
Nếu bạn không quen biết BS nào cả mà muốn đăng ký sinh dịch vụ thì BS đang trực hoặc đang làm việc tại Khoa sinh sẽ đỡ sinh hoặc mổ cho bạn thật an toàn (theo đúng chỉ định và đúng khả năng mà BV qui định). Hiện tại có rất nhiều sản phụ vào đăng ký sinh dịch vụ nhưng không yêu cầu đích danh một BS nào cả. Bạn hãy yên tâm khi vào viện chúng tôi.
Chúc bạn khỏe.
Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Khi thai
còn bé, vị trí nhau bám gần cổ tử cung là bình thường. Do vậy không thể kết
luận nhau tiền đạo ở tuổi thai < 20 tuần, trừ trường hợp bánh nhau che kín
hoàn toàn lỗ trong cổ tử cung. Khi thai lớn lên > 20 tuần, tử cung to dần
lên, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ do tử cung dãn lớn ra nên khoảng cách từ
bờ dưới bánh nhau đến lỗ trong cổ tử cung cũng dài theo, tạm gọi là bánh nhau di chuyển xa cổ tử cung. Có
những trường hợp thai 24 tuần là nhau tiền đạo loại 1 nhưng khi thai đến 32
tuần nhau không còn bám thấp nữa. Trường hợp của em đến gần ngày sinh thì việc
di chuyển của bánh nhau không còn xảy ra nữa, việc xác định vị trí nhau qua
siêu âm có thể được xem như là chính xác (với điều kiện người bác sĩ siêu âm
đọc đúng). Vị trí nhau bám đáy thân là
bình thường, không phải là nhau tiền đạo.
Việc xác
định khi nào chuyển dạ sinh không thể dựa vào siêu âm được, chủ yếu dựa vào
thăm khám lâm sàng xem cổ tử cung như thế nào, ngôi đã lọt chưa, …
Nếu >
40 tuần chưa sinh, em có thể vào viện chờ sinh vì nhà xa. Đối với những thai
phụ nhà gần có thể theo dõi đánh giá sức khỏe thai nhi qua siêu âm và đo tim
thai, nếu tốt cũng phải cho nhập viện ở tuổi thai 41 tuần chứ không thể để lâu
hơn nữa.
Trong
thuốc Saferon đã có chứa sắt do vậy em không cần bổ sung thêm chất sắt nữa.
Thân chào và chúc em được mẹ tròn con vuông.
Chào em,
Khởi phát chuyển dạ là biện pháp giúp cho chuyển dạ sinh xảy
ra. Khởi phát chuyển dạ thành công giúp giảm tỉ lệ mổ lấy thai, giảm chi phí
điều trị, giảm những nguy cơ có thể xảy ra trong và sau mổ (như tai biến gây
mê, tai biến phẫu thuật), nhiễm trùng
vết mổ, thời gian nằm viện kéo dài, ….
Có
nhiều trường hợp cần phải khởi phát chuyển dạ đối với thai qua 40 tuần:
Thai quá ngày dự sinh > 7 ngày, tức thai 41 tuần trở đi với điều kiện :
- Thai không quá to (ước tính >
3800g).
- - Không thiểu ối nặng (chỉ số ối < 3cm), không có vết mổ cũ trên tử cung, sức khỏe thai
nhi tốt qua đánh giá tim thai trên biểu đồ, ngôi thuận. Những trường hợp không
thỏa điều kiện trên thì có chỉ định mổ lấy thai.
Nếu
thai 40 tuần – 41 tuần: Lượng ối giảm
hoặc thiểu ối (chỉ số ối khoảng từ 4 – 7cm); sức khỏe thai nhi tốt.
Ngoài ra còn nhiều trường hợp cần khởi phát chuyển dạ ở tuổi thai < 40 tuần như ối giảm, bệnh lý mẹ cần chấm dứt thai kỳ, thai dị tật bẩm sinh…
Chào em,
Chúc em thành công.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Cắt may tầng sinh môn hiện nay tại các cơ sở sản khoa nói chung và Bệnh viện Từ Dũ nói riêng đều có tiêm thuốc tê tại chỗ, nếu bạn đã yêu cầu đẻ không đau bằng gây tê ngoài màng cứng thì lúc cắt may tầng sinh môn không cần dùng thêm thuốc tê nữa.
Dịch vụ đẻ không đau bằg gây tê ngoài màng cứng thường áp dụng khi vào chuyển dạ giai đoạn họat động tốt, lúc đó cơn gò khá, đau ở mức độ nhiều và lúc này thường cổ tử cung mở từ 4 – 5cm, mục đích làm giảm đau do cơn gò tử cung gây ra, giảm đau trong quá trình rặn đẻ và giảm đau luôn cả lúc cắt may tầng sinh môn. Bạn có thể đăng ký đẻ không đau khi mới vào phòng sanh, không phải đợi đến giai đoạn chuyển dạ hoạt động mới đăng ký.
Chúc bạn vượt cạn thành công.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Đẻ không đau bằng gây tê ngòai màng cứng tại BV Từ Dũ đã áp dụng từ nhiều năm nay. Em có thể đăng ký khi vào chuyển dạ sinh chứ không cần thiết phải đăng ký trước. Cho dù đẻ vào ban đêm hay ban ngày đều có thể yêu cầu được. Phương pháp này tương đối an tòan, được áp dụng khá rộng rãi.
Một số trường hợp không áp dụng được: có bệnh lý về máu, nhiễm trùng da vùng lưng nơi sẽ châm tê, gù hoặc vẹo cột sống, Dị ứng với thuốc tê , tụt huyết áp nặng chưa điều chỉnh được, đang dùng thuốc chống đông máu, viêm cấp tính, nhiễm trùng huyết, bệnh lý thần kinh-tủy sống, bệnh cột sống (lao, u bướu…)
Pruzena là thuốc an thần gây ngủ có chất doxylamine + pyridoxine® , lý do vì sao em lại được kê toa này ? Khi dùng lâu dài không phải là tốt cho thai nhi.
Ts.Bs Lê Thị Thu Hà
Khoa Kham Benh - Benh vien Tu Du
Chào bạn,
Siêu âm đo độ mờ gáy là kỹ
thuật cần có sự huấn luyện tốt. Việc đo này đòi hỏi chính xác và có những yêu
cầu về máy móc cũng như kỹ năng của người bác sĩ siêu âm. Với những trường hợp
siêu âm chính xác độ mờ gáy 3.9mm là có nguy cơ cao bị hội chứng Down. Nên xét
nghiệm dịch ối đối với những trường hợp độ mờ gáy ³ 3mm, cho dù kết quả Triple test nguy cơ thấp.
Chào em,
Ngày đầu kỳ kinh
cuối em 14/11/2008 + Siêu âm sớm phù hợp tuổi thai, như vậy ngày dự sinh của em
là 21/08/2009 (tròn 40 tuần). Tăng cân 15 Kg trong suốt thai kỳ là đạt. Với các
số đo siêu âm của em ở tuổi thai 35 tuần như trên thì ước tính cân nặng thai
nhi khoảng 2300g (+/- 200g), trong giới hạn cho phép của tuổi thai 35 tuần.
Nếu nhà xa em phải nhập viện trước ngày dự sinh 1 tuần thì vẫn cần thiết có người nhà. Vì trong quá trình nằm việc em sẽ được theo dõi tim thai và sức khỏe mẹ. Nếu có vấn đề cần mổ cấp cứu như thai suy hoặc sa dây rốn hoặc chuyển dạ sinh thì bệnh viện sẽ kịp thời thông tin cho gia đình.
Chào bạn,
Cuộc sinh thuận lợi hay không dựa vào các yếu tố sau:
- Khung xương chậu mẹ. Nếu khung chậu hẹp hoặc giới hạn thì sẽ sinh khó.
- Bệnh lý của mẹ có sẵn: bệnh tim, phổi, thận, cao huyết áp, cường giáp…
- Mẹ suy nhược cơ thể. Người mẹ ốm yếu quá sẽ không đủ sức rặn và dễ mất máu sau sinh.
- Thai to. Thai to làm chuyển dạ kéo dài và cuộc sinh sẽ khó khăn.
- Ngôi bất thường như ngôi mông sinh sẽ khó; ngôi ngang, ngôi trán, ngôi mặt cằm sau thì không thể sinh được mà phải mổ lấy thai.
- Người mẹ đã từng có mổ trước đó trên tử cung như mổ lấy thai, thì việc sinh ngã âm đạo sẽ khó khăn hơn. Đối với những trường hợp có mổ bóc nhân xơ tử cung hoặc mổ tạo hình tử cung trước đó thì phải mổ lấy thai lại.
- Ra nước ối sớm sinh sẽ khó khăn hơn…
Để sinh nở có phần thuận lợi hơn thì người mẹ cần có sức khỏe tốt, việc dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ giúp cho người mẹ có sức khỏe tốt hơn. Ăn uống đầy đủ các chất trong tháp dinh dưỡng như:
- Đạm: Thịt, cá, trứng, sữa,
- Đường: cơm, bánh mì, bắp..
- Béo: nên chọn các loại dầu thực vật thay vì mỡ động vật.
- Vitamin, chất xơ và các chất khoáng.
- Uống nhiều nước và cũng đừng quên uống sữa mỗi ngày.
Các môn thể dục phù hợp cho thai phụ: đi bộ và bơi lội. Các bài tập yoga nhẹ nhàng (có sách hướng dẫn cho thai phụ tại các nhà sách), các động tác hít thở, Hiện tại vào sáng thứ 5 mỗi tuần từ 8 giờ đến 9 giờ tại Buồng khám thai BV Từ Dũ có hướng dẫn cách rặc khi sinh.
Em có nhau tiều đạo loại 2 thì cần nghỉ ngơi, không nên đi bộ và kiêng giao hợp vì có nguy cơ ra huyết.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Nôn ói nhiều sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi.
Khi nôn nhiều gây mất nước, rối
loạn điện giải và hạ đường huyết. Ngoài ra, động tác nôn ói làm co thắt cơ trơn
đường ruột, cơ thành bụng và tăng áp lực bên trong ổ bụng dễ đưa đến dọa sẩy
thai hoặc sẩy thai đối với những trường hợp thai có bóc tách túi thai trước đó.
Đi xe từ Vũng Tàu đến TP.HCM 1
tháng 1 lần, thời gian đi khoảng 3 giờ trong mỗi chuyến thì mức độ ảnh hưởng
không nhiều lắm. Tuy nhiên, để giảm tình trạng nôn ói do say xe, bạn có thể áp
dụng một số biện pháp sau:
- Ăn nhẹ trước khi đi. Không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
- Chuẩn bị nước gừng
đường ấm để uống trên chuyến đi.
- Dùng thêm thuốc
chống nôn như Primperan 10mg, uống 1 viên 30 phút trước giờ xe khởi hành.
- Không nên tập trung
tư tưởng vào chuyện thai hành. Nên nói chuyện hoặc suy nghĩ về những câu chuyện
vui nào đó trên đường đi.
Chúc bạn khỏe.
Chào bạn!
Khó ngủ vào tháng cuối thai kỳ là triệu chứng thường gặp ở thai phụ. Đa phần là do thai lớn gây khó chịu khi nằm, lo lắng về cuộc sinh sắp tới…. Để cải thiện tình trạng này bạn cần đọc sách trước khi ngủ, tránh ăn quá no, nằm tư thế dễ chịu nhất, có thể nằm hơi nghiêng người 1 bên. Bạn cũng đừng nên uống nước nhiều vào buổi chiều tối vì sẽ gây tiểu nhiều vào ban đêm và làm bạn sẽ thức giấc.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em!
Nhiễm khuẩn ối là tình trạng nhiễm khuẩn do ối vỡ lâu, vi trùng từ âm đạo xâm nhập vào buồng ối gây nhiễm trùng. Nếu cổ tử cung không mở tốt thì nên mổ lấy thai vì nếu để lâu gây nhiễm trùng bào thai. Điều quan trọng là khi vỡ ối cần vào viện ngay, không nên ở nhà chờ khi nào đau bụng mới vào viện.
Thai bạn 37 tuần thì cứ mỗi tuần bạn đến khám thai 1 lần, khi khám thai các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng thai của bạn và hẹn ngày tái khám phù hợp nhất.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Nhau tiền đạo loại 2 là bờ dưới bánh nhau đến lỗ trong cổ tử cung. Khi thai lớn thêm, do đọan dưới tử cung thành lập nên trong một số trường hợp bánh nhau có vẻ như di chuyển lên cao, lúc đó khoảng cách bờ dưới bánh nhau đến lỗ trong tử cung tăng dần và trở thành nhau tiền đạo loại 1 hay nhau bám thấp, khi đó đa số trường hợp sẽ sinh ngã âm đạo. Ngay cả nhau tiền đạo loại 2, khi chuyển dạ, cổ tử cung mở dần ra nhưng không chảy máu nhiều vẫn có thể sinh ngã âm đạo được.
Nếu không ra huyết, bạn nên đợi đến 38 tuần siêu âm lại xem vị trí bám của bánh nhau như thế nào rồi quyết định sinh ngã âm đạo hay sinh mổ. Tuổi thai 38 tuần trở lên là thai trưởng thành (bé có thể tự thở tốt sau sinh), mổ ở tuổi thai này được xem như an toàn cho thai.
Với sự tiến bộ y học, mổ lấy thai ngày nay tốt hơn trước đây rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn có một tỉ lệ nhất định tai biến phẫu thuật (tổn thương các tạng trong bụng, nhiễm trùng, chảy máu, mổ lại do tai biến) và tai biến gây mê (sốc thuốc). Do vậy, thường là có chỉ định rõ ràng mới mổ.
Bên cạnh đó, nếu mổ lấy thai từ 2 lần trở lên thì lần có thai sau nguy cơ rất nhiều cho thai phụ (như nhau cài răng lược, nứt tử cung trên sẹo mổ cũ), và nếu phải mổ lại vì những lý do khác như u xơ tử cung hay u nang buồng trứng thì cũng khó khăn do khả năng dính các cơ quan trong ổ bụng và dễ gây tai biến phẫu thuật hơn.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Trước hết xin chúc mừng em với kết quả xét nghiệm dịch ối chưa thấy bất thường.
Tình trạng dãn bể thận theo các số đo trên là rất nhẹ. Nguyên nhân dãn bể thận cả 2 bên thường là do tắc hoặc teo hẹp đường tiểu dưới (như hẹp van niệu đạo sau, co thắt niệu đạo), cũng có thể do ảnh hưởng trương lực bàng quang. Với người lớn chúng ta, khi nhịn tiểu và bàng quang căng cũng sẽ dãn bể thận, sau khi đi tiểu sẽ hết.
Phần lớn các trường hợp qua thời gian theo dõi tình trạng này sẽ giảm dần và trở lại bình thường. Một số ít trường hợp thì sẽ nặng dần, nếu dãn nhiều quá gây ứ nước thận độ 3 sẽ dễ đưa đến suy thận sau này (rất hiếm xảy ra). Hiện nay, trong thai kỳ không điều trị gì cả, người mẹ không áp dụng chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt gì đặc biệt để giảm thiểu tình trạng này. Em cần được theo dõi qua siêu âm để đánh giá kỹ hơn.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em!
Trước hết nói về tuổi thai. Để tính tuổi thai ở mức chính xác nhất là dựa vào siêu âm 3 tháng đầu (sai số 3 – 5 ngày) và kinh chót (nếu kinh đều). Nếu sự tính toán dựa vào hai yếu tố này phù hợp nhau thì tốt. Nếu không phù hợp (sai số > 10 ngày) thì nên dựa vào siêu âm 3 tháng đầu. Em không cung cấp kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu nên chị không tính được cho em. Với những tháng cuối, nhất là sau 30 tuần thì sai số lên đến 3 tuần, việc tính toán tuổi thai sẽ sai lệch rất nhiều. Em nên khám thai và mang tất cả giấy tờ liên quan đến thai kỳ này để BS tính toán tuổi thai cho em.
Với số đo siêu âm em cung cấp như trên cũng khó tính được cân nặng vì thiếu chu vi bụng và ĐKNB.
GIá phòng dịch vụ 2 người từ 150.000 đ – 300.000đ/ ngày (tùy vào khu 8 tầng, khu B hay khu E). Giá phòng dịch vụ BV Từ Dũ hiện nay có nhiều mức, di động từ 30.000d đến 500.000đ/ ngày. Em có thể nhập viện trước dự sinh 2 tuần vì nhà xa. Tuy nhiên, nếu nhập việc trước sinh sẽ không được đăng ký phòng dịch vụ tốt. Nếu nằm phòng đông người thì lại bất tiện trong sinh hoạt và nghỉ ngơi. Tốt hơn em nên thuê nhà nghỉ gần BV, khi nào vào chuyển dạ thì vào viện.
Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Em trễ kinh 10 ngày, thử Quickstick lên 2 vạch là nghĩ nhiều
đến khả năng có thai. Em đau âm ỉ bụng dưới thì cần phải khám thai ngay. Khi
khám bác sĩ sẽ cho em siêu âm và thử beta hCG/máu để xác định thực sự em có
thai hay không, nếu có thai thì thai nằm trong tử cung hay ngòai tử cung, thai
bao nhiêu tuần, có bị động thai không.
Mong kết quả tốt đẹp đến với em.
Chào em!
Các số đo siêu âm của bạn tương đối bình
thường. Riêng chiều dài kênh cổ tử cung 2.9cm là hơi ngắn. Thông thường với
người có tiền căn sẩy thai liên tiếp thì rất đáng lo. Với em có triệu chứng đau
bụng thì cần phải khám xem cổ tử cung có hở hay không, đau bụng do gò tử cung
hay do lý do nào khác. Nếu do gò tử cung thì bạn cần được nghỉ ngơi và dùng
thêm thuốc dưỡng thai. Chiều dài kênh cổ tử cung > 3.5cm được xem như là
nguy cơ sẩy thai thấp. Chiều dài kênh cổ tử cung < 3.0cm thì có nguy cơ sẩy
thai cao. Tuy nhiên để đo chiều dài kênh
cổ tử cung chính xác cần được huấn luyện và đo thật đúng chuẩn.
Ts.
Bs. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Nhau tiền đạo là trường hợp khó, khi sinh hoặc mổ lấy thai có khả năng ra huyết nhiều cần phải truyền máu hoặc có khi phải cắt tử cung. Do vậy, bạn cần đến bệnh việc tuyến tỉnh trở lên là tốt.
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Thai em 36 tuần tuổi, nhà ở Vũng Tàu, muốn sinh ở BV Từ Dũ, nhau tiền đạo loại 2 thì nên nhập viện để chờ sinh. Em vẫn có thể sinh thường được nếu khi chuyển dạ sinh không ra huyết nhiều. Tuy nhiên, nếu vào chuyển dạ mà ra huyết nhiều thì phải mổ lấy thai ngay.
Có những trường hợp thai 34 tuần là nhau tiền đạo loại 2, nhưng khi thai lớn hơn thì bánh nhau có di chuyển dần lên cao trở thành nhau tiền đạo loại 1. Nói chung, quan trọng là em có ra huyết âm đạo hay không?
Ts. Bs Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ