Mong được tư vấn
Hỏi - 30/07/2010
Kính gửi Bsĩ Thu Hà,
Em coi trên truyền thông thấy chương trình nói về tầm soát sau sinh,khi trẻ mới sinh ra từ 01 đến 05 ngày thì lấy máu gót chân trẻ để xét nghiệm,nhằm mục đích gì?với tất cả trẻ nào sinh ra cũng phải làm như vậy?hay chỉ riêng với một số trẻ theo sự chỉ định của Bsĩ thôi?Mong Bsĩ tư vấn giúp em, 01 tháng nữa em sinh rồi.
Em cảm ơn Bsĩ,
Chào bạn,
THIẾU G6PD LÀ GÌ?
Thiếu G6PD (Glucose-6-phosphat dehydrogenase) là một tình trạng thiếu men thường gặp ở người. Trên thế giới hiện nay có khoảng 400 triệu người mắc, vùng Nam-Á là một trong những vùng có tỉ lệ mắc bệnh tương đối cao 3-5%. Ngoài ra, người ta còn đặt tên cho bệnh này là "Favism" bởi vì các cá thể thiếu men G6PD bị dị ứng với loại đậu Fava.
Thiếu G6PD là rối loạn di truyền liên kết với giới tính (nhiễm sắc thể X) nên nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới.
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI CON BẠN BỊ THIẾU G6PD?
SUY GIÁP BẨM SINH LÀ GÌ?
Suy giáp bẩm sinh là một bệnh xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ nội tiết tố đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Bệnh xuất hiện từ 1/4000 đến 1/3000 em bé mới sinh.
HẬU QUẢ TRÊN BÉ NHƯ THẾ NÀO NẾU KHÔNG PHÁT HIỆN SỚM, ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI?
Nếu một bé sơ sinh bị suy giáp bẩm sinh và không được phát hiện điều trị kịp thời, trong vòng 2-3 tuần lễ đầu sau sinh, bệnh sẽ ảnh hưởng đến bé như sau:
- Trong giai đoạn sơ sinh: thường bị vàng da kéo dài hơn bình thường, màu da thường xám chì, tái. Bé thường ngủ nhiều, không linh hoạt với tiếng động môi trường bên ngoài, ít khóc, bỏ bú hay bú ít, không tỉnh táo khi bú, chậm lên cân, tay chân lạnh, lưỡi thè ra ngoài...
- Giai đoạn sau sơ sinh và trẻ nhỏ: Chậm phát triển về mặt thể chất (chậm lên cân và phất triển chiều cao) và tinh thần (không linh hoạt, không học hành được...) so với người bình thường.
Chính vì vậy, nếu bé được phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng phục hồi và phát triển tâm sinh lý như một người bình thường càng cao.
Kết quả xét nghiệm sẽ có trong vòng 48 giờ. Các trường hợp bé sơ sinh có kết quả nghi ngờ bị bệnh sẽ được thông báo cho gia đình biết hướng xử trí tiếp theo
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ