Giá sinh Dịch vụ Gia đình
Hỏi - 24/08/2011
Thân ái.
Bộ phận website
Hỏi - 24/08/2011
Trả lời
Chào bạn,
Người có bệnh tiểu đường vẫn có thể mang thai được. Để an toàn cho cả mẹ và thai, trước khi mang thai cần điều trị bệnh tiểu đường, duy trì đường huyết ổn định, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nội tiết về những biến chứng bệnh tiểu đường (trên tim mạch, mắt, thận) đã xuất hiện chưa. Từ khi có thai trở đi vẫn tiếp tục điều trị tiểu đường song song với khám thai định kỳ. Nếu kiểm soát đường huyết tốt thì ít ảnh hưởng đến thai nhi. Người có bệnh tiểu đường vẫn có thể cho con bú được. Thân ái.
TS.BS.Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Độ sáng tối của màn hình siêu âm có thể điều chỉnh trên máy. Hình ảnh sáng trắng trên siêu âm tương ứng với các dạng mô đặc như xương, dạng hơi như hơi trong ruột. Những trường hợp mắt thai nhi bị đục thủy tinh thể sẽ thấy sáng hơn bình thường, tuy nhiên, bác sĩ siêu âm phải nhiều kinh nghiệm mới có thể kết luận được.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Mộng Thu thân mến,
Các số đo siêu âm như trên là phù hợp với tuổi thai theo kinh cuối (22 tuần).
Vách ngăn không hoàn toàn trên tử cung có thể gây sinh non, sẩy thai, ngôi thai bất thường. Người phụ nữ có vách ngăn không hoàn toàn nếu thuận lợi cho cuộc chuyển dạ sinh vẫn có thể sinh ngã âm đạo được. Trong trường hợp ngôi bất thường như ngôi ngang thì phải mổ lấy thai. Ngôi mông là sinh khó nên tỉ lệ mổ lấy thai có cao hơn so với ngôi đầu. Để tránh tình trạng sẩy thai hoặc sinh non, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống vẫn như các bà mẹ khác. Ngoài lịch khám thai định kỳ, khi có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường như tử cung gò nhiều, đau bụng, ra huyết, thai máy yếu là phải đi khám thai ngay. Chúc vợ chồng bạn được mẹ tròn con vuông.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Các số đo siêu âm trên phù hợp với tuổi thai 18 tuần 2 ngày. Thông thường với thai < 18 tuần nhau trưởng thành độ 0. Trong trường hợp này nhau trưởng thành độ 2 là “già” hơn so với tuổi thai . Lúc thai của Tuyết Trinh 16 tuần nhau trưởng thành độ 0, đến 18 tuần lại trưởng thành độ 2 có lẽ donhầm lẫn trong đánh máy. Nếu nhau có độ trưởng thành vượt quá so với tuổi thai thì có khả năng thai sẽ bị suy dinh dưỡng vì lưu lượng máu đến thau sẽ giảm. Em có thể siêu âm lại 1 lần nữa để kiểm tra độ chính xác của kết quả.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Ngày dự sanh thai nhi là tính khi thai nhi vừa tròn 40 tuần tuổi thai.
Có thể được tính theo ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng (đối với người có kinh đều đặn, chu kỳ 28 ngày và nhớ chính xác ngày kinh). - Ngày dự sanh được tính theo ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng theo công thức:
- Ngày + 7
- Tháng – 3
- Năm + 1
Hoặc dựa vào siêu âm 3 tháng đầu (độ chính xác cao, sai số chỉ 3 ngày).
Nếu có sự sai biệt > 7 ngày giữa 2 cách tính thì các bác sĩ sẽ dựa vào siêu âm 3 tháng đầu.
Đối với các thai phụ không nhớ ngày kinh cuối hoặc kinh không đều, không có siêu âm 3 tháng đầu thì lúc này các bác sĩ sẽ tính tuổi thai dựa vào siêu âm 3 tháng giữa (với sai số 7 – 10 ngày).
Ngày dự sanh đã được tính từ đầu là sẽ không thay đổi.
Không thể dựa vào siêu âm 3 tháng cuối để tính tuổi thai vì sai số khá lớn (2 – 3 tuần).
Nhau vôi hóa độ III ở thai > 37 tuần là bình thường.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trisomy 18, chứ không phải chỉ do di truyền, em ạ. Đa số trường hợp rất khó xác định chắc chắn được nguyên nhân. Em đã sinh được 5 tháng, em nên đến Đơn vị Chẩn đoán Tiền sản của các Bệnh viện sản phụ khoa như Từ Dũ, Hùng Vương....để được khám, xét nghiệm máu và tư vấn cho lần mang thai tiếp theo tùy kết quả.
Trường hợp của em có thể sanh thường ngã âm đạo nếu khi chuyển dạ sanh, các diễn tiến thuận lợi. Em nên theo hướng dẫn tái khám thai để theo dõi em bé đến khi sanh.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Em đã đi khám thai và có kết quả xét nghiệm máu, em nên quay lại bác sĩ khám để được tư vấn cụ thể vì cần thêm một số thông tin về bệnh sử và triệu chứng thực tế nữa, em thân mến.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Mong em khám thai đầy đủ và theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
- Hai lần siêu âm 3D và 4D cách nhau 2 tuần không ảnh hưởng đáng kể đến thai nhi.
- Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện mỗi lần khám thai, đặc biệt vào 3 tháng cuối thai kỳ. Tiêm ngừa VAT 2 mũi ở người mang thai lần đầu: mũi thứ nhất ở tháng thứ 4 hoặc thứ 5, mũi thứ 2 các mũi thứ 1 tối thiểu 30 ngày và cách ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày. Đôi khi tiêm ngừa mũi thứ nhất ở tháng thứ 6 cũng được.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn thân mến,
Hình như bạn quá lo lắng nên mô tả sự việc lộn xộn quá. Không biết là “em (người chồng) đi chụp Xquang” hay vợ em (người “đã bỏ cơm cả ngày” đấy) đi chụp Xquang?!
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên chụp Xquang, nhất là trực tiếp ở vùng bụng chậu. Vì tia Xquang có khả năng gây hại cho thai nhi đang giai đoạn hình thành các cơ quan của cơ thể. Bác sĩ khám thai sẽ cho bạn lời khuyên cụ thể. Thân mến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em gái thân mến,
Phụ nữ mang thai không phải chỉ cần đi siêu âm là đủ, bởi vì việc xác định một thai kỳ phát triển bình thường cần nhiều yếu tố khác từ phía bà mẹ như tiền căn bệnh lý trước mang thai, tình trạng nghén, sự tăng cân, thay đổi huyết áp, đường huyết, các chỉ số về huyết học.... Em nên đi khám thai tại cơ sở y tế hoặc ít nhất là phòng khám tư nhân, để được nhân vên y tế xác định các chỉ số một cách đầy đủ và từ đó mới tư vấn cụ thể và hoàn chỉnh cho em được. Riêng về siêu âm thì em nên quan tâm đến câu kết luận cuối cùng trong phiếu trả lời kết quả, bởi vì bác sĩ siêu âm đã tổng hợp tất cả các chỉ số siêu âm và kết luận cho em rồi.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Tình trạng của em hiện tại là:
- Có thai (beta hCG dương tính sau 2 lần XN)
- Túi thai chưa đi vào buồng tử cung.
Với tốc độ tăng của beta hCG và hình ảnh siêu âm hiện tại, nghi ngờ thai ngoài tử cung là hợp lý. Tuy nhiên, hiện tại trường hợp của em cần theo dõi thêm ít nhất là 1 tuần nữa.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Tình trạng của em hiện tại được xem là đã có miễn dịch Rubella. Mặc dù em chưa chích ngừa Rubella nhưng với kết quả xét nghiệm hiện tại thì khả năng em đã bị nhiễm rubella tự nhiên một thời điểm nào đó trước đây. Tuy nhiên, để xác định chính xác thời điểm đó thì rất khó và không cần thiết trong trường hợp của em. Hiện tại thai em 6 tuần và trong vòng 2 tháng trở lại đây em không có sốt phát ban gì thì em không nên lo lắng thêm nữa. Em không cần làm lại xét nghiệm rubella. Chúc em vui và ăn uống tốt để hai mẹ con cùng khỏe nhe.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em hãy yên tâm dưỡng thai vì vacxin VGSVB không gây ảnh hưởng cho thai. Đối với vacxin Sởi – Quai bị - Rubella nên ngừa thai ít nhất 1 tháng kể từ ngày tiêm thuốc. Nhưng chưa ghi nhận vacxin gây dị tật bẩm sinh cho thai nếu lỡ tiêm vacxin trong khi có thai. Em nên khám và theo dõi thai kỳ tại BV chuyên khoa Sản Phụ.
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em nên đến BV chuyên khoa Sản Phụ để được khám và kiểm tra cụ thể cho em và thai nhi .
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Tử cung hai sừng là một bất thường về hình dạng cấu trúc của tử cung. Vì hai sừng nên thể tích buồng tử cung nhỏ hơn bình thường. Thai phát triển tại 1 sừng (phải hoặc trái tử cung) có khả năng sẩy thai và sinh non cao hơn những trường hợp tử cung bình thường. Thai nhi thường có cân nặng thấp và ngôi thai không bình chỉnh tốt (bình thường ngôi đầu, trong trường hợp tử cung hai sừng thường là ngôi mông hoặc ngôi ngang) nên tỉ lệ mổ lấy thai cũng cao hơn. Tuy nhiên có khá nhiều trường hợp thai phụ với tử cung 2 sừng vẫn sinh con đủ tháng. Trước mắt nghỉ ngơi, không làm việc nặng, kiêng giao hợp. Khi thai lớn đến 12 – 13 tuần sẽ lấn dần vào khoảng trống giữa buồng tử cung.
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ