Đặt thuốc khi bị nhân xơ TC khi mang thai
Hỏi - 17/02/2014
Em cần khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ. Tùy theo tình trạng sức khỏe của em và thai, bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị phù hợp từng thời điểm cụ thể.
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Hỏi - 17/02/2014
Trả lời
Nếu tuổi thai của bạn là 26.5 tuần (dựa theo ngày dự sanh đã được xác định từ siêu âm quý 1), các số đo trên là phù hợp. Dây rốn quấn cổ không là dấu chỉ báo thai nhi đang nguy hiểm. Cách duy nhất để theo dõi thai khỏe mạnh hay không là theo dõi thai máy; Bác sĩ cũng không thể can thiệp gì để tháo xoắn. Vấn để là khi vào chuyển dạ, cơn gò tử cung dồn dập sẽ gây hiện tượng chèn ép rốn và làm thai nhi bị ảnh hưởng. Lúc này, nhân viên y tế, các bác sĩ và Nữ hộ sinh sẽ có cách theo dõi biểu đồ tim thai và nhận biết khi nào nguy hiểm.
3 tháng cuối, bình thường thai kỳ cũng có những cơn gò tử cung sinh lý gọi là cơn gò Braxton Hicks; với tính chất là không đều đặn, kéo dài ngắn, không gây biến đổi ở cổ tử cung (Bác sĩ sẽ khám và đánh giá chuyện này), thường chỉ <10 cơn/ngày.
Dây rốn quấn cổ và cơn gò sinh lý như vậy không có mối liên quan với nhau hay chỉ điểm cho bất thường gì đặc hiệu.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Salbutamol là thuốc kích thích beta tác dụng ngắn thường được sử dụng trong sản khoa ở dạng đường uống hoặc đường đặt hậu môn trong phòng ngừa cơn cơ thắt chuyển dạ. Theo khuyến cáo của Ủy Ban Cảnh giác Dược Châu Âu (PRAC) vào tháng 09/2013, khi sử dụng liều cao thuốc này, xuất hiện tác dụng phụ trên tim mạch như nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), và các tác dụng phụ nghiêm trọng khác như phù phổi. Vì vậy, thuốc này không nên chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc có nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, PRAC cũng kết luận rằng những tác dụng phụ trên của thuốc thường xuất hiện khi sử dụng liều cao trong thời gian hơn 48 giờ.
Trong trường hợp Chị đang mang thai 30 tuần, và có triệu chứng gò cứng 6-7 lần/ngày, (không rõ Chị có các bệnh lý kèm theo như cường giáp, rối loạn nhịp thất, bệnh cơ tim tắc nghẽn, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường không, nếu có Chị nên thông báo với bác sĩ), Salbutamol được chỉ định phòng ngừa cơn co thắt chuyển dạ, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, do vậy Chị nên uống thuốc theo chỉ định bác sĩ, có gì bất thường Chị đến bệnh viện tái khám, không nên tự ý sử dụng thuốc khác không được sự chỉ định của bác sĩ.
Chúc Chị có một thai kỳ mạnh khỏe!
DS. Đặng Thị Thuận Thảo
Khoa Dược - BV Từ Dũ
DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Các dấu hiệu nghĩ em có thai: trễ kinh + ngực căng, nhũ hoa sậm màu + thử que 2 vạch.
Vì siêu âm chưa thấy thai trong tử cung nên có thể là thai giai đoạn sớm, cũng có thể là thai ngoài tử cung. Xét nghiệm beta hCG nhằm giúp phân biệt hai chẩn đoán này.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Thai lưu của bạn có thể do tình trạng nhiễm siêu vi, nhiễm trùng (viêm hô hấp trên), kèm theo đó là những động tác gây tăng áp lực ổ bụng mạnh (ho, hắt hơi liên tục) trên nền thai đang bị yếu (động thai). Noãn hoàng góp phần trong dinh dưỡng phôi thai, khi phôi thai ngưng phát triển, noãn hang sẽ thoái hóa và không nhìn thấy được qua siêu âm.
Thân ái chào bạn, chúc bạn thành công trong thai kỳ lần sau.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Lợi thân mến,
Khá hiếm trường hợp phụ nữ mang thai mãi đến 23 tuần mới phát hiện!! Không biết em đã có sự chuẩn bị trước khi mang thai chưa: tiêm ngừa các bệnh cần thiết, khám sức khỏe tổng quát, dùng acid folic.
Đến giai đoạn tuổi thai 23 tuần thì chỉ theo dõi qua siêu âm đánh giá tình trạng bé mà thôi, quá tuổi thai để làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh.
Những xét nghiệm đánh giá sức khỏe cho mẹ có thể làm nhưng không xét nghiệm rubella nữa.
Em vẫn có thể tiêm ngừa VAT trước sinh nhằm phòng ngừa uống ván rốn sơ sinh. Cần ăn uống bồi dưỡng và tiếp tục khám thai định kỳ theo hẹn. Em cần khám thai chứ không phải siêu âm đơn thuần em ạ. Khi khám thai bác sĩ sẽ chỉ định làm những xét nghiệm cũng như siêu âm nếu cần.
Thuốc điều trị đau dạ dày có nhiều loại, cho dù thế nào đi nữa em vẫn tiếp tục thai kỳ vì hiện tại thai đã 23 tuần và trên siêu âm chưa thấy bất thường.
Chúc em và bé khỏe.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Với kết quả siêu âm như vậy là em có nguy cơ sẩy thai to hoặc sinh non. Em chưa nói rõ thai em hiện tại bao nhiêu tuần nên khó tiên lượng được. Tiền căn chưa có lần nào sẩy, nong ,nạo là tốt. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp hở em tử cung bẩm sinh.
Thân ái chào em.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Chắc em có sự nhầm lẫn về đơn vị tính của Prolactin (ng/ml và ng/dl).
Nếu nồng độ Prolactin cao thường gây ức chế rụng trứng và kèm theo vô kinh thứ phát, hai vú tiết sữa.
Những nguyên nhân gây prolactin cao: u tuyến yên, dùng thuốc điều trị bênh dạ dày, thuốc an thần,…cần điều trị theo nguyên nhân.
Bromocriptin là thuốc ức chế tiết prolactin của tuyến yên nên thường được sử dụng trong trường hợp này.
Em đã kiểm tra về tiền sản để đánh giá sức khỏe sau 2 lần sẩy thai sớm là đúng. Nếu cả 2 vợ chồng em đã làm đầy đủ các xét nghiệm tầm soát nguyên nhân sẩy thai liên tiếp và kết quả bình thường thì có khả năng mang thai lại lần sau tốt hơn em ạ. Khi có thai em cần khám sớm để dưỡng thai kịp thời. Thông thường phôi thai sẽ làm tổ tại buồng tử cung sau thời điểm rụng trứng 5 -7 ngày. Em có thể dùng thuốc dưỡng thai sau thời gian này.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Sau sinh mổ tốt nhất là 2 năm sau hãy có thai lại em ạ. Trong thời gian đó chủ động tránh thai. Những trường hợp “lỡ” có thai lại sớm thì như thế nào? Có tiếp tục thai kỳ được hay không? Trên thực tế có khá nhiều trường hợp giống em, vẫn tiếp tục thai kỳ và sinh mổ lại vì vết mổ cũ “mới”. Khi để thai thì cần theo dõi khám thai thật kỹ, những nguy cơ có thể xảy ra: nứt sẹo mổ cũ, sinh non, sức khỏe người mẹ yếu vì chưa phục hồi tốt sau lần sinh trước. Vì con còn nhỏ nên cần có người chăm sóc bé để người mẹ nghỉ ngơi. Nên cho bé bú sữa nhân tạo thay vì bú mẹ. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào như đau bụng, ra huyết – ra nước âm đạo thì em cần khám ngay nhé. Chúc em và các bé khỏe mạnh.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Hoan nghên vợ chồng em có ý tưởng về việc chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai. Để thai kỳ khỏe mạnh, cả hai vợ chồng cần có sự chuẩn bị đầy đủ:
- Nên khám sức khỏe tổng quát, nếu có bệnh thì điều trị ổn định.
- Người vợ cần khám phụ khoa và tiêm ngừa các bệnh cần thiết như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viêm gan B. Nên dùng Acid folic mỗi ngày trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng. Dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe.
- Nên chuẩn bị về kinh tế tài chính.
Chúc hai vợ chồng em hạnh phúc.TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Chữ sa em viết là sa tử cung, đi xa, hay từ viết tắt của siêu âm vậy?
Em có thể đến bệnh viện Từ Dũ để khám em ạ.Chào em,
Kết quả Rubella IgG dương tính >400UI/ml và IgM âm tính vào thời điểm thai 7 tuần. Với kết quả này chứng tỏ em đã từng bị nhiễm Rubella trước xét nghiệm ít nhất 8 tuần, như vậy là em bị nhiễm trước thời điểm mang thai và thai kỳ này hầu như không bị ảnh hưởng bởi bệnh Rubella. Chúc em và bé khỏe.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà