Chào bạn,
Bạn ra dịch âm đạo nhiều ở thai 38 tuần nên đến khám để bác sĩ xác định xem đó là dịch viêm hay chất nhầy cổ tử cung. Nếu có hiện tượng viêm thì nên điều trị trước sinh tránh viêm nhiễm cho bé. Thai vào những tuần cuối sẽ máy khác giai đọan trước. Lúc này thai xoay người hoặc những cử động nhẹ nhàng hơn. Bạn thấy thai máy > 4 lần trong 1 giờ là tốt. Bạn nên theo dõi cử động thai mỗi ngày cho đến khi sinh. Nếu bạn thấy thai máy yếu đi hoặc có bất cứ điều gì lo lắng cứ đến bệnh viện để được khám và được đánh giá sức khỏe thai nhi bằng các phương tiện như siêu âm màu, theo dõi tim thai cơn gò tử cung bằng máy.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Khithai đã lưu thì phải lấy thai ra. Thai bạn đã ngưng tiến triển > 2 tuần lúcnày nhau bám chắc vào thành tử cung, ngay cả việc hút thai cũng có nguy cơ sót nhau. Mặc khác,thai lưu càng lâu cũng có nguy cơ rối loạnđông máu, thai nhỏ nguy cơ này không đáng kể. Nếu để thai lưu lâu ngày bên trong tử cung như vậy thì không phải là phương cách tốt. Bạn nên đến bác sĩ để được lấy thai ra. Nếu thai đã ra sạch và bạn có kinh nguyệt lại bình thường thì khả năng mang thai lại lần sau thuận lợi hơn.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Khi mang thai có các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, hoa mắct, ù tai là bất thường, cần phải đến bệnh viện khám ngay.
Nếu việc sử dụng thuốc có các triệu chứng khó chịu thì phải đến bác sĩ khám ngay để tìm nguyên nhân. Thân ái
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Khi bạn có 1 trong các dấu hiệu sau đây thì nên đến bệnh viện:
Ngòai ra, khi bạn có nhức đầu hoa mắt cũng nên vào bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu tiền sản giật nặng.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn Thu Sương,
Một lần nữa xác định là bạn không bị nhiễm Rubella cấp trong thời gian qua, vì vậy bạn không phải kết thúc thai kỳ sớm.
Với bất kỳ 1 thai kỳ nào đi nữa (tuổi mẹ trẻ, không có tiền căn sinh con dị tật, không bị Rubella cấp trong giai đoạn sớm…) vẫn có nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh 1/1000 trường hợp. Vì vậ,y vẫn phải khám thai định kỳ để được sàng lọc và chẩn đóan trước sinh.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ
- Đau bụng từng cơn.
- Ra nhớt hồng.
- Ra nước âm đạo.
- Ra huyết âm đạo.
Ngoài ra, khi bạn có nhức đầu hoa mắt cũng nên vào bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu tiền sản giật nặng.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Thai bạn được 8 – 9 tuần, các kết quả xét nghiệm của bạn trong giá trị bình thường. Riêng HBsAg (+) chứng tỏ bạn có mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B. Bạn sẽ được xét nghiệm thêm HBeAg và men gan để đánh giá tình trạng viêm gan có tiến triển hay không và khả năng lây truyền bệnh từ mẹ sang thai nhi. Các thuốc bạn dùng không ảnh hưởng trên thai nhi.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Thai bạn 22 tuần là thời điểm có thể quan sát hình thái thai nhi 1 cách rõ ràng. Nếu kết quả siêu âm chỉ cho thấy não thất bên trái ĐK 9mm và các cơ quan khác không ghi nhận bất thường thì không đáng lo. Bình thường trong não thất bao giờ cũng chứa dịch não tủy, dịch não tủy có nhiệm vụ bảo vệ nhu mô não - tủy. Lượng dịch này nếu quá nhiều sẽ gây não úng thủy (bệnh đầu nước), khi đó nhu mô não bị phá hủy do áp lực nội sọ tăng cao. Đo khoang não thất bên là phương pháp gián tiếp đánh giá lượng dịch não tủy. Trong những trường hợp tắc nghẽn lưu thông tại những kênh thông thương phần não và tủy, u nhú đám rối mạch mạc, xuất huyết nội sọ, nhiễm trùng, tăng sản xuất dịch não tủy…làm giãn khoang não thất bên này. Số đo bình thường não thất bên là ≤ 6mm, khi > 10mm gọi là giãn não thất. Mức giới hạn từ 7 – 9mm.
Trong giai đọan tiến triển thai nhi, não thất bên có sự thay đổi về đường kính. Có thể từ thể nhẹ thành thể nặng hoặc trở về bình thường. Do vậy cần theo dõi điể đánh giá.
Hiện nay chưa có biện pháp dự phòng hoặc điều trị tình trạng này trong bào thai.
Mong rằng kết quả tốt đẹp đến với bé và gia đình bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Thuốc tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella thường hiện nay là MMR (Measles, mumps, rubella). Tiêm ngừa 3 bệnh 1 lúc.
Vì thuốc tiêm ngừa MMR này từ virus sống giảm độc lực nên các chị em được khuyến cáo sau khi tiêm ngừa MMR 3 tháng (tối thiểu 1 tháng) hãy để có thai.
Trường hợp cụ thể của bạn sau tiêm ngừa sởi, quai bi và rubella trong vòng 1 tháng đã phát hiện có thai. Khả năng dị tật bẩm sinh thai nhi < 1.6% theo lý thuyết. Vì thế, thai kỳ của bạn có thể tiếp tục giữ lại và theo dõi khám thai định kỳ. Biết rằng những trường hợp không có yếu tố nguy cơ nào cả như không tiêm ngừa MMR trong vòng 3 tháng, tuổi mẹ không quá cao, không có tiền căn sinh con dị tật…nhưng tỉ lệ thai dị tật bẩm sinh vẫn có (# 1/1000 – 1/800)
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ