Thiếu sắt là hiện tượng rối loạn dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới và cũng là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, vào năm 2005, ước tính có khoảng 2 tỷ người trên thế giới bị bệnh thiếu máu, trong đó 50% trường hợp là do thiếu sắt.
Nhiều thuốc mới chứa hormone dùng trong phụ khoa được giới thiệu trong vài năm gần đây. Một số chế phẩm thuận tiện đối với người sử dụng nhờ hệ thống phóng thích thuốc được cải tiến, đổi mới như que cấy, miếng dán, dụng cụ trong tử cung và vòng âm đạo.
luoroquinolon (ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin…) * Uống hai thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ Tetracyclin (doxycyclin) Thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin (captopril) * Uống hai thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ Thuốc kháng acid uống (chứa hydroxyd magnesi, nhôm và calci) * Uống hai thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ Thuốc kháng histamin H2 (ranitidin) * Uống thuốc sắt ít nhất 1giờ trước khi sử dụng kháng histamin H2
Vitamin là nhóm chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể với số lượng nhỏ để điều hòa sự chuyển hóa bình thường, sự phát triển và những chức năng của cơ thể.
Cephalexin và cephalothin an toàn khi sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai. Cefaclor, cefepime, cefotaxim, cefotetan, cefoxitin, cefpodoxime, ceftazidime, ceftriaxone, cefuroxime, cephamandole và cephazolin không được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn có thể sử dụng nếu được chỉ định
Chính sách về việc nuôi con bằng sữa mẹ của Viện Nhi Khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo các bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời và cố gắng duy trì cho đến 12 tháng tuổi. Một trong các mục tiêu của chương trình Sức Khoẻ vào năm 2010 là có 75% phụ nữ sau sanh cho con bú sữa mẹ, 50% cho con bú đến 6 tháng đầu, 25% đến 12 tháng đầu.
Thuốc OTC (Over The Counter) có nghĩa là những thuốc được mua bán mà không cần BS kê toa. Hiện nay, thuốc OTC chiếm khoảng 60% thuốc sử dụng ở Mỹ và có hơn 80% phụ nữ mang thai sử dụng thuốc OTC trong thời kỳ mang thai.