banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

31/12/2009

Thông tin thuốc: tháng 11/2009

Khoa Dược - BV Từ Dũ

1. Thông tin liên quan đến insulin
Đặc điểm dược động học

Biệt dược

Hãng
sản xuất

Khởi phát
tác dụng

Thời gian đạt
nồng độ đỉnh

Thời gian
tác động

Ghi chú

Insulin có tác dụng ngắn (regular)

Humulin R

Eli Lilly

30 phút

2-4 giờ

6-8 giờ

- Tiêm 30 phút trước ăn

Actrapid HM

Novo Nordisk

30 phút

2.5-5 giờ

8 giờ

- Tiêm 30 phút trước ăn

Insulin có tác dụng trung gian

Humulin N

Eli Lilly

1 giờ

4-10 giờ

16-18 giờ

- Lăn lọ thuốc trước khi dùng

Humulin L

Eli Lilly

2 giờ

6-12 giờ

24 giờ

- Lăn lọ thuốc trước khi dùng

Insulatard HM

Novo Nordisk

1.5 giờ

4-12 giờ

24 giờ

- Lăn lọ thuốc trước khi dùng

Hỗn hợp insulin isophane- regular

Humulin 70/30

Eli Lilly

30 phút

2-12 giờ

16-18 giờ

- Tiêm 30 phút trước ăn
- Lăn lọ thuốc trước khi dùng

Mixtard 30 HM

Novo Nordisk

30 phút

2-12 giờ

24 giờ

- Tiêm 30 phút trước ăn
- Lăn lọ thuốc trước khi dùng

Lưu ý trước khi tiêm

Lăn tròn lọ thuốc giữa 2 lòng bàn tay có tác dụng làm ấm và trộn đều insulin. Chỉ khuyến cáo lăn lọ insulin bán chậm (lente, NPH hoặc insulatard) hoặc insulin mixtard, còn với  insulin hòa tan (regular) thì không cần.

Không nên lắc mạnh lọ insulin vì dễ tạo ra các bọt khí và khi rút  insulin vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm.

Các hiện tượng kích ứng da tại chỗ tiêm

Đôi khi vùng da tại chỗ tiêm bị đỏ và sưng nề nhẹ do insulin không tinh khiết hoặc do khi tiêm, kim tiêm đã đẩy một  lượng cồn nhỏ vào mô dưới da. Để tránh hiện tượng này cần sát trùng bằng cồn trước, đợi khô rồi mới tiêm.

Sau một thời gian điều trị, vùng tiêm insulin bị lồi lõm, hoặc dày lên hoặc nổi cục. Đó có thể là các biến chứng tại chỗ tiêm như teo đét hoặc phì đại tổ chức mỡ dưới da. Khi đó không nên tiêm vào các vùng này vì insulin sẽ không được hấp thu tốt. Để  hạn chế hiện tượng này, cần quay vòng vị trí tiêm theo chiều kim đồng hồ hoặc  đổi chỗ tiêm giữa bụng – đùi – cánh tay...

Thời gian và điều  kiện nhiệt độ bảo quản insulin 

Các lọ insulin chưa tiêm nên được cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh (2-8oC), không để quá gần ngăn đá.

Lọ insulin đang sử dụng có thể để trong ngăn mát tủ  lạnh hoặc bảo quản ở nhiệt độ phòng (250C) nếu không có tủ lạnh. Không được để insulin gần nguồn nhiệt hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt  trời.

Lọ Insulin đã mở nắp và bảo quản ở nhiệt độ phòng chỉ nên sử dụng trong vòng  01 tháng.

2. Liều lượng và cách dùng Hydralazine 20mg tiêm  
- Biệt dược : Apresoline® hoặc Hydrapres®

- Tiêm tĩnh mạch chậm :

Khởi đầu 5-10mg, có thể lặp lại sau 20-30 phút nếu cần
Hòa tan với 2 ml nước cất, sau đó  pha loãng thành 20 ml với NaCl 0.9% tạo dung dịch 1mg/mL. 

- Truyền tĩnh mạch : 

Chế phẩm sau khi hoàn nguyên được  pha vào 500 ml NaCl 0.9%, truyền TM với tốc độ ban đầu 200-300mcg/phút, sau đó duy trì 50-150 mcg/phút

- Hydralazine tương kỵ với dung  dịch glucose 5%

3. Thông báo mới về Propoxyphene

Những hợp chất của propoxyphene giảm đau đã bị cấm tại vương quốc Anh từ năm 2005. Trong  tháng 3/09, FDA cho biết sẽ duyệt lại vấn đề sau khi có đơn khiếu nại của nhóm  tiêu thụ Group Citizen tháng 2/06 về độc tính của thuốc này.

Từ năm 1969 đến  năm 2005, dữ liệu của FDA đã nhận báo cáo tất cả 91 ca tử vong ở người dùng  thuốc giảm đau chứa propoxyphene, hoặc do dùng quá liều hoặc với mục đích tự vẫn, mặc dù khó chứng minh trực tiếp vì người bệnh thường dùng nhiều thuốc và có nhiều bệnh.

FDA sẽ yêu cầu các nhà sản xuất ghi thêm cảnh báo trong ô cảnh báo màu đen là dùng quá liều có  thể nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, đại diện của FDA cho biết những thuốc giảm đau khác như codein và hydrocodone, có thể gây táo bón nhất là bệnh nhân cao  tuổi. Thuốc chống viêm không steroid cũng có thể gây loét ruột hay chảy máu dạ  dày ruột. Thuốc chứa propoxyphene ít gây táo bón, buồn ngủ hay lẫn lộn hơn  những thuốc nêu trên nên vẫn là thuốc giảm đau tốt nếu dùng đúng theo chỉ dẫn.  Trước đây đã có nghiên cứu cho biết kết hợp acetaminophen với propoxyphen không  hiệu quả hơn acetaminophen dùng 1 mình.

Biệt dược chứa dextropropoxyphen có ở Việt Nam là Di-antalvic.

Sở  Y tế vừa có công văn gửi các đơn vị y tế trong tỉnh, Phòng Y tế các huyện (thị,  thành phố) về việc báo cáo tình hình ngộ độc thuốc có chứa hoạt chất dextropropoxyphen.

Trường hợp phát hiện các tác dụng phụ của thuốc phải báo cáo ngay về Sở Y tế. Đối với  các đơn vị y tế, bên cạnh việc phổ biến cho cán bộ y tế biết về những nguy cơ có hại của thuốc có chứa hoạt chất dextropropoxyphen, trường hợp cần phải sử dụng phải cân nhắc kỹ giữa nguy cơ và lợi ích của thuốc, đồng thời báo cáo bằng văn bản số ca ngộ độc do sử dụng dextropropoxyphen tại đơn vị về Cục Quản lý  khám chữa bệnh và Cục Quản lý dược (Bộ Y tế).

4. Cefaclor và phản ứng giống bệnh huyết thanh ở trẻ em

Mối liên quan giữa cefaclor và phản ứng giống bệnh huyết thanh, đặc biệt là ở trẻ em, đã được ghi nhận trong thời gian dài. Các triệu chứng đặc trưng bao  gồm các loại ban da, nổi mày đay hoặc hồng ban đa dạng, phù mạch hoặc không, kèm theo viêm hoặc đau khớp, sốt hoặc không.

Các phản ứng này hiếm gặp nhưng có thể xảy ra sau đợt điều trị thứ hai hoặc  kế tiếp. Thời điểm khởi phát thường là vài ngày sau khi bắt đầu dùng cefaclor, các dấu hiệu và triệu chứng giảm bớt vài ngày sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên,  phản ứng cũng có thể khởi phát chậm và xảy ra vào 7-21 ngày sau khi ngưng dùng cefaclor.  Phản ứng giống bệnh huyết thanh thường gặp ở trẻ em hơn người lớn nhưng nguyên  nhân chưa được biết rõ.

Mặc dù việc kê đơn cefaclor giảm xuống theo Chương trình Trợ cấp Dược phẩm của Chính phủ Úc (PBS) và lời cảnh báo kèm theo các mục của PBS ("Lưu ý : "Đã có báo cáo về phản ứng giống bệnh huyết thanh xảy ra khi dùng thuốc  này, đặc biệt là ở trẻ em"), Ủy ban phụ trách phản ứng có hại của Úc vẫn tiếp  tục nhận được khoảng 10 báo cáo mỗi năm về phản ứng giống bệnh huyết thanh có  liên quan đến cefaclor ở trẻ em.

Trường hợp phải kê đơn cefaclor, trẻ cần được theo dõi sự xuất hiện các triệu chứng gợi ý phản ứng quá mẫn đối với thuốc và nên thông báo ngay cho bác  sĩ điều trị.

5. Thông báo thuốc kém chất lượng

Công văn số 6451/SYT-QLD của Sở Y  Tế TP. Hồ Chí Minh ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2009 về việc đình chỉ thuốc lưu hành không đạt tiêu chuẩn chất lượng đối với thuốc bột pha hỗn dịch uống Cefuroxim 125mg, số lô : 010309 do Công ty CPDP Minh Dân sản xuất.