banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

05/07/2010

Sử dụng kháng sinh trong sản khoa

DS. Đặng Thị Thuận Thảo
Khoa Dược – BV Từ Dũ

 

I. Nhiễm trùng tiểu và viêm bế thận trong thai kỳ:

Nhiễm trùng tiểu:

  1. Cefadroxil PO (Mekocefal 500mg) 1 viên x 3lần/ngày x 7 ngày

Viêm bể thận:

  1. Cefuroxime IV (Zinacef 750mg) 2 lọ x 3lần trong 48 giờ
  2. Sau đó nếu tình trạng cải thiện thì chuyển sang Cefadroxil PO (Mekocefal 500mg) 1 viên x 3lần/ngàyx 5 ngày

Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng hoặc hạ huyết áp hoặc không đáp ứng với liều ban đầu hoặc nếu không có cải thiện lâm sàng sau 24 giờ:

  1. Bổ sung thêm Gentamicin IV 80mg

Theo dõi lượng nước tiểu và kháng sinh đồ để điều chỉnh liều kháng sinh

II. Viêm nội mạc tử cung:

Nếu viêm nội mạc tử cung nhẹ, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn:

  • Co-amoxiclav PO (Claminat 625mg) 1viên x 3 lần/ngày

Nếu không cải thiện, có dấu hiệu của nhiễm khuẩn hoặc bệnh nhân không thể uống được:

  • Co-amoxiclav IV (Augmentine 1.2g) 1 lọ x 3 lần/ngày
  • Hoặc Cefuroxime IV (Zinacef 750mg) 2 lọ x 3 lần/ngày + Metronidazole IV 500mg 1 chai x 3 lần/ngày

Nếu triệu chứng lâm sàng cải thiện trong vòng 48 giờ, chuyển sang kháng sinh uống:

  • Co-amoxiclav PO (Claminat 625mg) 1 viên x 3 lần/ngày + amoxicillin PO 250mg 1 viên x 3 lần/ngày trong 5 ngày

Trường hợp dị ứng penicillin nhẹ (chỉ nổi mẩn):

  • Cefadroxil PO (Mekocefal 500mg) 1 viên x 3 lần/ngày + Metronidazole PO 250mg 2 viên x 3 lần trong 5 ngày.

Trường hợp dị ứng penicillin nặng:

  • Clindamycin IV (Dalacin C 600mg) 1 lọ x 1 lần/ngày trong vòng 24 đến 48 giờ
  • Sau đó chuyển sang kháng sinh uống: clindamycin PO (Dalacin C 300mg) 1 viên x 2 lần/ngày trong vòng 5 ngày.

Tuy nhiên, phác đồ này không bao trùm vi khuẩn gram (-) và nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng, tụt huyết áp, không đáp ứng với liều ban đầu hoặc nếu triệu chứng lâm sàng không cải thiện sau 24 giờ:

  • Bổ sung thêm Gentamicin IV

Kiểm tra âm đạo, nước tiểu, máu để điều chỉnh liều kháng sinh.

III. Sốt trong quá trình chuyển dạ:

  • Amoxicillin IV 2g + metronidazole IV 500mg liều ban đầu
  • Sau đó Amoxicillin IV 1g 1 lọ x3 lần/ngày + metronidazole IV 500 mg 1 lọ x 3 lần/ngày cho đến khi chuyển dạ.

Nếu dị ứng penicillin:

  • Clindamycin IV (Dalacin C 600mg) 1 lọ x1lần/ngày cho đến khi chuyển dạ.

Bổ sung thêm gentamicin IV ngay lập tức nếu bệnh nhân nhiễm trùng nặng, hạ huyết áp, không đáp ứng với liều ban đầu.
Nếu triệu chứng lâm sàng xấu đi hoặc không có cải thiện lâm sàng sau 24 giờ:

  • Tham khảo kháng sinh đồ.

Việc sử dụng kháng sinh tiếp tục sau khi chuyển dạ phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.
Thời gian sử dụng kháng sinh uống tối đa là 5 ngày nếu như cần thiết phải chỉ định kháng sinh sau khi sanh.

IV. Dự phòng nhiễm Strep nhóm B trong chuyển dạ:

Khi cần thiết chỉ định kháng sinh dự phòng thì kháng sinh này cần được bắt đầu ngay khi có chẩn đoán chuyển dạ, kháng sinh nên được tiêm ít nhất 2 giờ trước khi chuyển dạ để đạt hiệu quả tốt đa.

  • Liều: Benzylpenicillin IV 3g liều đầu sau đó IV 1.2g mỗi 4 giờ sau khi chuyển dạ.

Nếu dị ứng penicillin:

  • Clindamycin IV 900mg mỗi 8 giờ sau khi sinh.
Việc dự phòng này không nên làm thường quy, ngoại trừ trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao bị viêm màng trong tim và kháng sinh được sử dụng điều trị trong dự phòng viêm màng ối sau mổ lấy thai.

Những bệnh nhân này nên được chỉ định kháng sinh có hiệu quả trên chủng vi khuẩn gây viêm màng trong tim (Streptococci, Staphylococcus aureus và enterococci)

  • Nên được chỉ định co-amoxiclav (augmentine 1.2g) do có tác dụng trên enterococci, không chỉ định Cefuroxime (Zinacef 750mg) do không có tác dụng trên enterococci.


V. Dự phòng trong mổ lấy thai:

 Mổ lấy thai chủ động:

  • Thuốc lựa chọn đầu tiên: Co-amoxiclav IV (Augmentine 1.2 g) tiêm ngay sau khi kẹp rốn.

Trường hợp dị ứng penicillin nhẹ (chỉ nổi mẫn) và không có nguy cơ viêm màng trong tim:

  • Cefuroxime IV (Zinacef 750mg) 2 lọ và Metronidazole IV 500mg sau khi kẹp rốn.

Trường hợp dị ứng penicillin nặng:

  • Clindamycin IV (Dalacin C 600mg) ngay sau khi kẹp rốn.

Trường hợp dị ứng penicillin và có nguy cơ cao viêm màng trong tim:

  • Teicoplanin IV 400mg + gentamicin IV 1.5mg/kg + metronidazole IV 500mg sau khi kẹp rốn.

Nếu đã có nhiễm MRSA trước đó:

  • Teicoplanin IV 400mg + gentamicin IV 1.5mg/kg + metronidazole IV 500mg sau khi kẹp rốn.

Mổ lấy thai cấp cứu:

  • Chỉ sử dụng kháng sinh dự phòng trong những trường hợp mổ lấy thai chủ động, ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân dị ứng penicillin nặng và có sốt trong thời gian chuyển dạ thì nên chỉ định clindamycin.
  • Những bệnh nhân này yêu cầu phải sử dụng thêm liều gentamicin IV 1.5mg/kg để điều trị nhiễm khuẩn gram (-). Nếu như bệnh nhân này đã được chỉ định gentamicin thì sau đó không thêm liều bổ sung nào ngoại trừ liều cuối cùng được tiêm hơn 8 giờ trước đó.

VI. Nhiễm khuẩn vết thương mổ lấy thai:

Nếu bệnh nhân không có tiền sử nhiễm MRSA hoặc bị đề kháng thuốc:

  1. Flucloxacillin PO 500 mg 1 viên x 1 lần/ngày + metronidazole PO 250mg 2 viên x 3 lần/ngày trong 7 ngày

Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc thất bại khi sử dụng kháng sinh uống:

  • Flucloxacillin IV 1-2g x 1 lần/ngày và metronidazole IV 500mg x 3lần/ngày

Trong trường hợp dị ứng penicillin:

  • Clindamycin PO (Dalacin C 300mg) x 2 lần/ngày trong 7 ngày


Tài liệu tham khảo:

Dr Vivienne Weston, Annette Clarkson, Dr Jane Rutherford, Dr A Simm, Dr V Kamdem, Guideline for antibiotics in obstertrics, Feb 2009, will update 2011