Chào bạn,
Chúc mừng bạn vì test Coombs trực tiếp và gián tiếp âm tính. Bạn không cần phải xét nghiêm thêm Anti-D nữa. Nếu bạn có ý định thêm cháu thứ 3 thì nên tiêm phòng Anti-D (tên biệt dược hiện có trên thị trường VN là Rhophylac) 3 lần: vào tuần thứ 28, 34 và ngay sau sinh để dự phòng bệnh lý tán huyết cho thai kỳ sau. Với thai kỳ lần 2 này vì bạn chưa có kháng thể chống rhesus nên thai nhi không bị ảnh hưởng. Riêng bản thân bạn khi chuyển dạ, như mọi thai phụ khác, ai cũng có tiềm năng nguy cơ băng huyết sau sinh. Nếu chẳng may bạn bị băng huyết sau sinh phải truyền máu với nhóm máu AB Rh dương thì nguy hiểm cho bản thân về sau. Do vậy, bạn cần nhập viện trước dự sinh từ 7- 10 ngày để chuẩn bị máu hiếm.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em có thể dưỡng thai, và cần phải khám thai định kỳ để theo dõi từng giai đoạn phát triển của thai nhi.
BS. CKII. Dương Phương Mai
Khoa Kế hoạch Gia đình - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Với các số đo như trên, ước tính cân nặng thai của bạn từ 2200 – 2400g, hơi nhỏ so với tuổi thai. Dây rốn quấn cổ 1 vòng vẫn có thể sinh thường, tùy thuộc vào quấn chặt hay lỏng, có ảnh hưởng đến tuần hoàn rốn hay không. Bạn cần theo dõi cử động thai mỗi ngày, nếu thai máy yếu cần vào bệnh viện ngay.
Nếu bạn có giấy chuyển bảo hiểm y tế hoặc bạn sinh trong vòng 24 giờ từ khi vào viện thì bạn được hưởng BHYT theo qui định (người bệnh trả 30%), nếu bạn không có giấy chuyển và sinh sau 24 giờ kể từ khi vào viện thì bạn được hưởng 20% và phải chi trả 80%. Khi vào bệnh viện Từ Dũ, nếu yêu cầu sinh dịch vụ bạn cần đăng ký trước. Muốn đăng ký phòng nằm dịch vụ thì sau khi sinh hay mổ bạn đăng ký.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Với triệu chứng lâm sàng ngứa vùng âm hộ kèm xét nghiệm khí hư như trên thì bạn có hiện tượng viêm âm hộ âm đạo do vi nấm + tạp khuẩn. Đang mang thai 10 tuần bạn cần vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ và nước sạch 2- 3 lần mỗi ngày, thay quần lót 2 – 3 sau mỗi lần vệ sinh, giữ khô và thoáng. Sau 2 tuần nếu không giảm triệu chứng bạn có thể khám lại để được dùng thuốc thích hợp.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Thai bạn sau 3 ngày túi thai lớn thêm 3mm là có tiến triển. Tuy nhiên, tình trạng thai chưa ổn định nên vẫn còn ra huyết. Với tuổi thai <6 tuần 3 ngày khó quan sát thấy tim thai. Trước hết bạn nên tiếp tục dưỡng thai và chờ đến 7 ngày sau siêu âm đánh giá lại. Dưỡng thai bằng các nghỉ ngơi, kiêng giao hợp và dùng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Ở bất kỳ tuổi thai nào, khi có các dấu hiện bất thường như ra huyết âm đạo, gò tử cung, đau bụng, ra nước, nhức đầu hoa mắt chóng mặt là cần đi khám ngay. Trường hợp của bạn thai 4 tháng và bụng căng cứng nên khám ngay để bác sĩ đánh giá tình trạng thai nhi và mẹ để điều trị thích hợp.
Prenatal chứa đa sinh tố và các vi chất có lợi cho thai kỳ. Bạn bị nghén nhiều nên giảm 3 kg trong 3 tháng đầu, hiện tại vẫn còn hành nên dễ bị nôn. Khi nào ăn uống dễ dàng hơn bạn có thể dùng tiếp. Nếu bạn ăn uống đầy đủ các chất đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng kèm thêm 2 ly sữa Friso mama mỗi ngày là đủ dinh dưỡng. Chúc bạn và bé khỏe.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Thai nhi nằm trong buồng ối và có các cử động tay chân, xoay người, nuốt…Dây rốn nằm trong buồng ối, với những cử động thai nhi, nhất là những cử động xoay người làm dây rốn quấn quanh thai, có khi quấn quanh thân người, có khi quấn quanh cổ. Số vòng dây rốn quấn từ 1 đến nhiều vòng. Bên trong dây rốn có mạch máu nuôi dưỡng thai, nếu có sự chèn ép dây rốn gây chèn ép mạch máu làm cản trở lưu thông máu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai.
Những trường hợp dây rốn quấn chặt cổ, quấn nhiều vòng gây chèn ép rốn và chèn ép mạch máu ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Khi đó thai sẽ bị ngạt và cần mổ ngay để cứu sống bé nếu tuổi thai có khả năng nuôi sống.
Có khá nhiều trường hợp dây rốn quấn cổ thai, nhưng quấn lỏng, không gây chèn ép và không ảnh hưởng đến lưu lượng máu qua động mạch rốn nên thai phụ vẫn có thể sanh thường. Điều quan trọng là thai phụ cần theo dõi cử động thai mỗi ngày, nếu thai máy yếu cần khám ngay. Khi chuyển dạ, thầy thuốc cần theo dõi sát tim thai, nếu có dấu hiệu suy thai thì mổ cấp cứu.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Sắt và acid Folic rất cần thiết cho thai phụ. Theo Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo nên bổ sung sắt và acid folic từ trước mang thai 3 tháng và kéo dài đến sau sinh 1 tháng.
Liều bổ sung bình thườngmỗi ngày 1 viên là đủ. Riêng với những thai phụ có dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt có thể bổ sung 2 viên mỗi ngày.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Con so + Khung chậu hẹp và thai > 2700g là có chỉ định mổ lấy thai. Tuổi thai trưởng thành (từ 38 tuần trở lên) là có thể mổ được.
Nếu bạn thuộc diện bảo hiểm y tế cần mang thẻ BHYT (có dán ảnh) + thẻ gia hạn BHYT + giấy chuyển viện BHYT (Mỗi loại photo 2 bản.)
Chúc bạn và bé khỏe.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Với thai 11 tuần, tử cung còn nằm trong tiểu khung, bụng chưa lớn nên hầu như chưa thay đổi cảm giác da vùng bụng. Trường hợp của bạn thấy căng, nóng, rát da vùng bụng bên phải là bất thường. Bạn nên đến bệnh viện khám để các bác sĩ tìm nguyên nhân và xử trí phù hợp.
Thân ái.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Hiện nay do tình trạng tiêm ngừa Rubella chưa được thực hiện một cách rộng rãi nên số thai phụ chưa được miễn dịch và có thể nhiễm trong quá trình mang thai. Khi mang thai nếu bị nhiễm nguyên phát (lần đầu) trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ thai nhi bị hội chứng Rubella bẩm sinh (mù, điếc, tật não nhỏ, bệnh tim bẩm sinh) lên đến 90%. Không điều trị được hội chứng rRbella bẩm sinh trong bào thai.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ