tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào em

Lời khuyên của chồng em đã đúng ở chỗ đang  động thai thì nên hạn chế đi lại. Các thuốc bác sĩ đã kê toa như trên, em có thể dùng theo hướng dẫn. Siêu âm hiện tại chưa được chứng minh là gây hại cho thai nhi. Điều em cần lưu ý là nếu thai em ở khoảng tuổi thai 12-14 tuần thì em cần tái khám theo hẹn để được tầm soát tiền sản cho thai như siêu âm độ mờ da  gáy, xét nghiệm máu double test… Chúc em sớm ổn đĩnh thai kỳ.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào em

Hình ảnh siêu âm như trên gợi ý khả năng  động thai của thai kỳ sớm. Nguy hiểm hay không tùy thuộc sự tiến triển của dấu hiệu động thai, nghĩa là khối tụ dịch hay bóc tách túi thai này có lớn lên nhanh hay thoái triển rồi hết. Hiện tại (5%) là mức động thai nhẹ, em cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì khả năng thai trở lại bình thường rất cao. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định, em nên nghỉ ngơi, hạn chế đi lại, kiêng quan hệ vợ chồng ít nhất trong 2 tuần đến. Sau 2 tuần, em cần tái khám lại nhe. Nếu có dấu hiệu bất thường như đau bụng nhiều hoặc ra máu âm đạo nhiều thì em phải khám lại ngay.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Bạn thân mến!

Có nhiều trường hợp như bạn, nghĩa là ngay sau khi tiêm ngừa rubella thì phát hiện có bầu hoặc có bầu sau khi tiêm chưa đến 1 tháng, mặc dù khi tiêm ngừa đã được tư vấn là không nên có bầu trong 3 tháng sau đó. Một điều may mắn là nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh là thai nhi trong những trường hợp này chưa phát hiện dị tật do việc tiêm ngừa rubella gây ra. Người ta lý giải điều này là do độc tố trong vaccine tiêm ngừa rubella đã được làm giảm độc lực đi rất nhiều so với độc tố của virus rubella do nhiễm nguyên phát. Chính vì vậy, rubella trong trường hợp tiêm ngừa có tác dụng giúp cơ thể nhận diện kháng  nguyên để tạo kháng thể chống lại rubella mà thôi. Tuy nhiên, để có sự đảm bảo an toàn tuyệt đối thì bác sĩ vẫn sẽ khuyên bạn đừng vội có bầu trong 3 tháng sau đó.

Như vậy, bạn không nên quá lo lắng. Bạn tiếp tục dưỡng thai, khám định kỳ và làm đầy đủ các xét nghiệm tầm soát trước sinh, bạn nhé.

Chúc bạn thai kỳ an toàn và thai nhi khỏe mạnh.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Em gái thân mến,

Dấu hiệu động thai với hình ảnh “cực dưới bánh nhau có vùng echo kém 11x25mmm” ở tuổi thai từ 11-14 tuần (đo độ mờ da gáy) chưa phải là quá nguy hiểm. Em đã đi khám thì nên dùng thuốc theo toa và nghỉ ngơi, hạn chế đi lại nhiều, nhằm tránh động thai nhiều hơn, chứ không phải là “nằm bất động” như em mô tả.

Dấu hiệu đáng lo lắng hơn, đó là “ mỗi khi đứng dậy, huyết trắng và nước ra rất  nhiều”! Mô tả như vậy thì không biết em có bị vỡ ối non hay viêm âm đạo nhiều không? Em nên đi khám lại để bác sĩ xác định tình trạng ối hoặc viêm nhiễm âm đạo để có xử trí phù hợp ngay kẻo nguy hiểm cho em cũng như thai nhi.

Siêu âm giúp xác định khả năng bị hở eo tử cung được thực hiện khoảng tuần thai 14 trở lên hoặc khi có chỉ định của bác sĩ, tùy theo triệu chứng khám được.

Mong em bình tĩnh, không quá lo lắng và nên đi khám lại nếu các dấu hiệu em mô tả  không giảm.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Trường hợp của cháu: 

  • Về nhiễm  Rubella: Với xét nghiệm ngày 23/10 và ngày 26/10 (đúng ra làm xét nghiệm này tại cùng một cơ sở thì sự so sánh để giải thích diễn tiến bệnh sẽ chính xác hơn) cho thấy cháu mới nhiễm Rubella- với IgM dương tính (ngày 23/10) và IgG từ âm tính (ngày 23/10) chuyển sang dương tính (ngày 26/10) cho thấy có tình trạng nhiễm cấp tính Rubella trong khoảng 2 tuần trở lại, tương ứng tuổi thai khoảng 15-16 tuần.

Tỉ lệ biến chứng trên thai nhi do nhiễm Rubella trong thai kỳ thay đổi theo tuổi thai lúc bị nhiễm. Thai  càng nhỏ, biến chứng càng nhiều và nặng. Với tuổi thai 15-16 tuần, tỉ lệ biến  chứng dao động ở mức 25-35% với dị tật chủ yếu là điếc bẩm sinh.

       
  • Kết quả xét nghiệm triple test, thực hiện ở quý 2 thai kỳ chủ yếu để tầm soát dị tật bẩm sinh về nhiễm sắc thể 13,18,21 và dị tật ống thần kinh thai nhi. Xét ngiệm  này không phát hiện tất cả các biến chứng do Rubella gây ra.
  • ThS. BS. Ngô Thị Yên
    Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Nguy cơ thấp là ít nghĩ đến, nghĩa là khả năng thai nhi mắc phải các hội chứng kể trên là rất thấp. Nói chung là đáng mừng.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Chào bạn,

Zona thần kinh là do virus Zona – Varicelle gây ra, cùng nhóm virus gây thủy đậu, tuy nhiên thai  phụ bị zona thần kinh, mức độ ảnh hưởng trên thai ít hơn bệnh thủy đậu. Nếu đang mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu và gần ngày sinh mà bạn mắc phải bệnh  này đôi khi gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và trẻ sơ sinh. Nếu bạn đã khỏi bệnh thì có thể mang thai được bạn ạ.  

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Dovicin là kháng sinh, có thể dùng điều trị tình trạng nhiễm trùng hô hấp, da, sinh dục, niệu,…Tránh dùng ở phụ nữ có thai và cho bé bú vì có thể ảnh hưởng đến xương và răng của bé  (thuốc làm đổi màu ở xương và răng: vàng răng). Tùy vào liều dùng, thời gian sử dụng và tuổi thai khi sử dụng mà mức độ ảnh hưởng có khác nhau.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Thứ nhất, nếu chu kỳ kinh của bạn đều (từ 28 – 30 ngày) thì tuổi thai trong trường hợp này được tính theo KKC. Nếu chu kỳ kinh của bạn đều với vòng kinh 20 – 21 ngày thì rụng trứng sẽ là ngày thứ 7 của chu kỳ và tuổi thai được tính theo siêu âm. Thông thường, nếu tính theo siêu âm ở tuổi thai 12 tuần, sai số sẽ từ 3 – 5 ngày, thêm vào đó rất ít trường hợp có chu kỳ  kinh quá ngắn, nghĩa là rất ít khả năng rụng trứng vào ngày thứ 7 của chu kỳ. Vì vậy, sẽ tính tuổi thai theo ngày kinh cuối.

Thứ hai, bạn có tình trạng động thai, ra huyết thì nên nằm nghỉ ngơi dưỡng thai, kiêng giao hợp. Khi hết ra huyết vẫn nên đi lại nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng nề hoặc căng thẳng. Nguy cơ có thể bị nhau bám thấp về sau, vì vậy cần theo dõi vị trí nhau bám qua siêu âm sau mỗi 4 tuần.

Thứ ba, với kích thước và vị trí nhân xơ như vậy thì chưa có chỉ định mổ lấy thai. Bạn vẫn có khả năng sinh ngả âm đạo nếu không kèm những bất thường nào khác.

Thứ tư, khi lấy nước tiểu thường lẫn huyết trắng nên có vi trùng. Để xác định nhiễm trùng tiểu cần lấy nước tiểu giữa dòng và đảm bảo không lẫn huyết  trắng. 

Bạn đang bị huyết trắng màu xanh như vậy cần khám để xác định tác nhân gây viêm, từ đó điều trị thích hợp. Đối với phụ nữ mang thai, vẫn có thể dùng thuốc điều trị viêm âm đạo khi cần bạn ạ.

Thân ái chào bạn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ

Chào em

Về việc người vợ bị đứt và chuyển đoạn 1 nhiễm sắc thể, khi đó trứng em tạo ra sẽ có 2 loại: 1 loại chứa NST 12 bị đứt đoạn và 1 loại chứa NST 12 có thêm đoạn nhận từ NST đứt đoạn. Như vậy cả 2 loại trứng đều bất thường. Tuy nhiên, bất thường NST 12 thường ít gây thai dị tật (bằng chứng là em vẫn bình thường đó thôi) mà có nguy cơ sẩy thai khi mang thai. Nếu chồng em bất thường như em thì nhiều khả năng nguy cơ sẩy thai cao. Nhưng thực tết, chồng em bình thường, nên con em sẽ mang nhiễm sắc thể 12 đang bị hợp tử, tức là 1 chiếc bình thường (nhận từ chồng em) và 1 chiếc bất thường (nhận từ em). Do đó, về thể hình không có biểu hiện dị dạng, vì cho dù bất thường cả 2 chiếc 12 như em cũng có dị dạng đâu!! Vì vậy, em không nên quá lo lắng. Em vẫn có thể bơm tinh trùng để có thai hay IVF theo như các chỉ định thông thường.

Chúc em may mắn.

ThS. BS. Hoàng Thị Diễm Tuyết
Phó Giám đốc - BV Từ Dũ

 

Chào em   
  • Em có thể uống Ferrovit thay cho Mamanatal.
  •    
  • Nếu siêu âm mới có tim thai (thai 6-7 tuần), bác sĩ khám thai sẽ tư vấn để em làm một số xét nghiệm về máu, tầm soát tình trạng bệnh lý thalaasemia, nhiễm rubella, viêm gan, giang mai, HIV, nhằm có tư vấn thích hợp và kịp thời trong trường hợp xét nghiệm dương tính. Các xét nghiệm sang lọc tiền sản về các nguy cơ dị tật bẩm sinh được tầm soát được thực hiện vào khoảng  11 tuần- 13 tuần 6 ngày.
  •    
  • Khi đến khám, em nên mang theo tất cả giấy tờ liên quan thai đã có, kể cả siêu âm và xét nghiệm. Kết hợp dấu hiệu khám thực tế, bác sĩ sẽ quyết định có làm lại xét nghiệm hay không.
  •  

    ThS. BS. Ngô Thị Yên
    Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Tiêm ngừa rubella nghĩa là đưa một lượng kháng nguyên rubella với độc lực rất thấp vào cơ thể, nhằm giúp cơ thể nhận diện “kẻ thù” và tự tạo ra kháng thể để chống lại nếu lần sau kẻ thù có xâm nhập. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, sau tiêm ngừa, khách hàng sẽ được khuyên không mang thai trong vòng 3 tháng sau đó. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới ở vài ngàn  trường hợp vẫn giữ thai sau tiêm ngừa từ 1-3 tháng cho thấy không có trường hợp nào bị Rubella bẩm sinh do tiêm ngừa và cũng không có dị tật nặng nể cho thai nhi. Tổ chức Y tế Thế Giới không khuyến khích bỏ thai ở những trường hợp lỡ mang thai khi mới tiêm ngừa. Do đó, e không nên quá lo lắng và có thể tiếp tục dưỡng thai; nhớ khám thai đầy đủ, làm các xét nghiệm tầm soát tiền sản theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ