10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

Chào bạn

Thông tin bạn cung cấp thì tôi nghĩ bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế về nhi để được khám và tư vấn chi tiết hơn về tình trạng của bé

Thân mến

BS. Lê Thị Cẩm Giang
K. Dinh dưỡng tiết chế

Chào em

Thông tin về phân của bé mà bạn cung cấp thì tình trạng bé là bình thường nên bạn cứ tiếp tục cho bé bú.

Thân mến

BS. Lê Thị Cẩm Giang
K. Dinh dưỡng tiết chế

Chào bạn

 

Cân nặng và chiều cao bé trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi cân nặng bằng biểu đồ tăng trưởng in trong sổ sức khỏe của Bộ y tế. Nếu đường biểu diễn nằm ngang hoặc đi xuống, nguy cơ có thể thiếu cân. Về vận động, bé 6 tháng 15 ngày nếu chỉ biết lật, chưa biết làm gì khác thì bạn nên cho bé đến cơ sở y tế kiểm tra

Thân mến

BS. Lê Thị Cẩm Giang
K. Dinh dưỡng tiết chế



 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 

Chào em,

Cefurich 500mg có thành phần là kháng sinh Cefuroxim. Mẹ có thể cho bé bú trong thời gian mẹ sử dụng Cefuroxim. Tuy nhiên, mẹ nên theo dõi bé vì bé có thể gặp triệu chứng trên đường tiêu hóa như tiêu chảy.

Đối với thuốc Chymodk có thành phần Alpha chymotrypsin, hiện tại chưa có báo cáo đầy đủ về tác dụng có hại của thuốc đối với phụ nữ cho con bú. Do đó, em nên đến bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ tư vấn kĩ hơn và đưa ra lựa chọn phù hợp nhé!

Chúc em luôn vui khỏe.

DS. Lê Bảo Trang – Khoa Dược

Chào em,

Hiện tại, chưa có dữ liệu về sử dụng hydrocortisone kéo dài trên phụ nữ cho con bú. Một số khuyến cáo có thể cho trẻ bú cách 4 tiếng sau khi sử dụng thuốc nhằm giảm nguy cơ trẻ tiếp xúc với thuốc.

Em nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kĩ hơn và đưa ra lựa chọn phù hợp nhé!

Chúc em luôn vui khỏe.

DS. Lê Bảo Trang – Khoa Dược

20tháng 04

Chào chị,

Viên uống tinh dầu hoa anh thảo Blackmore Evening Primrose oil, một nguồn giàu acid gamma-linolenic (GLA), một loại acid béo omega-6 quan trọng cần cho tế bào thần kinh, màng tế bào và các chất tương tự hormon được gọi là prostaglandins. Các prostaglandin có nhiều tác động tại chỗ tương tự hormon trong đó có bao gồm sự điều chỉnh quá trình viêm ở mô. Các tình trạng liên quan đến viêm như eczema (chàm) có thể có lợi từ việc bổ sung acid béo omega-6 nếu tình trạng này nhẹ. Bổ sung dầu hoa anh thảo (EPO) có thể làm tăng một loại prostaglandin được biết đến với tên PGE1 và có thể giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Liều dùng theo hướng dẫn sử dụng: Người lớn: 1 - 3 viên/lần/ngày trong bữa ăn, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ em 6 - 12 tuổi: 1 - 2 viên/lần/ngày (cắt viên nang và lấy dầu trộn với sữa, nước trái cây, ngũ cốc), hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Trẻ em 2 - 6 tuổi: 1 viên/ngày (cắt viên nang và lấy dầu trộn với sữa, nước trái cây, ngũ cốc), hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Thành phần chính sản phẩm có bài tiết qua sữa mẹ. Một số các tác dụng có thể xảy ra khi sử dụng không đúng cách như: đau dạ dày, đau đầu, buồn nôn, phát ban,…

Theo một số tài liệu y khoa, tác dụng của việc bổ sung acid béo omega-6 trong thời kì mang thai và cho con bú vẫn chưa rõ và không khuyến cáo sử dụng. Một số tài liệu khác không khuyến cáo sử dụng tinh dầu hoa anh thảo trong thời kì mang thai và lựa chọn các thay thế an toàn hơn; không an toàn đối với phụ nữ cho con bú.

EPO không có công dụng liên quan đến tiết sữa, một nghiên cứu được thực hiện đối với 36 bà mẹ cho con bú trong giai đoạn 2 đến 6 tháng sau sinh đã uống 2g EPO (18 người uống sản phẩm có chứa EPO và 18 người uống giả dược) hai lần mỗi ngày.. Sau 8 tháng bổ sung, 18 bà mẹ cho con bú uống EPO không có phản ứng bất lợi nào được báo cáo ở trẻ bú mẹ. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh đầy đủ tính an toàn và hiệu quả của EPO.

Theo chị thông tin, mình không rõ lý do chị cần sử dụng viên uống EPO là gì. Mình xin cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến thành phần chính của sản phẩm chị tham khảo và chị nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn tận tình.

Thương chúc gia đình chị nhiều sức khỏe,

DS. Cao Phan Thu Hằng

Khoa Dược

Chào chị,

Sản phẩm chị đang sử dụng sau khi tra cứu theo tên là TPCN Provibiol Vitamins với thành phần chính Vitamin A (dạng Retinyl acetate & Beta Carotene) 500 IU, Vitamin C (dạng acid Ascorbic) 60mg, Vitamin D (dạng Cholecalciferol) 1000 IU, Vitamin E (dl-Alpha Tocophenyl Acetate) 45 IU, Vitamin K (dạng Phytonadione) 25mcg, Vitamin B1 (dạng Thiamine Mononitrate) 1.5mg, Vitamin B2 (dạng Riboflavin) 1.7mg, Niacin (dạng Niaciamide) 10mg, Vitamin B6 (dạng Pyridoxine Hydrochloride), Acid folic 200mcg, Vitamin B12 (dạng Cyanocobalamin) 2mcg, Biotin 65mcg, Acid Pantothenic (dạng D-Calcium Pantothenate) 5mg, Canxi (dạng calcium Carbonate) 500mg, Sắt (dạng Ferrous Fumarae) 18mg, Magie (dạng Oxit magie) 50mg, Kẽm (dạng Oxit kẽm) 8mg, Selenium (dạng Sodium Selenate) 8mcg, Copper (dạng cupric Oxide) 2mg, Mangan (dạng Mangan sulfat) 2mg, Crôm (dạng Crôm cloride) 25mcg, Lutein (Chiết xuất từ bông cúc vàng) 6mg và một số tá dược. Hướng dẫn sử dụng: sản phẩm giúp bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho người lớn trên 18 tuổi.

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ em, là nguồn dinh dưỡng thích hợp và còn chứa rất nhiều yếu tố sinh học như kháng thể, men và bạch cầu…Khi trẻ được 1-2 tuổi sữa mẹ cung cấp 30-40% nhu cầu năng lượng của bé. Từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi, chất lượng sữa mẹ bắt đầu giảm sút về thành phần dưỡng chất và các kháng thể. Tuy vậy sữa mẹ vẫn rất cần thiết và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Mặc dù không có một quy định cụ thể nào về thời điểm quyết định cai sữa cho bé và thời điểm cai sữa phụ thuộc vào từng cá nhân, hoàn cảnh gia đình. Thời điểm thích hợp để cai sữa cho trẻ là khi trẻ được 18-24 tháng tuổi, bên cạnh đó trẻ có sức khỏe bình thường, không bị ốm hay mắc bệnh.

Theo thông tin chị cung cấp, bé nhà chị ăn tốt và uống sữa công thức. Vậy hiện tại chị có nên cân nhắc giữa việc tạm hoãn việc cho trẻ bú mẹ, tiếp tục uống TPCN tăng cường sức đề kháng và việc vừa cho trẻ bú mẹ, vừa uống TPCN tăng cường sức đề kháng vì hầu hết các chất đều đi qua sữa mẹ, việc có hay không dư thừa các vitamin và khoáng chất trong trường hợp trẻ đã được cung cấp đủ dinh dưỡng qua khẩu phần ăn. Chị nên đến cơ sở khám chữa bệnh, phòng khám để được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Thương chúc gia đình chị nhiều sức khỏe,

DS. Cao Phan Thu Hằng

Khoa Dược

Em Ngọc Thảo thân mến.

Con bạn hiện tăng cân như trên là ổn nên đừng lo lắng nhé, khi trẻ lớn thì số lần đi cầu sẽ giảm dần, phân của trẻ cũng sệt dần,  mỗi ngày đi cầu là bình thường. Em bé cũng giống như người lớn khoảng 3 đến 4 giờ ăn hoặc bú một lần, nên ban đêm nếu trẻ thức dậy thì mẹ có thể cho bé bú, nếu trẻ không thức giấc mà vẫn ngủ thì mẹ cũng không cần đánh thức trẻ vì giấc ngủ ban đêm, giấc ngủ sâu sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt thể chất, tâm thần vận động. Trẻ nếu bú, ngủ, chơi tăng cân đều đều thì ba mẹ không cần lo lắng nhé. 

Chúc em nuôi con khỏe, xin chân thành cảm ơn.

BS. CK2. Võ Thị Đem
Khoa Dinh dưỡng tiết chế

Em Duyên thân mến. 

Hiện tại con em tăng cân trong thời gia qua là phù hợp. Trẻ càng lớn thì cân nặng sẽ lên chậm dần so với các tháng đầu tiên, khi trẻ càng lớn thì nhu cầu Canxi, sắt càng nhiều nên trẻ thường giật mình, ngủ không yên, trẻ càng lớn các dấu hiệu này sẽ rõ bé chậm tăng cân, tóc sẽ rụng vành khăn , răng mọc chậm, hay ọc sũa hoặc nôn khóc đêm.... Việc bổ sung vitamin và các khoáng chất em nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời.

Chúc em nuôi con khỏe. 

BS. CK2. Võ Thị Đem
Khoa Dinh dưỡng tiết chế

Em Duyên thân mến.

Em không cho biết thông tin con em cân nặng lúc sinh, cân nặng hiện tại, số lần trẻ bú trong ngày, khoảng  cách thời gian giữa 2  lần bú, hiện tại em nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức ?

Nếu con em sinh đủ tháng thì cân nặng lúc sinh trung bình khoảng 3.000g đến 3.200g, khi trẻ 5 tháng cân nặng khoảng 5.500g, tính trung bình thể tích dạ dày của trẻ khoảng150ml- 160ml, khi bú dạ dày trẻ có thể chứa 2/3 thể tích hiện có, tương dương với gần 100ml sữa, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ khoảng gần 500 Calo-600 Calo/ 24 giờ. trong khi đó sữa mẹ ở giai đoạn này mỗi 100ml đạt khoảng 65 Calo. Vậy thì con em phải bú khoảng 900ml sũa/ 24 giờ mới đủ nhu cầu khuyến nghị.

Chúc em nuôi con khỏe.

BS. CK2. Võ Thị Đem
Khoa Dinh dưỡng tiết chế

Chào em

Nếu mẹ bị viêm gan B thì xét nghiệm đánh giá chức năng gan xem có bị ảnh hưởng không. Sau đó xét nghiệm nồng độ virus viêm gan trong máu xem ở ngưỡng nào. Nếu nồng độ cao khả năng lây nhiễm cho bé sẽ cao thì phải điều trị thuốc ức chế virus từ tuần thai thứ 24-28. Nếu nồng độ virus trong máu thấp thì chỉ cần theo dõi không điều trị đặc hiệu gì cả. Lúc bé sinh ra sẽ tiêm ngừa 2 loại vừa kháng thể và kháng nguyên viêm gan B cho bé. Nếu tuần thủ khám xét nghiệm đánh giá đầy đủ theo phác đồ thì khả năng lây nhiễm cho em bé sẽ rất thấp (<3%).

BS. CK2. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Công tác xã hội

08tháng 03

Chào chị,

Sắt đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, là chất thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của não và hệ thống thần kinh của trẻ. Sắt cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin), vận chuyển O2 và CO2, phòng bệnh thiếu máu và tham gia vào thành phần các men oxy hóa khử. Nếu thiếu nhẹ, hay thiếu trong giai đoạn ngắn, trẻ sẽ không có triệu chứng. Nếu thiếu sắt nặng kéo dài thì dấu hiệu là trẻ xanh xao, nhợt nhạt, mệt nhỏi, tóc khô, móng tay giòn, sức đề kháng giảm, trẻ dễ bị nhiễm trùng.

Cách bổ sung sắt phổ biến và an toàn để dự phòng thiếu sắt hoặc bổ sung sắt ở trẻ thiếu sắt mức độ nhẹ: những loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu…), hải sản ( cá ngừ, cá hồi, tôm, cua, nghêu, sò…), gia cầm, trứng và nội tạng động vật như gan, thận; các loại rau có màu xanh đậm (rau bó xôi, rau muống, bông cải xanh…), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây khô…

Trên thị trường có rất nhiều dược phẩm chứa sắt với thành phần, hàm lượng và dạng bào chế khác nhau, việc bổ sung thuốc sắt cần có chỉ định của bác sĩ, vì vậy chị nên định kỳ đưa trẻ đến khám và theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế chuyên khoa phù hợp để được tư vấn. Một số lưu ý khi cho trẻ sử dụng thuốc sắt:

- Nên dùng chung với Vitamin C hoặc những thực phẩm giàu Vitamin C để tăng hấp thu sắt.

- Trường hợp uống sắt khi đói bị đau bụng, nôn mửa,… do kích ứng dạ dày có thể sử dụng thuốc trong hoặc sau bữa ăn.

- Sữa có thể tương tác làm giảm hấp thu sắt.

- Thuốc có thể làm trẻ đi tiêu phân đen.

Lưu ý các biểu hiện cấp tính của ngộ độc sắt như nôn mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy, có máu trong phân….  Các triệu chứng trễ hơn gồm môi, móng tay và lòng bàn tay ngả màu xanh, lơ mơ, nhợt nhạt, co giật, thở nhanh và nông… Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.

Thương chúc gia đình chị nhiều sức khỏe,

DS. Cao Phan Thu Hằng

Khoa Dược

1234567
...

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ