banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

Kết quả xét nghiệm nước tiểu

Hỏi - 01/08/2014
Gửi bác sĩ : em tên Duyên 26 tuổi, em mang thai đựợc 16-17 tuần. Chiều ngày 4/7/2014, em làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Tuy nhiên em làm xét nghiệm sau khi ăn. Kết quả xét nghiệm huyết học của em như sau: WBC 17.1 Neu 72.2 Lym 18.9 Mono 7.1 Eos 0,624 Baso 1.18 RBC 4.51 Hb 13.1 Hct 39.4 MCV 87.5 MCH 29.0 MCHC 33.2 RDW 15.2 PLT 396 MPV 7.99. Kết quả xét nghiệm nước tiểu của em như sau: Urobilinogen 1.7 ; Glucose : Âm tính ; Ketone + 1.5 ; Bilirubin : Âm tính ; Đạm +++ 5.0 ; Nitrite Âm tính ; pH 5 Máu +++ 300 ; Tỉ trọng 1.025 ; Bạch cầu ++ 75 ; Sau khi đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu của em, bác sĩ bảo em có đạm và máu trong nước tiểu nên có nguy cơ tiền sản giật. Nên bác sĩ cho thuốc về uống và mua máy đo huyết áp về đo. Trước đó em có điều trị quá kích buồng trứng sau khi bơm IUI và vào ngày xét nghiệm nước tiểu em bị ra ít huyết do bị xước cổ tử cung. Ngoài ra em cũng bị ra ít huyết màu nâu nhạt và có mùi hôi. Em mong bác sĩ cho em hỏi kết quả như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi không ạ? Em nên ăn uống thế nào để giảm nguy cơ tiền sản giật? Em xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều
Trả lời
Chào em,

Bệnh lý tiền sản giật xuất hiện sau 20 tuần tuổi thai với dấu hiệu: CHA, phù cao (Phù nhẹ: mắt, tay,…) và tiểu đạm (dấu hiệu này xuất hiện sau cùng). Tiền sản giật có thể xuất hiện sớm hơn nếu sản phụ có CHA sẵn (tiền sản giật ghép trên CHA mãn). Do đó, với những thông tin em cung cấp, em không nói rõ là có CHA trước đó hay không và huyết áp hiện tại của em nên cũng khó có chẩn đoán rõ ràng. Ngoài ra, có đạm hay máu trong nước tiểu có thể là dấu chứng của một số bệnh lý khác như: nhiễm trùng tiểu không có triệu chứng, bệnh lý thận,… Do đó, tốt nhất em nên tái khám trở lại để bác sĩ có chẩn đoán và điều trị cụ thể.

Thân mến,

ThS. BS. Trần Thị Nhật Thiên Trang
K. Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ