banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

14/04/2011

Tính khả thi và độ an toàn của PTNS cắt tận gốc hoàn toàn tử cung kết hợp nạo hạch chậu trong điều trị ung thư CTC giai đoạn sớm tại BV TD

BS. CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi
BS. Nguyễn Thị Thanh Tâm
BS. CKII. Phạm Việt Thanh
Bệnh viện Từ Dũ

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: nhận xét tính khả thi và độ an toàn của phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt tận gốc hoàn toàn tử cung và nạo hạch chậu đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm.

Phương pháp: báo cáo hàng loạt ca các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn IA1, IB1 theo FIGO, đều được tiến hành thực hiện PTNS cắt tận gốc hoàn toàn tử cung và nạo hạch chậu, tại bệnh viện Từ Dũ TP Hồ chí Minh; và không có truờng hợp nào chuyển mổ hở.

Kết quả: từ tháng 5/2007 – 12/2007 có 4 bệnh  nhân được tiến hành phẫu thuật và đã có một số các kết quả ghi nhận lại như sau: kết quả giải phẫu bệnh lý đều có 3 bệnh nhân ung thư tế bào gai, và 1 bệnh  nhân bị ung thư tế bào tuyến cổ trong; bờ phẫu thuật trên mẫu bệnh phẩm đều cách xa sang thương, tuổi trung bình là 46 (38 - 52 tuổi), chỉ số khối trung bình là 23,7 kg/m2 (21-27,2 kg/m2), thời gian phẫu thuật  trung bình là 213 phút (120 – 280 phút),  lượng máu mất trong mổ trung bình là 138 ml (100 – 200 ml), thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 4 ngày (3 - 5 ngày), không có bệnh nhân nào phải truyền máu trong lúc mổ và không có trường hợp tai biến nào xảy ra trong và sau mổ.

Kết luận: PTNS cắt tận gốc hoàn toàn tử cung  và nạo hạch chậu trong điều trị ung thư cổ tử cung đã giúp bệnh nhân tránh được  những khó chịu mà bệnh nhân phải chấp nhận khi mổ bụng hở, rút ngắn thời gian hồi phục, nhưng phương pháp điều trị này phải do những phẫu thuật viên ung thư phụ khoa đã được huấn luyện về PTNS thực hiện.

SUMMARY

Objective: evaluate the feasibility and safety of total laparoscopic radical hysterectomy combined with lymphadenectomy for  early cervical carcinoma.

Method: case series of the patients had early cervical cancer FIGO stage IA1- IB1. All the patients underwent a total  laparoscopic radical hysterectomy with pelvic lymphadenectomy at TU DU hospital, and none of the surgeries required conversion to laparotomy.

Results: from 5/2007 – 12/2007, 4 patients underwent total laparoscopic radical hysterectomy with pelvic lymphadenectomy. 3 patients had squamous cell carcinoma and, 1 patient had adenocarcinoma. The  surgical margins were free of disease in all cases. The mean age was 46 ( range 38 – 52 years), body mass index was 23,7 kg/m2 (range 21-27,2 kg/m2), operative time was 213 minutes (range 120 – 280 minutes) and blood loss was 138 ml (range 100 – 200 ml). The median length of stay was 4 days (range 3 - 5 days). No patients required an intraoperative blood and no complications occurred during and after procedure.                              

Conclusion: Laparoscopic treatment of cervical cancer offers the potential benefits of decreased discomfort with decreased convalescence time, but it should be reserved for gynecological oncologic surgeons trained in extensive laparoscopic procedures.

Trích HN Việt - Pháp lần 8, năm 2008