banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

03/08/2022

Vệ sinh máy hút sữa đúng để bảo vệ trẻ

CNHS Đinh Thị Huyền Trang lược dịch

Phòng Công tác xã hội

 Theo luật lao động Việt Nam, các bà mẹ sau sinh được nghỉ Bảo hiểm xã hội 6 tháng. Đối với những bà mẹ đang thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, việc đi làm trở lại có thể gây trở ngại khi cho con bú trực tiếp. Để đảm bảo nguồn sữa cho con ăn hàng ngày, đảm bảo nguồn hỗ trợ miễn dịch vô giá mà không có sữa công thức nào thay thế được nhiều mẹ sẽ tìm đến các công cụ hỗ trợ để tiếp tục hành trình nuôi con bằng sữa mẹ được thuận lợi. Một trong những công cụ hỗ trợ đó là máy hút sữa. Tùy điều kiện kinh tế gia đình, các mẹ lựa chọn những máy hút sữa phù hợp. Để giúp con được khỏe mạnh, mẹ cũng tìm hiểu và học cách vệ sinh máy hút sữa nhé.

Hút sữa là một cách để cung cấp sữa mẹ cho con bạn. Tuy nhiên, vi trùng có thể phát triển nhanh chóng trong sữa mẹ hoặc cặn sữa mẹ còn sót lại trên các bộ phận của máy hút. Một số hướng dẫn sau có thể giữ cho máy hút sữa của bạn sạch sẽ và giúp bảo vệ em bé của bạn khỏi những vi trùng này. Nếu con bạn sinh non hoặc có các vấn đề sức khỏe khác, bạn cần tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để hút sữa an toàn.

Trước mỗi lần sử dụng:

  1. Rửa tay: Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trong 20 giây.
  2. Kiểm tra các bộ phận máy: Kiểm tra xem bộ máy hút sữa hoặc dây ống hút có bị mốc hoặc bẩn trong quá trình bảo quản hay không. Nếu có hãy thay dây mới trước khi sử dụng. 
  3. Vệ sinh sạch sẽ nếu dùng chung máy hút sữa: Lau sạch mặt đồng hồ, công tắc nguồn và mặt bàn bằng chất khử trùng.

Rửa sạch tay trước mỗi lần hút sữa

Sau mỗi lần sử dụng:

1. Bảo quản sữa đúng cách

Đậy nắp bình thu gom sữa hoặc niêm phong túi lấy sữa, dán nhãn ghi ngày giờ và đặt ngay vào tủ lạnh, tủ đông hoặc túi làm lạnh với đá.

Nếu hộp thu gom sữa được lưu trữ tại bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc trẻ em, hãy ghi thêm tên trẻ vào nhãn.

2. Làm sạch khu vực đặt máy hút sữa : Đặc biệt tại các cơ quan làm việc của mẹ có phòng hút sữa và sử dụng chung máy bơm, hãy lau sạch mặt đồng hồ, công tắc nguồn và mặt bàn bằng khăn lau khử trùng.

3. Tháo và kiểm tra máy hút sữa: Tách rời ống của máy hút sữa và tách tất cả các bộ phận tiếp xúc với sữa mẹ (ví dụ: van, màng, đầu nối và bình lấy sữa).

4. Rửa sạch các bộ phận hút và các bộ phận khác của máy hút sữa: Rửa sạch các bộ phận của máy hút sữa tiếp xúc với vú mẹ / sữa mẹ dưới vòi nước chảy để loại bỏ sữa còn sót lại. Vệ sinh các bộ phận máy khác có tiếp xúc với sữa mẹ .

Để đảm bảo loại bỏ thêm các vi trùng gây hại, hãy vệ sinh các bộ phận của máy hút sữa ít nhất một lần mỗi ngày. Việc vệ sinh này đặc biệt quan trọng nếu con bạn dưới 2 tháng tuổi, sinh non hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch do bệnh tật hoặc điều trị y tế (chẳng hạn như hóa trị ung thư). Việc vệ sinh bộ phận máy hút hàng ngày có thể không cần thiết đối với trẻ lớn hơn, khỏe mạnh, nếu các bộ phận được vệ sinh cẩn thận sau mỗi lần sử dụng. Vệ sinh tất cả các vật dụng (ngay cả cọ rửa bình sữa và chậu rửa).

Bảo quản an toàn kể cả khi chưa sử dụng đến

Sau khi đã vệ sinh máy sạch sẽ và để khô ráo nhưng chưa có nhu cầu dùng đến thì cũng nên bảo quản máy hút sữa trong một khu vực sạch sẽ để tránh bị nhiễm bẩn trong quá trình bảo quản.

-       Rửa tay. Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước.

-       Lắp ráp lại. Đặt các bộ phận máy bơm sạch và khô lại với nhau.

-       Đặt máy đã lắp ráp lại vào một khu vực sạch sẽ, bảo vệ bên trong túi bảo quản thực phẩm không sử dụng, có thể niêm phong. Bảo quản bồn rửa và cọ rửa bình/ máy ở một khu vực sạch sẽ.

Phòng vắt sữa dành cho nhân viên y tế tại bệnh viện Từ Dũ

 

Nguồn: https://www.cdc.gov/hygiene/childcare/breast-pump