banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

18/07/2022

Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh

CÁC BƯỚC CHĂM SÓC THIẾT YẾU BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH SỚM TRONG VÀ NGAY SAU SINH

 

1.Lau khô và ủ ấm; cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên bụng mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh).
2.Tiêm bắp 10 UI Oxytocin.
3.Kẹp dây rốn muộn (sau khi dây rốn đã ngừng đập hoặc 1 - 3 phút sau khi thai sổ), kẹp và cắt dây rốn một thì.
4.Kéo dây rốn có kiểm soát.
5.Xoa đáy tử cung mỗi 15 phút một lần trong vòng 2 giờ đầu sau sinh.
6.Hỗ trợ cho bé bú sớm và bú mẹ hoàn toàn.

 

LỢI ÍCH TIẾP XÚC DA KỀ DA


 

•Giúp điều hòa thân nhiệt cho trẻ
•Làm tăng sự gắn kết tình cảm mẹ con
•Giúp cho trẻ bắt đầu bú sớm
•Tiếp xúc da kề da liên tục không gián đoạn sẽ giúp trẻ bú lần đầu thuận lợi

 

LỢI ÍCH CỦA VIỆC KẸP VÀ CẮT DÂY RỐN MUỘN

Giúp trẻ sơ sinh nhận được một lượng máu và nguồn dự trữ sắt có từ người mẹ, có thể ngăn ngừa được nguy cơ xuất huyết não , nhiễm khuẩn huyết muộn, giảm nguy cơ phải truyền máu vì thiếu máu nhất là đối với trẻ sinh non và nhẹ cân  

TƯ VẤN, HƯỚNG DẪN VÀ HỖ TRỢ BÀ MẸ CHO CON BÚ SỚM

•Các dấu hiệu đòi bú: mở miệng, chảy nước dãi, thé lưỡi, liếm, trườn bò,...
•Người mẹ giúp trẻ hướng về phía vú, nâng nhẹ bầu vú mẹ gần sát miệng trẻ ,giúp trẻ tiếp cận vú mẹ dễ dàng hơn.
•Tư thế và cách ngậm bắt vú: giữ cổ trẻ không gập hay vẹo sang một bên, miệng trẻ đối diện với vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú và cằm chạm vào vú.
•Giữ người trẻ sát với ngực mẹ, ôm toàn bộ người trẻ. Chờ đến khi trẻ mở rộng miệng, đưa trẻ gần về phía vú, sao cho môi dưới của trẻ vào phía dưới núm vú.
•Các dấu hiệu trẻ ngậm và bú tốt: Miệng mở rộng; Môi dưới mở về phía ngoài; Cằm trẻ chạm vào vú; Bú chậm sâu và có khoảng nghỉ.