Ngâm thuốc đông y
Hỏi - 24/06/2016
Vấn đề này tôi không thể trả lời được vì tôi không phải là BS đông y.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Hỏi - 24/06/2016
Trả lời
Vấn đề này tôi không thể trả lời được vì tôi không phải là BS đông y.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Bolygenax là một loại thuốc bao gồm nhiều loại kháng sinh dùng để điều trị tại chổ cho tình trạng viêm âm đạo mà tác nhân có thể là nấm hoặc do vi trùng,…
2. Nếu âm đạo ra huyết em nên tái khám trở lại để các BS có thể xác định tình trạng này là do chạm thương lúc đặt thuốc hay là tình trạng rong huyết mà nguyên nhân hoàn toàn không liên quan.
3. Viêm nhiễm âm đạo hay tuyến Bartholin hoặc ở bất cứ vị trí nào ở cơ quan sinh dục, đặc biệt do các tác nhân như Chlamydia, lậu, lao,… đều có liên quan tăng nguy cơ vô sinh về sau.
4. Khả năng tái phát tuỳ theo nhiều nguyên nhân, trong đó có tác nhân gây bệnh và hành vi nguy cơ. Do đó, thật khó để trả lời cụ thể cho trường hợp của em, do thông tin không đầy đủ.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Suyễn là một bệnh lý mãn tính, phải được theo dõi theo chuyên khoa nội phổi. Có chỉ định sử dụng thuốc và thời điểm tái khám định kỳ theo cấp độ bệnh. Do đó, theo những thông tin mà em cung cấp không nói rõ: chẩn đoán suyễn nhẹ là ở thời điểm nào? Lần tái khám gần nhất là vào lúc nào?... Vậy nên, về vấn đề suyễn em nên cho vợ tái khám trở lại ở khoa nội phổi để các BS có thể đánh giá cấp độ bệnh và cho thuốc cũng như tư vấn phù hợp. Ventolin có thể dùng cho bà mẹ cho con bú (FDA).
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Phương thức điều trị abscess vú tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm kích thước khối abscess, tác nhân, đã được can thiệp trước như thế nào, thời gian bệnh, tái phát hay nguyên phát,…
Nếu khối abscess nhỏ, mới phát hiện, bị lần đầu đôi khi chỉ cần dùng kháng sinh phù hợp trong vòng 2 tuần là có thể ổn định. Tuy nhiên, đối với khối abscess lớn, khi đủ độ “phập phều” cần thiết (theo đánh giá của BS) vào ngày kháng sinh thứ 3 đến thứ 7, sẽ được chỉ định “rạch” dẫn lưu mủ, sau rạch phải được nhét mechè tẩm thuốc sát trùng vào ổ mủ vừa được rạch thoát để lấp khoảng trống, tránh tạo lập mủ mới tạo điều kiện cho sự lành vết thương. Mechè sẽ được thay hàng ngày và mechè có thể tẩm thuốc hay những dung dịch giúp nhanh chóng mọc mô tuỳ theo sự đánh giá của BS khi tái khám.
Do đó, trong trường hợp của em phải nhanh chóng đến các BV sản lớn khám để được đánh giá cụ thể có cần nhập viện để được rạch thoát tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Bạn có thể liên hệ với khoa tạo hình thẩm mĩ BV Từ Dũ, SĐT (08) 54044155 - (08) 54042829/số 402 trong giờ hành chánh từ thứ hai đến thứ sáu để các bác sĩ tư vấn cho bạn nhé.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Chỉ với một thông tin là cấu trúc echo dày 12*9mm không nói lên được điều gì. Có thể là hình ảnh của xuất huyết BT do quá trình rụng trứng trước đó, hoặc là một vấn đề gì khác không liên quan,… Vậy nên em nên tái khám lại 3 tháng sau, khi vừa sạch kinh để được siêu âm kiểm tra, và cũng không cần quá lo lắng vì kích thước còn rất nhỏ.
Ngoài ra, do em đã 26 tuổi và lập gia đình một năm. Vậy nên, tốt nhất lên kế hoạch có con là vừa. Vì mặc dù u bì khả năng táí phát thấp, nhưng không có nghĩa là không có, nên khi mình đã đủ con, mọi việc sẽ dễ dàng hơn.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Trong trường hợp của em, tiên lượng cho tương lai sản khoa là có khó khăn. Vì đã lên chương trình để mổ bóc nhân xơ, có lẽ do các BS đánh giá các khối NXTC ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh. (Đây chỉ là phán đoán, vì tôi không đoc được hồ sơ của em nên không thể trả lời cụ thể)
1. Với câu hỏi: ”bóc tách khối u có thể xảy ra điều gì?”. Vì không thấy được hình ảnh SA, cũng như không khám trực tiếp nên không thể nói gì cụ thể cả (Đáng lẽ khi được hội chẩn, em nên đặt hết các vấn đề vướng mắc của mình để được giải đáp). Tuy nhiên, cũng xin tư vấn một chút theo những thông tin mà em cung cấp.
Trường hợp của em là đa nhân xơ làm TC to, tương đương với tử cung của thai 3 tháng (đkts= 70mm), trên nền cơ TC xơ hoá toàn bộ (Cơ TC mật độ không đều), các khối nhân xơ không những làm to TC, mà còn nhô vào lòng TC (lòng TC biến dạng). Nếu TC như thế này ở người đã lớn tuổi và đủ con, sẽ được chỉ định cắt TC. Tuy nhiên, do em còn quá trẻ và chưa có con, nên chỉ đặt vấn đề là bóc nhân xơ, trong cuộc mổ các BS sẽ cố gắng bóc những khối nhân xơ to và có thể bóc được với mục đích giảm kích thước TC.
2. Ảnh hưởng của UXTC lên tương lai sản khoa của người phụ nữ là quá trình làm tổ của trứng thụ tinh ở nội mạc TC, không liên quan đến BT (nếu không có bệnh lý phối hợp). Vậy nên không dùng thuốc kích thích trứng sau mổ.
Một vấn đề khó khăn đặt ra là, vết mổ bóc NXTC đối với thai kỳ là vết mổ không bền vững, nên sẽ được khuyên trong vòng 2 năm đầu sẽ không nên có thai (nhất là trong trường hợp của em lại là bóc nhiều khối). Tóm lại là còn nhiều vấn đề khó khăn cần phải giải quyết.
Tuy nhiên, cũng cung cấp cho em một thông tin về vấn đề mang thai hộ đã trở thành hợp pháp tại VN. Vậy nên, nếu trong trường hợp xấu nhất nếu có xảy ra, thì vẫn có biện pháp để em có thể có con ruột của mình.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo những thông tin của em cung cấp, có vẻ chu kỳ kinh này của vợ em không giống các kỳ kinh trước. Tuy nhiên, để trả lời “là hiện tượng gì?” thì việc cần thiết là BS phải được khám và đánh giá. Ngoài những thông tin trên, người bệnh phải cung cấp thêm, VD: (1) Lần ra huyết này đến sớm hay muộn hơn bình thường, lượng ra mỗi ngày (đựợc theo số lượng băng VS phải dùng mỗi ngày, loại băng gì,…); (2) Phương pháp ngừa thai? (3) Thời điểm gần đây có dùng thủ thuật gì hay thuốc gì?;…Và nhiều vấn đề khác liên quan. Sau khi khám xong, BN sẽ được chỉ định SA hoặc thậm chí xét nghiệm máu hỗ trợ để có chẩn đoán chính xác. Từ đó mới có thể tư vấn và điều trị cụ thể được.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Em không cung cấp rõ là khi khám em có được lấy huyết trắng soi và nhuộm không? Nếu có thì tác nhân là gì? Còn nếu chưa làm xét nghiệm, thì em nên tái khám trở lại mang theo toa thuốc cũ và trình bày với BS quá trình điều trị của mình để được khám và soi nhuộm huyết trắng tìm tác nhân gây bệnh, từ đó mới có tư vấn cụ thể và việc điều trị mới hiệu quả.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Em nên làm theo chỉ dẫn, trong trường hợp có kinh nếu không quá nhiều vẫn làm phẩu thuật NS bóc u được.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Nếu em phẩu thuật tại BV Từ Dũ thì bóc u và cắt u là đồng nghĩa đấy em ạ. Chỉ khi phương pháp phẩu thuật ghi cắt phần phụ có u thì mới cắt cả BT bên ấy.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Bạn không cung cấp thông tin chu kỳ kinh nguyệt trước khi sinh con. Tuy nhiên, theo phán đoán riêng, tôi nghĩ chu kỳ của bạn trước đây cũng không đều. Và chu kỳ kinh nguyệt đều lúc bạn uống thuốc ngừa thai là chu kỳ của thuốc. Sau khi ngưng thuốc thì kinh nguyệt của bạn trở lại như xưa là điều dễ hiểu. Uống thuốc ngừa thai hàng ngày, không nên uống liên tục từ năm này qua năm khác, mà mỗi năm ngưng 2- 3 chu kỳ và nên lựa chọn phương pháp ngừa thai ngắn hạn khác trong gia đoạn này (VD: bao cao su).
2. HC BT đa nang là một bệnh lý cũng liên quan chu kỳ kinh nguyệt không đều và một số vấn đề khác nữa VD như vô sinh (tuy nhiên, lại là nguyên nhân gây vô sinh có thể điều trị được). Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, dù kinh nguyệt không đều nhưng vẫn đã có một con tự nhiên mà không cần hỗ trợ sinh sản. Do đó, bạn không cần quá lo lắng, vì rất nhiều trường hợp qua SA thấy những nang nhỏ trong BT, nhưng không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán BT đa nang, mà các BS SA thường goị là BT dạng đa nang và không liên quan đến vô sinh.
Tóm lại, tốt nhất bạn cứ để tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt thêm 6 tháng nữa để có thể mang thai tự nhiên. Trong trường hợp sau 6 tháng vẫn không có thai tự nhiên được, bạn và chồng nên đến các BV Sản lớn có khoa Hiếm muộn để được khám và đánh giá xác định có phải là vô sinh do BT đa nang hay không (bằng SA và xét nghiệm nội tiết sinh dục). Khi có chẩn đoán rõ ràng sẽ được chỉ định điều trị.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Để lâu thì không nguy hiểm nhưng không có lợi. Vậy nên, em nên khám sớm để được xác định nguyên nhân vấn đề của mình, để từ đó có lời tư vấn, hay phương pháp điều trị cụ thể vì điều này liên quan đến tương laị sản khoa của mình.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1 tháng là thời gian tối thiếu giữa 2 mũi. Bạn có thể tiêm trễ hơn.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Thỉnh thoảng chu kỳ của mình thay đổi, ngoài lý do có thai hay bệnh lý vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi tâm sinh lý, tình trạng sinh lý của cơ thể, ngoài ra kinh nguyệt có chênh lệch 4 ngày cũng không có gì quá lo lắng. Vậy nên, em có thể chờ đợi thêm khoảng 1 tuần nữa, nếu vẫn không có kinh, em nên đến khám ở các BV có chuyên khoa sản, các BS sẽ giúp em chẩn đoán nguyên nhân và điều trị cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Bệnh viện có dịch vụ may thẩm mỹ lại tầng sinh môn, thông thường do nguyên nhân sinh đẻ. Riêng về dịch vụ chỉ vá màng trinh, hiện tại Bv chưa có dịch vụ này.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Chu kỳ kinh nguyệt 3, 4 tháng cũng không gọi là bất thường nếu không thuộc hội chứng BT đa nang. Nhưng do em không cung cấp rõ là em đã có gia đình chưa? nếu đã có thì kế hoạch sinh sản thế nào?,… nên thật khó để tư vấn cụ thể:
- Nếu em chưa lập gia đình, em nên chấp nhận cơ địa kinh thưa của mình. Một số BS có thể giúp kinh nguyệt em đều hàng tháng bằng cách dùng nội tiết (thông thường là thuốc ngừa thai).
- Nếu em đã có gia đình, thì việc quan tâm lúc này không phải là kinh nguyệt nữa mà là khả năng có con của mình. Nếu trong vòng 1 năm, mà vẫn không có con, vợ chồng em nên đến khám ở các BV sản có đơn vị Hiếm muộn để được kiểm tra, xác định mình có phải thuộc Hội chứng buồng trứng đa nang hay không? (một trong những nguyên nhân hiếm muộn và có thể điều trị được).
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Nếu em có bất kỳ một dấu hiệu nào cho là bất thường thì tốt nhất em nên đi khám ngay mà không đợi đến đợt tái khám định kỳ tiếp theo. Vì BS muốn điều trị phải được chẩn đoán bằng những triệu chứng, bằng những ghi nhận khi quan sát trực tiếp, bằng những hỗ trợ của siêu âm và xét nghiệm.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo kết quả xét nghiệm mà em cung cấp, có vẻ em có tình trạng nhiễm tạp khuẩn. Tuy nhiên, do em không cung cấp thêm thông tin rằng em đã có những triệu chứng gì? được chỉ định điều trị như thế nào?,… nên thật khó tư vấn cụ thể. Vì thai mới có 10 tuần tuổi nên việc điều trị vẫn còn rất cân nhắc, nếu em không có triệu chứng gì, nhiều BS cũng thường lựa chọn phương pháp là theo dõi và chỉ dùng dung dịch thuốc rửa vệ sinh với độ pH phù hợp.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Thông thường, nếu sau một thủ thuật hút thai, qua SA sẽ vẫn còn hình ảnh ứ dịch ít cho đến khi ra lại kinh nguyệt 1 tháng sau (đối với người có chu kỳ kinh đều hàng tháng), nên trong trường hợp của em nếu không có triệu chứng gì (VD: đau bụng dưới hoặc ra huyết âm đạo dai dẳng hoặc cả 2), thì không có gì quá lo lắng. Tuy nhiên, để khẳng định tuí thai ra hết chưa, thì thật là khó trả lơì cụ thể vì em không cung cấp thông tin đầy đủ. VD: Thời điểm phá thai, em có SA hay không? Túi thai đã vào lòng TC hay chưa? Và nếu đã thấy túi thai trong lòng TC thì khoảng bao nhiêu tuần? Bạn nói là phá thai bằng thuốc? nhưng sau đó lại nói “ sau thủ thuật?”, vậy bạn phá thai bằng phương pháp nào? Có dùng thủ thuật hút thai không?.....
Do tại BV, trước khi phá thai nội khoa hay thực hiện thủ thuật chúng tôi đều thực hiện SA, để loại trừ hẳn tình trạng thai ngoài TC (SA thấy được túi thai “thật”), tuần tuổi thai để tư vấn phương pháp bỏ thai phù hợp,…
Trong trường hợp của em, nếu chắc chắn trước đó là thai trong TC, và thời điểm SA em không có triệu chứng gì khác ( vẫn còn ra huyết hay đau bụng dưới,…)thì hình ảnh SA mà em cung cấp cho thấy đã ổn.
2. Tình trạng viêm âm đạo của em là có hay không? Nếu có thì hết chưa? Có cần điều trị thêm không?... Những câu hỏi này muốn trả lời, em nên tái khám ở các BV có chuyên khoa sản để được đánh giá cụ thể.
3. Nếu không đang đặt thuốc, hay không còn ra huyết âm đạo hoặc không có khí hư bất thường,… em có thể quan hệ bình thường. Tuy nhiên, em phải nhớ ngừa thai nếu vẫn chưa có kế hoạch mang thai, vì nếu bỏ thai nhiều lần có thể ảnh hưởng đến tương lai sản khoa của mình.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Một khối ở vị trí trên buồng trứng, ngoài kích thước cần phải thêm nhiều thông tin hơn nữa mới có thể trả lời cụ thể được. VD: Tính chất trong u ( nang, đặc, hỗn hợp,…); một hay nhiều thuỳ?; có tăng sinh mạch máu hay không? Có chồi?; các xét nghiệm máu liên quan u BT như thế nào? Sau khi sạch kinh trong chu kỳ kế tiếp, em nên đến khám ở các Bv có chuyên khoa sản phụ khoa, để được khám, chỉ định SA, xét nghiệm máu nếu cần thiết:
- Nếu SA không còn u; có thể chỉ là nang cơ năng liên quan đến thai kỳ trước, thì không cần phải lo lắng nữa.
- Nếu SA vẫn có u, các BS sẽ có quy trình xác định những tính chất đã kể trên, từ những tính chất đó sẽ giúp trả lời những thắc mắc của em.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ