Chích ngừa ung thư cổ tử cung
Hỏi - 14/06/2016
1 tháng là thời gian tối thiếu giữa 2 mũi. Bạn có thể tiêm trễ hơn.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Hỏi - 14/06/2016
Trả lời
1 tháng là thời gian tối thiếu giữa 2 mũi. Bạn có thể tiêm trễ hơn.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Chỉ với một thông tin là cấu trúc echo dày 12*9mm không nói lên được điều gì. Có thể là hình ảnh của xuất huyết BT do quá trình rụng trứng trước đó, hoặc là một vấn đề gì khác không liên quan,… Vậy nên em nên tái khám lại 3 tháng sau, khi vừa sạch kinh để được siêu âm kiểm tra, và cũng không cần quá lo lắng vì kích thước còn rất nhỏ.
Ngoài ra, do em đã 26 tuổi và lập gia đình một năm. Vậy nên, tốt nhất lên kế hoạch có con là vừa. Vì mặc dù u bì khả năng táí phát thấp, nhưng không có nghĩa là không có, nên khi mình đã đủ con, mọi việc sẽ dễ dàng hơn.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Trong trường hợp của em, tiên lượng cho tương lai sản khoa là có khó khăn. Vì đã lên chương trình để mổ bóc nhân xơ, có lẽ do các BS đánh giá các khối NXTC ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh. (Đây chỉ là phán đoán, vì tôi không đoc được hồ sơ của em nên không thể trả lời cụ thể)
1. Với câu hỏi: ”bóc tách khối u có thể xảy ra điều gì?”. Vì không thấy được hình ảnh SA, cũng như không khám trực tiếp nên không thể nói gì cụ thể cả (Đáng lẽ khi được hội chẩn, em nên đặt hết các vấn đề vướng mắc của mình để được giải đáp). Tuy nhiên, cũng xin tư vấn một chút theo những thông tin mà em cung cấp.
Trường hợp của em là đa nhân xơ làm TC to, tương đương với tử cung của thai 3 tháng (đkts= 70mm), trên nền cơ TC xơ hoá toàn bộ (Cơ TC mật độ không đều), các khối nhân xơ không những làm to TC, mà còn nhô vào lòng TC (lòng TC biến dạng). Nếu TC như thế này ở người đã lớn tuổi và đủ con, sẽ được chỉ định cắt TC. Tuy nhiên, do em còn quá trẻ và chưa có con, nên chỉ đặt vấn đề là bóc nhân xơ, trong cuộc mổ các BS sẽ cố gắng bóc những khối nhân xơ to và có thể bóc được với mục đích giảm kích thước TC.
2. Ảnh hưởng của UXTC lên tương lai sản khoa của người phụ nữ là quá trình làm tổ của trứng thụ tinh ở nội mạc TC, không liên quan đến BT (nếu không có bệnh lý phối hợp). Vậy nên không dùng thuốc kích thích trứng sau mổ.
Một vấn đề khó khăn đặt ra là, vết mổ bóc NXTC đối với thai kỳ là vết mổ không bền vững, nên sẽ được khuyên trong vòng 2 năm đầu sẽ không nên có thai (nhất là trong trường hợp của em lại là bóc nhiều khối). Tóm lại là còn nhiều vấn đề khó khăn cần phải giải quyết.
Tuy nhiên, cũng cung cấp cho em một thông tin về vấn đề mang thai hộ đã trở thành hợp pháp tại VN. Vậy nên, nếu trong trường hợp xấu nhất nếu có xảy ra, thì vẫn có biện pháp để em có thể có con ruột của mình.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo những thông tin của em cung cấp, có vẻ chu kỳ kinh này của vợ em không giống các kỳ kinh trước. Tuy nhiên, để trả lời “là hiện tượng gì?” thì việc cần thiết là BS phải được khám và đánh giá. Ngoài những thông tin trên, người bệnh phải cung cấp thêm, VD: (1) Lần ra huyết này đến sớm hay muộn hơn bình thường, lượng ra mỗi ngày (đựợc theo số lượng băng VS phải dùng mỗi ngày, loại băng gì,…); (2) Phương pháp ngừa thai? (3) Thời điểm gần đây có dùng thủ thuật gì hay thuốc gì?;…Và nhiều vấn đề khác liên quan. Sau khi khám xong, BN sẽ được chỉ định SA hoặc thậm chí xét nghiệm máu hỗ trợ để có chẩn đoán chính xác. Từ đó mới có thể tư vấn và điều trị cụ thể được.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Thỉnh thoảng chu kỳ của mình thay đổi, ngoài lý do có thai hay bệnh lý vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi tâm sinh lý, tình trạng sinh lý của cơ thể, ngoài ra kinh nguyệt có chênh lệch 4 ngày cũng không có gì quá lo lắng. Vậy nên, em có thể chờ đợi thêm khoảng 1 tuần nữa, nếu vẫn không có kinh, em nên đến khám ở các BV có chuyên khoa sản, các BS sẽ giúp em chẩn đoán nguyên nhân và điều trị cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Bệnh viện có dịch vụ may thẩm mỹ lại tầng sinh môn, thông thường do nguyên nhân sinh đẻ. Riêng về dịch vụ chỉ vá màng trinh, hiện tại Bv chưa có dịch vụ này.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Chu kỳ kinh nguyệt 3, 4 tháng cũng không gọi là bất thường nếu không thuộc hội chứng BT đa nang. Nhưng do em không cung cấp rõ là em đã có gia đình chưa? nếu đã có thì kế hoạch sinh sản thế nào?,… nên thật khó để tư vấn cụ thể:
- Nếu em chưa lập gia đình, em nên chấp nhận cơ địa kinh thưa của mình. Một số BS có thể giúp kinh nguyệt em đều hàng tháng bằng cách dùng nội tiết (thông thường là thuốc ngừa thai).
- Nếu em đã có gia đình, thì việc quan tâm lúc này không phải là kinh nguyệt nữa mà là khả năng có con của mình. Nếu trong vòng 1 năm, mà vẫn không có con, vợ chồng em nên đến khám ở các BV sản có đơn vị Hiếm muộn để được kiểm tra, xác định mình có phải thuộc Hội chứng buồng trứng đa nang hay không? (một trong những nguyên nhân hiếm muộn và có thể điều trị được).
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Nếu em có bất kỳ một dấu hiệu nào cho là bất thường thì tốt nhất em nên đi khám ngay mà không đợi đến đợt tái khám định kỳ tiếp theo. Vì BS muốn điều trị phải được chẩn đoán bằng những triệu chứng, bằng những ghi nhận khi quan sát trực tiếp, bằng những hỗ trợ của siêu âm và xét nghiệm.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo kết quả xét nghiệm mà em cung cấp, có vẻ em có tình trạng nhiễm tạp khuẩn. Tuy nhiên, do em không cung cấp thêm thông tin rằng em đã có những triệu chứng gì? được chỉ định điều trị như thế nào?,… nên thật khó tư vấn cụ thể. Vì thai mới có 10 tuần tuổi nên việc điều trị vẫn còn rất cân nhắc, nếu em không có triệu chứng gì, nhiều BS cũng thường lựa chọn phương pháp là theo dõi và chỉ dùng dung dịch thuốc rửa vệ sinh với độ pH phù hợp.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Thông thường, nếu sau một thủ thuật hút thai, qua SA sẽ vẫn còn hình ảnh ứ dịch ít cho đến khi ra lại kinh nguyệt 1 tháng sau (đối với người có chu kỳ kinh đều hàng tháng), nên trong trường hợp của em nếu không có triệu chứng gì (VD: đau bụng dưới hoặc ra huyết âm đạo dai dẳng hoặc cả 2), thì không có gì quá lo lắng. Tuy nhiên, để khẳng định tuí thai ra hết chưa, thì thật là khó trả lơì cụ thể vì em không cung cấp thông tin đầy đủ. VD: Thời điểm phá thai, em có SA hay không? Túi thai đã vào lòng TC hay chưa? Và nếu đã thấy túi thai trong lòng TC thì khoảng bao nhiêu tuần? Bạn nói là phá thai bằng thuốc? nhưng sau đó lại nói “ sau thủ thuật?”, vậy bạn phá thai bằng phương pháp nào? Có dùng thủ thuật hút thai không?.....
Do tại BV, trước khi phá thai nội khoa hay thực hiện thủ thuật chúng tôi đều thực hiện SA, để loại trừ hẳn tình trạng thai ngoài TC (SA thấy được túi thai “thật”), tuần tuổi thai để tư vấn phương pháp bỏ thai phù hợp,…
Trong trường hợp của em, nếu chắc chắn trước đó là thai trong TC, và thời điểm SA em không có triệu chứng gì khác ( vẫn còn ra huyết hay đau bụng dưới,…)thì hình ảnh SA mà em cung cấp cho thấy đã ổn.
2. Tình trạng viêm âm đạo của em là có hay không? Nếu có thì hết chưa? Có cần điều trị thêm không?... Những câu hỏi này muốn trả lời, em nên tái khám ở các BV có chuyên khoa sản để được đánh giá cụ thể.
3. Nếu không đang đặt thuốc, hay không còn ra huyết âm đạo hoặc không có khí hư bất thường,… em có thể quan hệ bình thường. Tuy nhiên, em phải nhớ ngừa thai nếu vẫn chưa có kế hoạch mang thai, vì nếu bỏ thai nhiều lần có thể ảnh hưởng đến tương lai sản khoa của mình.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Một khối ở vị trí trên buồng trứng, ngoài kích thước cần phải thêm nhiều thông tin hơn nữa mới có thể trả lời cụ thể được. VD: Tính chất trong u ( nang, đặc, hỗn hợp,…); một hay nhiều thuỳ?; có tăng sinh mạch máu hay không? Có chồi?; các xét nghiệm máu liên quan u BT như thế nào? Sau khi sạch kinh trong chu kỳ kế tiếp, em nên đến khám ở các Bv có chuyên khoa sản phụ khoa, để được khám, chỉ định SA, xét nghiệm máu nếu cần thiết:
- Nếu SA không còn u; có thể chỉ là nang cơ năng liên quan đến thai kỳ trước, thì không cần phải lo lắng nữa.
- Nếu SA vẫn có u, các BS sẽ có quy trình xác định những tính chất đã kể trên, từ những tính chất đó sẽ giúp trả lời những thắc mắc của em.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Viêm nhiễm sinh dục có thể ảnh hưởng đến tương lai sản khoa về sau. Các hành vi nguy cơ như: thủ thuật hút nạo buồng TC, quan hệ nhiều bạn tình,… tăng nguy cơ viêm nhiễm này.
2. Kỷ thuật đốt có ảnh hưởng hay không còn phụ thuộc vào kỹ thuật đốt, diện tích đốt,… Và ảnh hưởng sẽ là trên cổ tử cung, sau này có liên quan đến sinh khó do cổ tử cung.
3. Khi đến hẹn tái khám hoặc ngay khi có dấu hiệu gì bất thường (VD: đau bụng, ra huyết âm đạo bất thường,…). Em có thể đem toàn bộ giấy tờ liên quan đến khám ở bất cứ BV nào có chuyên khoa sản phụ khoa, đều được tiếp đón.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Có thể là triệu chứng tiền mãn kinh, tuy nhiên để chẩn đoán cần phải loại trừ các bệnh lý thực thể khác. Riêng về triệu chứng kinh nguyệt kéo dài hoặc có 3 lần/ tháng là phải được khám, chỉ định siêu âm và xét nghiệm, từ đó có chẩn đoán cụ thể để được điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Trể kinh và thử thai 2 vạch: Khả năng rất cao là em đã có thai, tuy nhiên do có kèm thêm triệu chứng đau bụng và thời gian trể kinh đã lâu mà chỉ lên 2 vạch một đậm một nhạt, nguy cơ thai kỳ này không bình thường cao. Vậy nên, tốt nhất em nên nhanh chóng đến các BV có chuyên khoa sản để được khám, chỉ định siêu âm và xét nghiệm βhCG (một nội tiết sẽ tăng khi mang thai). Từ đó, các BS sẽ có chẩn đoán cụ thể và xử trí phù hợp.
Phương pháp ngừa thai bằng giao hợp gián đoạn là một phương pháp rủi ro cao, vậy nên khả năng em có thể mang thai khi dùng phương pháp này cũng là điều dễ hiểu.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Theo triệu chứng và XN em cung cấp cho thấy là em đã bị nhiễm nấm.
2. Sporal là thuốc kháng nấm, tốt nhất là uống một lúc 2 viên sau ăn, để đạt hiệu quả tối ưu.
3. Dĩ nhiên, đang trong quá trình viêm nhiễm và đang điều trị, tốt nhất là nên kiêng quan hệ vợ chồng.
4. Điều trị nấm như thế có thể xem như đã đủ. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt của nấm là dễ tái phát, nên lưu ý chống tái phát (VD: không để ẩm vùng kín; phơi đồ nơi có ánh nắng trực tiếp, nếu đã tái phát nhiều lần có thể đặc vấn đề điều trị cả bạn tình,…)
5. Không cần kiêng ăn.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis:
Triệu chứng:
- Huyết trắng hơi nhiều, có màu xám hay trắng như sữa.
- Không ngứa nhưng có mùi hôi tanh nhất là sau giao hợp, lúc rụng trứng và lúc có kinh.
Tác nhân gây viêm nhiễm này chỉ được khẳng định khi có sự hiện diện hơn 20% của tế bào biểu mô âm đạo bị bao phủ bởi vi khuẩn gây bệnh hay còn gọi là clue cells. Tình trạng viêm nhiễm này không lây truyền qua đường tình dục.
Viêm âm đạo do nấm Candida albicans:
Nấm thường có trên cơ địa mang thai, tiểu đường. Ngoài ra, việc dùng kháng sinh bừa bãi sẽ diệt các vi khuẩn cộng sinh có ích trong âm đạo và gây ra sự bùng phát của vi nấm Candida.
Triệu chứng:
- Huyết trắng lỏng như nước hay sánh như mủ, màu trắng đục, lợn cợn đóng thành mảng.
- Cảm giác ngứa, rát bên trong hoặc xung quanh âm hộ.
- Đau khi giao hợp hay đi tiểu.
Dù nấm ít lây qua giao hợp nhưng nếu tái phát nhiều lần thì nên nghĩ đến việc điều trị cho người phối ngẫu.
Trên đây là một số thông tin về nhiễm nấm và gardnerella. Vậy nên, kết quả soi nhuộm của bạn có vẻ không phù hợp và khó giải thích, chỉ cho thấy một tình trạng nhiễm tạp khuẩn, với vi khuẩn thường trú bình thường trong âm đạo, vi khuẩn Lactobacillus hay còn gọi là trực trùng Gram (+) chiếm đa số khoảng 90%. Loại vi khuẩn này tạo môi trường acid trong âm đạo, giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn gây hại khác phát triển, lại âm tính.
Do đó, tốt nhất bạn nên tái khám lại ở các BV có chuyên khoa sản phụ khoa, để được khám và làm lại soi nhuộm huyết trắng, từ đó sẽ được tư vấn và điều trị cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Nếu bạn đang mong con thì có thể đến khoa Hiếm muộn BV Từ Dũ lầu 3 khu M 227 Cống Quỳnh Q1 để khám và điều trị.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Bạn tham khảo ở đây hoặc gọi 08 54044155 để được tư vấn rõ hơn:
tudu.vn/vn/suc-khoe-phu-nu/may-thảm-mỹ-tàng-sinh-mon/
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Nếu có giấy chuyển viện từ BV Thống Nhất bạn sẽ được BHYT thanh toán 80%, nếu không có giấy chuyển tuyến thì trường hợp này được xem là khám trái tuyến ngoại trú và bạn sẽ phải tự chi trả 100% tiền khám.
Mời bạn đến khoa Khám phụ khoa lầu 2 , khu M1, 227 Cống Quỳnh Q1 hoặc khám dịch vụ tại khu N, lầu 2, 191 Nguyễn Thị Minh Khai Q1 để khám.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Vợ chồng em nên đến khoa hiếm muộn để điều trị có con. Nếu có vấn đề bất thường về phụ khoa bác sĩ sẽ điều trị song song cho vợ chồng em.
Thân mến,
BS CKII Cù Thị Kim Loan
Khoa Hiếm muộn - BV Từ Dũ
Bạn có thể đến khám và kiểm tra tại khoa Chăm sóc trước sinh, lầu 1 khu M 227 Cống Quỳnh Q1 hoặc khám dịch vụ/hẹn giờ (qua SĐT (08)1081) tại lầu 1 khu N 191 Nguyễn Thị Minh Khai Q1. Bạn có thể đi 1 mình.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ