tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào em,

Em nên đi khám và siêu âm để biết nang ở 2 buồng trứng là nang cơ năng, là trứng phát triển của người phụ nữ hay là nang bệnh lý (nang thực thể).

Nghe em mô tả mỗi tháng thay đổi bên như vậy có lẽ là trứng của người phụ nữ chứ không phải là u nang (bệnh lý).

Em nên đi khám cả 2 vợ chồng, cần kiểm tra tinh trùng của ông xã em, về phía em cần kiểm tra nội tiết, 2 vòi trứng có tắc không, có hiện tượng phóng noãn ?,..... mới có hướng điều trị thích hợp được.

BS. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,

Nang buồng trứng (BT) có 2 loại:
  1. Loại cơ năng: là loại u nang không phải là bệnh lý, có thể teo nhỏ dần và mất sau vài tháng, không cần mổ.

  2. Loại thực thể: là loại bệnh lý, không tự teo đi và biến mất được chỉ mổ bốc đi mới hết được.
Tuy nhiên, khi chẩn đoán là nang cơ năng hay thực thể cần dựa vào nhiều yếu tố để quyết  định, trong đó có yếu tố siêu âm và xét nghiệm như em mô tả.

Khi nghi ngờ là nang cơ năng thì chưa quyết định mổ vội, mà nên theo dõi thêm và đánh giá lại sau một vài chu kỳ kinh để có chẩn đoán chắc chắn, tránh một cuộc phẫu thuật không cần thiết. Trong quá trình theo dõi, nếu thấy có gì bất thường, em cứ đi khám sớm và kể cho BS nghe những biểu hiện bất thường của mình. BS sẽ có hướng xử trí thích hợp.

U nang BT thực thể cũng chia làm nhiều loại, có loại không cần điều trị thuốc trước mổ, có loại nên điều trị thuốc trước khi mổ để cho u teo bớt đi, khi mổ sẽ bớt chảy máu, bớt dính và như vậy cuộc mổ sẽ dễ dàng hơn. Khi phẫu thuật nên điều trị thuốc tiếp vài tháng để tránh u tái phát. không phải ai cũng bị cùng 1 loại u BT như nhau, nên việc quyết định người này uống thuốc, người kia không uống thuốc là do tính chất của các loại u khác nhau.

Chúc chị nhiều sức khỏe.

Bs. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ




Chào bạn,

Tụt đầu vú bẩm sinh nguyên nhân là do ống dẫn sữa tại đầu vú bị ngắn hơn bình thường trong quá trình phát triển cơ thể.

Phẫu thuật kéo đầu vú ra ngoài là tạo lại hình dáng bình thường là hoàn toàn làm được. Đây là một phẫu thuật tương đối đơn giản và chỉ để lại sẹo nhỏ ở chân đầu vú. Phẫu thuật này nói chung không ảnh hưởng gì đến sức khỏe toàn thân, nó cải thiện tốt về mặt thẩm mỹ cho đầu vú (đầu vú được lộ ra ngoài giúp cho hình dáng vú xinh xắn hơn). Tuy nhiên, trong thời gian đầu có thể ảnh hưởng đến một phần chức năng dẫn sữa khi cho con bú ảnh hưởng một phần chức năng dẫn sữa khi cho con bú.

BS. Nguyễn Thị Minh Tâm
Trưởng đơn vị Tạo hình Thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ
23tháng 02
Chào em,

Tại bệnh viện Từ Dũ chỉ nhận khám màng trinh khi có giấy  yêu cầu của Cơ quan Công An. Biên bản khám sẽ được chuyển đến Cơ quan Giám định Pháp y TP, bệnh viện không trực tiếp trả lời với người bệnh.

Hoặc nếu cần, bạn có thể đến Cơ quan giám định pháp  y Thành phố HCM - 336 Trần Phú, P7, Q5 để được khám và trả lời kết quả

CNHS. Thái Thị Lệ Thu
Phòng Điều dưỡng - Bệnh viện Từ Dũ

11tháng 02

Chào em,

Đau bụng vào kỳ kinh được gọi là thống kinh (thống là đau). Thống kinh là rối loạn phụ khoa thường gặp khỏang 50% phụ nữ tuổi sinh sản. Chia 2 loại: thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát

Thống kinh nguyên phát :

Thống kinh nguyên phát không có nguyên nhân bệnh lý ở vùng chậu. Xảy ra 1, 2 năm đầu có kinh, khi đó chu kỳ BT đang hình thành.

Điều trị: Dùng thuốc kháng viêm nonsteroid, giảm co thắt hoặc ngừa thai vĩ (uống  21 viên mỗi tháng) có thể giảm triệu chứng đau này.

Thống kinh thứ phát

Thống kinh thứ phát xảy ra kèm với bệnh lý vùng chậu. thường xảy ra 1-2 tuần trước khi có kinh và kéo dài vài ngày sau khi hết kinh. Cơ chế không rõ ràng, thường liên quan đến prostaglandin, tăng trương lực cơ TC vì có tắc nghẽn ở CTC, u trong TC, vật thể lạ. Nguyên nhân thường gặp là lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung, lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, dụng cụ tử cung. Điều  trị thuốc progestin, chất đồng vận GnRH hoặc lấy dụng cụ tử cung. Orgametril là 1 trong những loại có chứa progestin. Dùng thuốc này liên tục gây tình trạng mất kinh nhân tạo, khi mất kinh sẽ làm mô lạc nội mạc tử cung không phát triển và bệnh lý giảm dần.

Chống Chỉ Định:  Bệnh gan nặng, bướu tế bào gan, xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân, nhiễm Herpes thai kỳ, vàng da trong thai kỳ, xơ cứng tai, sẩn ngứa nặng, rối loạn chuyển hóa porphyrin nặng, phụ nữ có thai.

Phản Ứng Có Hại: Có thể gây chảy máu bất  thường (10%) ở 1-2 tháng đầu. Nổi mụn nhiều, thay đổi dục cảm, rối loạn tiêu hóa, tăng cân, nhức đầu hay nhức nửa đầu, chóng mặt, dễ xúc động, trầm cảm, tăng tiết mồ hôi, rậm lông, nám da, nổi mẩn, ngứa, vàng da, thay đổi nồng độ lipoprotein/máu, thay đổi các xét nghiệm chức năng gan, vô kinh, rối loạn kinh nguyệt, giảm dung nạp glucose, đau vú, phù.

Tương Tác Thuốc:  Than hoạt, barbiturate, hydantoin & rifampicin làm giảm hiệu lực của thuốc. Thuốc chẹn thụ thể b-adrenergic, cyclosporin, insulin làm tăng hiệu lực của thuốc.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Chu kỳ kinh nguyệt không đều, hiện tại em có trễ kinh kèm theo có quanhệ tình dục. Việc xuất tinh ngòai hiệu quả ngừa thai không cao, vì vậy em cần xác định xem có thai hay không. Em có thể mua que thử thai để tự kiểm tra, nếu nghi ngờ nên đến Bv khám để xác định rõ hơn. Ngứa âm hộ có thể do viêm nhiễm em nên đến các cơ sở có chuyên khoa sản để khám và điều trị.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Em thân  mến,

Chuyện có thai ngoài ý muốn của em là chuyện bất đắc dĩ do bị bạn trai hại. Thai đã được  giải quyết bằng phương pháp nội khoa, mong em sớm ổn định tinh thần để vượt qua nỗi đau và vui sống.

Theo yêu cầu của phá thai bằng uống thuốc, em nên tái khám lại 02 tuần sau tại bệnh viện để bác sĩ khám và siêu âm kiểm tra lòng tử cung để xác định xem thai và nhau đã sẩy ra ngoài hết hay chưa. Theo thống kê cho thấy có khoảng 2 % trường hợp thai không sẩy ra được nhưng vẫn ra huyết kéo dài, 3% trường hợp ra huyết do còn sót mô nhau cần được gắp ra.

Trường hợp của em sau phá thai ra huyết kéo dài có thể gây thiếu máu, em cần đi khám lại sớm tránh mất máu kéo  dài và nhiễm trùng do sót mô nhau. Tại khoa KHHGĐ - Bệnh viện Từ Dũ cũng sẽ tư vấn về sức khỏe sinh sản cho em, mong em đừng buồn chuyện đã qua và đến khám sớm để được chẩn đoán và điều trị. 

BS. CKII. Dương Phương Mai
Khoa KHHGĐ - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em!

Em đã cung cấp thông tin không đầy đủ nên không thể tư vấn chính xác được. Em cần nói thêm em đã lập gia đình bao lâu? Sau khi bỏ thai, kinh nguyệt bị rối loạn bao lâu? Hiện tại kinh nguyệt ổn định chưa? Em đang dùng loại thuốc gì (tên cụ thể)? Hàm lượng thuốc? Em đã kiểm tra 2 vòi trứng xem có tắc hay không chưa?....

Việc lựa chọn  phương pháp điều trị và loại thuốc điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào những thông tin em cung cấp. Tuy nhiên, ngay cả khi đã chọn đúng phương pháp điều trị và loại thuốc điều trị, thì cũng không thể nói rõ tốn bao nhiêu tiền và bao nhiêu thời gian thì em sẽ có thai, vì nó tùy thuộc vào liều lượng thuốc điều trị cần sử dụng và sự đáp ứng của cơ thể em với thuốc như thế nào nữa.

Em nên thu xếp thời gian để đi khám bệnh, như vậy thông tin trực tiếp mới đầy đủ và chính xác hơn.

Chúc em khỏe.

 

Bs. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ


Chào em!

Đúng là có nhiều loại u buồng trứng, có loại nguy hiểm và có loại không. Nếu đúng là nang cơ năng buồng trứng thì là loại không nguy hiểm, không cần phẫu thuật, có thể theo dõi thêm, sau  mỗi chu kỳ kinh nếu kích thước của nang giảm dần và mất đi thì không sao.

Trong siêu âm, có nhiều yếu tố để có thể nghĩ đến nang của em là lành nhiều  hay nghi ngờ ác tính. Cho nên bước đầu chỉ cần đọc những mô tả trên siêu âm, Bs có thể nghĩ u lành hay nghĩ ác tính. Nếu có yếu tố nào nghi ngờ BS sẽ cho em làm thêm xét nghiệm.

Trong viêm nhiễm âm đạo, có loại vi trùng chỉ cần điều trị cho một mình người vợ, nhưng cũng có loại vi trùng phải điều trị cho cả 2 vợ chồng mới không bị tái phát, em nên đi khám để được xét nghiệm huyết trắng xem đó là loại vi trùng gì, có cần điều trị cho cả chồng không?

Bs. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ


Chào em!

Thu hẹp âm đạo là cắt bớt những phần niêm mạc âm đạo bị dãn rộng (hậu quả của nhiều lần sanh), sau đó may cho hẹp âm đạo lại chứ không phải cắt bớt cơ vòng như em nói. ( cơ vòng là cơ quanh hậu môn, giữ cho em đi cầu bình thường. Nếu bị đứt cơ vòng, em sẽ bị đi cầu không kiềm soát được, nghĩa là nguy cơ khi chưa muốn đi cầu, em đã đi ra ngoài).

Trong quá trình may, Bs có thể may cho cơ vòng khít lại để nâng đỡ thêm cho tầng sinh môn chắc lại chứ không cắt bớt cơ vòng đi.

Bs. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn!

"Thu hẹp âm đạo" hay còn gọi " May thẫm mỹ", thường làm ở những phụ nữ sau sinh lần thứ 2 trở lên, do sanh nhiều nên âm đạo dãn rộng. May thẩm mỹ sẽ thu hẹp âm đạo lại. Việc này có thể tiến hành ngay sau sinh hoặc vài tháng sau cũng được. Tuy nhiên,  nếu bạn sinh con quá lớn, có nguy cơ băng huyết sau sanh thì không nên may thẩm mỹ sau sanh, vì nếu có trục trặc sau sanh (vd: ra huyết nhiều, viêm nội mạc tử cung,...) thì việc kiểm tra lại tử cung sẽ khó khăn.

Sau khi may thẩm mỹ, vết may sẽ đau như khi may sau sanh vậy, tuy nhiên sẽ được uống thuốc giảm đau.

Nếu lần trước bị nhiễm trùng vết may thì lần này bạn nên nói với BS sẽ may cho bạn, để BS lựa chọn loại chỉ may và thuốc kháng sinh cho phù hợp hơn vì nhiễm trùng vết may như  bạn nói có thể là do nhiễm trùng thật sự nhưng cũng có thể là do phản ứng của cơ thể bạn khi không hợp với loại chỉ may đó.

Sau khi may bạn nên cữ quan hệ vợ chồng ít nhât khoảng 1 tháng và có thể nghỉ ngơi vài tiếng hoặc có thể về liền ngay.

Chi phí tùy vào từng thời điểm, lúc nào bạn muốn may bạn có thể liên hệ trực tiếp với Bệnh viện để có thể biết giá chính xác vào thời điểm đó.

Bs. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ



Chào em!

Thu hẹp âm đạo là cắt bớt những phần niêm mạc âm đạo bị dãn rộng (hậu quả của nhiều lần sanh), sau đó may cho hẹp âm đạo lại chứ không phải cắt bớt cơ vòng như em nói. ( cơ vòng là cơ quanh hậu môn, giữ cho em đi cầu bình thường. Nếu bị đứt cơ vòng, em sẽ bị đi cầu không kiềm soát được, nghĩa là nguy cơ khi chưa muốn đi cầu, em đã đi ra ngoài).

Trong quá trình may, Bs có thể may cho cơ vòng khít lại để nâng đỡ thêm cho tầng sinh môn chắc lại chứ không cắt bớt cơ vòng đi.

Bs. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ



Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ