Em không nói rõ là đã phá thai mấy tuần và bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa. Trong trường hợp thai nhỏ dưới 7 tuần, em chọn phương pháp phá thai bằng thuốc thì sau khi tái khám, bác sĩ không thấy có nguy cơ sót nhau, thì có thể bổ sung liều Misoprostol để làm sạch buồng tử cung mà không cần phải hút lại.
Thông thường sau bỏ thai sẽ có kinh lại từ 3 tuần đến 2 tháng tùy từng người. Trường hợp của em có dùng thuốc tránh thai không đều, không đúng theo hướng dẫn sẽ có hai vấn đề xảy ra. Thứ nhất là sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, thứ hai là hiệu quả tránh thai rất thấp và nguy cơ sẽ mang thai lại. Trước tiên, em nên đi khám và siêu âm lại xem vấn đề chưa có kinh lại là do nguyên nhân gì.
Thân mến.
BS. CKII. Dương Phương Mai
Khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Muốn có thai thì có sự hợp nhất giữa trứng (noãn bào) và tinh trùng. Như vậy cần có sự quan hệ tình dục, người nam có xuất tinh, và tinh trùng chui vào âm đạo người nữ trong ngày rụng trứng.
Chỉ hôn nhau thôi, không quan hệ tình dục thì không thể có thai được.
Kinh nguyệt em không đều: lúc 2 tháng có 1 lần, khi thì mỗi tháng 2 lần, thì em nên đến bệnh viện để được khám và điều trị thích hợp.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Muốn có thai cần phải có sự hợp nhất của 2 giao tử là trứng và tinh trùng. Ở phụ nữ, thông thường mỗi tháng có 1 lần rụng trứng, vào ngày rụng trứng nếu có giao hợp, tinh trùng vào âm đạo và di chuyển dần vào buồng tử cung đến ống dẫn trứng và hiện tượng thụ tinh xảy ra ở 1/ 3 ngoài ống dẫn trứng. Chỉ khi giao hợp, cho dù bên ngoài âm hộ, nhưng tinh trùng được phóng vào âm đạo vẫn có khả năng mang thai.Còn hôn môi, hôn má hay hôn lên mặt thì không thể có thai được.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Ống dẫn trứng nằm bên trong ổ bụng, em không thể biết được sưng hay không sưng. Có lẽ em muốn đề cập vết mổ ngoài thành bụng sưng và đau. Nếu vậy cần đến bệnh viện khám để kiểm tra lại vết mổ.
Tiểu buốt, tiểu gắt là triệu chứng của nhiễm trùng tiểu dưới. Em có thể đến bệnh viện khám, xét nghiệm nước tiểu và điều trị thích hợp.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Vào 13/ 4 em lại uống Duphaston (không rõ liều như thế nào) và sau nửa tháng em ra huyết lại kèm đau bụng âm ỉ.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Tắc ống dẫn trứng (tai vòi) là hiện tượng tắc nghẽn 1 đoạn hay suốt cả ống dẫn trứng. Tắc ống dẫn trứng hai bên gây ra hậu quả là vô sinh (không có con). Nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng có thể do: viêm nhiễm đường sinh dục (lậu, Chlamydia..) viêm dính vùng chậu, khối u bên ngoài chèn ép….Tắc ống dẫn trứng vẫn thường gặp ở những phụ nữ chưa sinh con lần nào
Qua phẫu thuật nội soi, các sang thương được quan sát kỹ và từ đó bác sĩ phẫu thuật quyết định xử trí. Nếu sang thương trên ống dẫn trứng quá nặng nề không thể phục hồi được, phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng hai bên là cần thiết. Sau khi cắt bỏ 2 ống dẫn trứng, thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp duy nhất để người phụ nữ mang thai. Những trường hợp tổn thương nặng nề hai ống dẫn trứng nếu không cắt bỏ thì cũng sẽ không mang thai được và nếu thụ tinh trong ống nghiệm cũng khó thành công. Nếu chỉ cắt một bên ống dẫntrứng, bên còn lại thông tốt và mềm mại thì khả năng sinh con vẫn được.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Sau chụp HSG có ra huyết âm đạo vài ngày đầu, lượng ít là bình thường. Trong 3 ngày đầu sau chụp em ra huyết là bình thường. Đến 5/4 tức 15 ngày sau em ra huyết lại nghĩ nhiều đến nguyên nhân khác. Nếu ra huyết giữa kỳ kinh thường không nhiều và không kéo dài đến 7 ngày. Nếu không thể đi xa, em nên đến bệnh viện Lâm Đồng để khám lại và điều trị. Thân ái.
Chào bạn,
Đốt điện đúng chỉ định và đúng kỹ thuật thì không có ảnh hưởng xấu đến việc có con.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Em gái thân mến!
Tiền sử nạo hút thai của em làm chị rất lo lắng vì không phải phá thai từ 3 lần trở lên thì mới có nguy cơ vô sinh mà chỉ cần một lần phá thai không an toàn cũng có thể gây ra nhiều tai biến mà trong đó tai biến nặng nề nhất là không còn khả năng sinh sản, nguyên nhân có thể do nhiễm trùng sau phá thai, viêm dính buồng tử cung, vòi trứng, tổn thương cổ tử cung, thủng tử cung gây mất máu trầm trọng. Ngòai những nguy cơ gây ảnh hưởng về thể chất, sức khỏe, hậu quả của phá thai còn ảnh hưởng đáng kể đến tâm sinh lý của người phụ nữ, sang chấn về tinh thần cơ thể có thể ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng và làm mất cả hạnh phúc gia đình.
Chính vì những lý do đó, em cần lựa chọn cho mình một biện pháp ngừa thai thích hợp, vừa an toàn lại có hiệu quả tránh thai cao. Đáng mừng là những lần phá thai trước của em không để lại hậu quả tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có thể khẳng định là em còn hay không còn khả năng sinh sản, chỉ đến khi nào em muốn mang thai mà cả hai vợ chồng đều không áp dụng biện pháp ngừa thai nào mà vẫn không có thai trong vòng 1 năm thì nên đi khám sớm tại khoa hiếm muộn để tìm hiểu nguyên nhân.
Chúc em sức khỏe
BS. CKII. Dương Phương Mai
Khoa Kế hoạch Gia đình - Bệnh viện Từ Dũ