Kinh nguyệt
Hỏi - 18/07/2014
Em nên đến khám lại tại Từ Dũ, siêu âm và thử máu để loại trừ các nguyên nhân dẫn đến rong kinh rong huyết. Có thể do em kinh thưa, nội tiêt dày
Thân mến.
BS. CK1. Bùi Thị Thu Hà
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 18/07/2014
Trả lời
Em nên đến khám lại tại Từ Dũ, siêu âm và thử máu để loại trừ các nguyên nhân dẫn đến rong kinh rong huyết. Có thể do em kinh thưa, nội tiêt dày
Thân mến.
BS. CK1. Bùi Thị Thu Hà
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nếu tuổi thai của bạn là 26.5 tuần (dựa theo ngày dự sanh đã được xác định từ siêu âm quý 1), các số đo trên là phù hợp. Dây rốn quấn cổ không là dấu chỉ báo thai nhi đang nguy hiểm. Cách duy nhất để theo dõi thai khỏe mạnh hay không là theo dõi thai máy; Bác sĩ cũng không thể can thiệp gì để tháo xoắn. Vấn để là khi vào chuyển dạ, cơn gò tử cung dồn dập sẽ gây hiện tượng chèn ép rốn và làm thai nhi bị ảnh hưởng. Lúc này, nhân viên y tế, các bác sĩ và Nữ hộ sinh sẽ có cách theo dõi biểu đồ tim thai và nhận biết khi nào nguy hiểm.
3 tháng cuối, bình thường thai kỳ cũng có những cơn gò tử cung sinh lý gọi là cơn gò Braxton Hicks; với tính chất là không đều đặn, kéo dài ngắn, không gây biến đổi ở cổ tử cung (Bác sĩ sẽ khám và đánh giá chuyện này), thường chỉ <10 cơn/ngày.
Dây rốn quấn cổ và cơn gò sinh lý như vậy không có mối liên quan với nhau hay chỉ điểm cho bất thường gì đặc hiệu.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
+ Đa nang buồng trứng
Đa nang buồng trứng là một trong những nguyên nhân gây muộn con thường gặp. Nguyên nhân do buồng trứng đa nang có một lớp vỏ dày chắc, hằng tháng, các nang trứng không thể lớn lên nhiều, cũng như không thể phá vỡ lớp vỏ dày để có hiện tượng phóng noãn.
- Chẩn đoán buồng trứng đa nang:
Biểu hiện lâm sàng của hội chứng này là:
1. Kinh nguyệt không đều, thường dài, số lượng máu kinh ít
2. Rậm lông: Do trong các nang trứng có một lượng hormone tích tụ dần, làm thay đổi đáng kể nội tiết của người phụ nữ. Nồng độ nội tiết nam trong cơ thể tăng lên, khiến lông phát triển ở những vị trí giống nam giới như mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân nhiều, lông bụng nhiều
3. Mụn trứng cá
4. Da nhờn
5. Béo phì
- Cận lâm sàng Siêu âm đầu dò qua đường âm đạo: Sự hiện diện của 12 nang noãn có kích thước <10mm, phân bố như chuỗi hạt đeo cổ nằm ngay lớp vỏ buồng trứng. 9mm trên một mặt cắt và/ hay tăng thể tích buồng trứng > 10ml)
Chỉ số testosterone tự do (Free Testosterone Index- FTI) được khuyến cáo sử dụng để chẩn đoán cường androgen. FTI > 6 được chẩn đoán là cường Androgen
- Buồng trứng đa nang và khả năng sinh sản:
+ Nếu không điều trị gì, 17% trường hợp vẫn có thể mang thai tự nhiên. Nếu béo phì, giảm cân sẽ làm tăng khả năng thụ thai
+ Số còn lại sẽ diễn biến như sau: Các nang trứng không to lên được, không vỡ được, nằm dưới lớp vỏ dày của buồng trứng.
- Xử trí vô sinh:
+ Nếu nội tiết bình thường, em nên thử “thả” tự nhiên 6 tháng, để có cơ hội có thai tự nhiên
+ Nếu sau 6 tháng không có thai, em có thể khám hiếm muộn để được dùng thuốc kích thích phóng noãn với hy vọng làm nang trứng phát triển to lên, rạn và vỡ. Khả năng thành công tùy thuộc vào độ dày của vỏ buồng trứng và sự đáp ứng thuốc của từng cơ thể.
Sau tối đa 6 chu kỳ kích noãn, nếu không thành công, sẽ chuyển sang thụ tinh ống nghiệm
+ Lưu ý: người bị buồng trứng đa nang cũng dễ bị sẩy thai. Vì vậy, nếu có thai rồi, nên hỗ trợ bằng nội tiết tố nhau thai.
+ Về vacxin:
- Trước khi có thai, nên tiêm ngừa thủy đậu, sởi, Rubella…
Nếu đã chích ngừa thời gian quá lâu hay không nhớ rõ đã chích vacxin nào, em có thể thử kháng thể virus trước tại Pateur hay khoa tiền sản bệnh viện Từ Dũ. (Xét nghiệm Rubella và các virus khác như Toxoplasma, CMV, Herpes…cũng là các virus gây dị tật cho thai để xem miễn dịch cơ thể. Nếu đã có kháng thể em không cần chích ngừa. Nếu chưa có kháng thể, em chích ngừa tối thiểu 1 tháng trước khi muốn có thai (thường thì 3 tháng). Giá xét nghiệm TORCH khoảng 600.000-700.000. Vacxin khoảng 100.000-150.000/ mũi
Thân mến,
BS. CK1. Bùi Thị Thu Hà
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Chào Ngoan,
1. Huyết học : WBC 10.3 (4-10) Lym 19.5 (25-45) - RBC Hb 12.2 (12.5-14.5) MCV 74.6 (83-92) MCH 24.9 (27-32) AFP 21.70 (<20):
- Các chỉ số của em bình thường. Duy chỉ có chỉ số MCV, MCH thấp.
- MCV - thể tích trung bình hồng cầu. Công thức tính: MCV = Hct / số hồng cầu. Thiếu máu hồng cầu nhỏ: khi MCV < 90 fl
- MCH - số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu. Công thức tính: MCH = Hb / số lượng hồng cầu, hay MCH = Hb / RBC.
- Em nên làm thêm xét nghiệm Ferritin máu và huyết đồ chồng để tìm nguyên nhân em thiếu máu hồng cầu nhỏ (do thiếu sắt hay do bệnh lý di truyền Thalassemia). Nếu do thiếu sắt, Ferritin máu sẽ giảm. em chỉ cần bổ sung sắt tích cực 1 tháng, tháng sau thử lại huyết đồ sẽ ổn. Nếu MCV, MCH giảm nhưng Ferritin máu bình thường hoặc tăng, em có thể bị thiếu máu di truyền Thalassemia. Trường hợp này em nên làm thêm xét nghiệm máu chồng.
2. Rubella-IgM : âm tính 0.69 (<1.6); rubella-IgG Dương tính 22.5 (<10): Em không nhiễm Rubeklla cấp, đã có kháng thể bảo vệ với Rubelle. Tuy nhiên nồng độ thấp rubella-IgG Dương tính 22.5nên khả năng bảo vệ em khỏi tái nhiễm chưa chắc chắn. Khi ra ngoài đám đông, em nên đeo khẩu trang để hạn chế tái nhiễm Rubella và các virus khác gây dị tật cho thai
Thân mến,
BS. CK1 Bùi Thị Thu Hà
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Như em mô tả: da gày dày 3.0mm. Như vậy bé có các nguy cơ sau:
- Rối loạn nhiễm sắc thể
- Tim bẩm sinh
- Các dị tật khác: hiếm hơn
Xét nghiệm Double test hay Combined test em mô tả ở trên có giá trị sàng lọc khoảng 85-90% các rối loạn nhiễm sắc thể 21, 13, 18.
- Với nguy cơ Down thấp: 1/781 nghĩa là nguy cơ Down khoảng 0.12%. Cơ hội con em không bị Down là 99,87%
- Với nguy cơ Trisomy 18 thấp: 1/33493 nghĩa là nguy cơ sanh con đa dị tật bẩm sinh do Trisomy 18 (hội chứng Edwards) khoảng 0.002%. Cơ hội con em bình thường là 99,997%
- Với nguy cơ Trisomy 13 thấp: 1/29024 nghĩa là nguy cơ sanh con đa dị tật bẩm sinh do Trisomy 13 (Hội chứng Patau) khoảng 0.003%. Cơ hội con em bình thường là 99,996%
Với xét nghiệm trên, em có thể theo dõi thêm, chờ 18 tuần siêu âm tiền sản kiểm tra tim thai và các dị tật khác (chưa cần thiết phải chọc ối nhiễm sắc thể)
Chúc em mọi việc suôn sẻ!
BS. CK1. Bùi Thị Thu Hà
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bình thường, tử cung nằm trong chậu hông có tư thế ngả trước (hay quay trước), nghĩa là phần đáy tử cung quay về phía thành bụng; thân tử cung nằm đè lên bàng quang và cổ tử cung (nằm trong âm đạo).
Trường hợp bị ngả (hay quay) sau là tử cung có tư thế ngược lại với tư thế bình thường nói trên: Đáy tử cung quay ra phía sau (về phía xương cùng), thân tử cung đè lên trực tràng và cổ tử cung (trong âm đạo hướng ra phía trước). Tử cung ngả sau có thể gây nên một số triệu chứng khó chịu đối với người phụ nữ.
Bình thường, thân tử cung nhỏ tương đương quả cau, cân nặng khoảng 50 - 60g. Nhưng từ khi mẹ bắt đầu có thai thì trọng lượng sẽ tăng lên trong suốt thai kỳ và có thể tăng gấp 20 lần (nặng khoảng 1000 g) vào tháng cuối. Trước khi mang thai, tử cung bằng khoảng quả cam và nằm sâu trong xương chậu. Khi mang thai đến khoảng tuần 12, tử cung có kích thước bằng khoảng quả bưởi, bắt đầu to dần và vượt qua khung xương chậu. Đến 3 tháng giữa thai kỳ, tử cung sẽ phát triển nhanh chóng và có thể lớn bằng quả đu đủ. Lúc này, tử cung không thể nằm trọn trong xương chậu được nữa và sẽ lớn hơn, nằm giữa rốn và ngực của mẹ. Thai lớn, tư thế của tử cung cũng thay đổi không giống như ban đầu. Và 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung của mẹ bầu có thể to bằng khoảng một quả dưa hấu.
Việc tử cung ngả trước hay ngả sau không quan trọng. Cũng có thể tử cung của em không ngả trước, ngả sau mà ở tư thế trung gian. Sau sanh, em có thể kiểm tra lại vị trí tử cung vì sau sinh, tử cung sẽ trở về tư thế như ban đầu
Thân mến,
BS. CK1. Bùi Thị Thu Hà
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Em nên viết rõ tuổi thai và xét nghiệm máu nào em đã làm, bác sĩ mới tư vấn được. Nếu bác sĩ đã mời lên, em nên đưa cả chồng lên tư vấn. Có thể xét nghiệm nghi ngờ, nhưng sẽ có những xét nghiệm sâu hơn đánh giá thực sự tình trạng thai.
Mong em bình tâm!
BS. CK1. Bùi Thị Thu Hà
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Em có thể vừa dùng thuốc đặt âm đạo vừa chích ngừa rubella, sởi, quai bị trước khi mang thai.
Sau chích ngừa, em nên kế hoạch tối thiểu là 1 tháng rồi hãy có thai (thông thường là 3 tháng)
Thân mến,
BS. CK1. Bùi Thị Thu Hà
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
- Thuốc ngừa thai viên phối hợp, vỉ 21 viên sử dụng mỗi ngày là một dạng thuốc viên tránh thai phối hợp có chứa một loại estrogen và một progestin. Cơ chế của thuốc chủ yếu ức chế rụng trứng. Ngoài ra thuốc làm dày chất nhầy cổ tử cung do đó làm cản trở tinh trùng (tinh trùng di chuyển chậm lại) đi qua cổ tử cung vào vòi trứng gặp trứng; làm nội mạc tử cung mỏng, không đồng bộ gây ức chế sự làm tổ. Nếu uống thuốc mà vẫn có thai, như vậy là do em dùng thuốc không theo giờ giấc nhất định hoặc nồng độ thuốc không đủ để ức chế việc thụ thai.
- Viên nén MELAKIT diệt trừ H.pylori trong bệnh viêm loét dạ dày mạn tính, bệnh loét dạ dày tá tràng
- Như vậy, nếu em có sử dụng các thuốc trên trong thời gian có thai, em vẫn giữ được thai (không có chỉ định bỏ thai do thuốc). Tuy nhiên, em cần theo sát lịch khám thai để tầm soát và khảo sát các dị tật của thai
Chúc em và bé khỏe!
BS. CK1. Bùi Thị Thu Hà
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Song thai nói chung là thai kỳ nguy cơ cao cho cả mẹ lẫn thai thai. Ngoài các biến chứng sản khoa thường gặp của song thai như như:
- Dọa sanh non, sanh non do tử cung quá căng
- Nhiễm độc thai nghén (cao huyết áp do thai)…
Còn gặp một biến chứng rất nguy hiểm cho song thai 1 nhau-2 ối. Đó là hội chứng truyền máu song thai (TTTS: Twin to twin transfusion syndrome)
- Hội chứng truyền máu gặp trong 1% tổng số song thai và là nguyên nhân của 12% tử vong chu sinh
- Chỉ xảy ra ở song thai 1 noãn: 1 bánh rau, 2 buồng ối với tỷ lệ 5 - 24%, không xảy ra ở song thai 2 bánh rau, 2 buồng ối.
- Nguyên nhân: do có sự tiếp nối của tuần hoàn giữa 2 thai ở bánh rau. Có 3 dạng:
- Sự nặng nhẹ của hội chứng này tuỳ thuộc vào bản chất của sự tiếp nối của tuần hoàn và thời gian xuất hiện triệu chứng. Hội chứng truyền máu xảy ra càng sớm tiên lượng càng xấu.
- Chẩn đoán dựa vào siêu âm
- Hậu quả cuối cùng của hội chứng truyền máu
- Điều trị hội chứng truyền máu
Em cần khám thai định kỳ và theo dõi thai sát để xác định có bị hội chứng truyền máu trong song thai và có sự quản lý thai nghén cho phù hợp , phòng các biến chứng có thể xảy ra
Thân mến,
BS. CK1. Bùi Thị Thu Hà
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Thân mến,
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Ngoài xét nghiệm Triple test, em nên làm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe mẹ: nước tiểu, huyết đồ, đường huyết, viêm gan siêu vi B,…
Em có nhóm máu Rh âm, lần mang thai này em sẽ được làm xét nghiệm Test De Coombs để xem trong máu đã có kháng thể Anti-D hay chưa. Nếu em không có anti-D, em sẽ được tiêm anti-D 3 mũi khi thai được 28 tuần, 34 tuần, và sau sanh trong vòng 72 giờ, để bảo vệ cho thai kỳ sau. Nếu em đã có anti-D thì thai kỳ này không cần tiêm anti-D nữa .
Chúc em vui, khỏe
Chào em,
Trong thai kỳ em nên ăn uống đa dạng gồm : thịt cá trứng, sữa, các loại hạt, rau quả… Ngoài nước lọc em có thể uống nước trái cây, nước mía, nước dừa… ở mức độ vừa phải, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường…
Nếu bác sĩ khuyên em không thức ăn ngọt vì lượng đường trong máu của em cao thì em có thể uống nước lọc, sữa tươi không đường…, ăn trái cây ít ngọt : cam, bưởi, thanh long, …
Chúc em vui, khỏe.
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi mang thai tùy cơ địa mỗi người sẽ có triệu chứng nghén ít hay nhiều, các triệu chứng như em mô tả là biểu hiện của nghén, thường sẽ giảm dần khi thai trên 3 tháng. Em nên đến bệnh viện sản khoa để được thăm khám và đánh giá sức khỏe mẹ và thai. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ cho em dùng thuốc để giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Chúc em mau khỏe.
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Trong thai kỳ em nên ăn uống đa dạng gồm : thịt cá trứng, sữa, các loại hạt, rau quả… Ngoài nước lọc em có thể uống nước trái cây, nước mía, nước dừa… ở mức độ vừa phải, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường…
Nếu bác sĩ khuyên em không thức ăn ngọt vì lượng đường trong máu của em cao thì em có thể uống nước lọc, sữa tươi không đường…, ăn trái cây ít ngọt : cam, bưởi, thanh long, …
Chúc em vui, khỏe.
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi mang thai tùy cơ địa mỗi người sẽ có triệu chứng nghén ít hay nhiều, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để giảm triệu chứng khó chịu về đêm em có thể ăn nhẹ trước giờ ngủ 1-2 tiếng, hoặc uống một ly sữa ấm trước khi lên giường. Ngoài ra em có thể tắm bằng nước ấm, massage cơ thể nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, em không nên xoa bụng vì có thể kích thích tạo ra cơn gò tử cung dễ gây sảy thai. Nếu tình hình không cải thiện em nên đến bệnh viện sản khoa để được khám và hướng dẫn cụ thể nhé.
Chúc em mau khỏe.
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Kết quả xét nghiệm cho thấy em đang nhiễm virus viêm gan B. Để biết mức độ tăng trưởng của virus và chức năng gan em nên làm thêm xét nghiệm: HBeAg, AST, ALT. Các xét nghiệm này em có thể làm tại bệnh viện Từ Dũ. Ngoài ra, để đánh giá mức độ lây truyền cho bé em nên làm xét nghiệm định lượng HBV-DNA tại bệnh viện Nhiệt Đới. Tùy vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ bàn bạc với em và gia đình cân nhắc dùng thuốc để giảm lây truyền cho con, hay chỉ theo dõi thai kỳ và chích ngừa cho bé sau sanh.
Chúc em vui, khỏe.
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Kết quả xét nghiệm beta HCG cho thấy em đang có thai. Siêu âm không thấy hình ảnh thai trong tử cung có thể thai còn quá sớm chưa quan sát được hoặc thai nằm ngoài tử cung. Thông thường bác sĩ sẽ cho em làm thêm xét nghiệm beta HCG lần 2 sau 48 giờ để đánh giá vi trí thai (trong hay ngoài tử cung). Vì em chỉ cho biết một kết quả beta HCG nên không thể trả lời chính xác cho em được.
Thân mến,
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nguyên nhân thường gặp nhất thai nhỏ ngừng phát triển như em là do bất thường nhiễm sắc thể, không lặp lại ở thai kỳ sau. Do đó, trước khi muốn có thai lại em nên đến khám tại bệnh viện sản phụ khoa, bác sĩ kiểm tra sức khỏe, có thể cho em uống thuốc để phòng ngừa một số dị tật cho thai ở thai kỳ sau nhé.
Thân mến,
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Biolactyl là men tiêu hóa có thể dùng được cho phụ nữ mang thai.
Esonix (Esomeprazole) là một loại thuốc tiêu hóa không chống chỉ định cho người mang thai.
Amoxicillin: đối với thai kỳ được phân nhóm B: chưa ghi nhận gây bất thường cho thai nhi.
Levofloxacin: đối với thai kỳ phân nhóm C (có ghi nhận gây dị tật cho động vật thí nghiệm mang thai, tuy nhiên chưa ghi nhận trên người, cần nghiên cứu thêm).
Vì vậy, nếu em đã có thai và bị ra huyết, em nên đi khám tại các bệnh viện có phòng khám sản để xác định thai lần này như thế nào và sẽ được tư vấn cụ thể.
Thân mến,
BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Vợ em mang thai ở tuần thứ 35 mà có những dấu hiệu như em đã mô tả, tốt nhất em nên cho vợ em khám kiểm tra tim mạch ở các bệnh viện chuyên khoa, nếu không có vấn đề gì về tim mạch, em có thể cho vợ tái khám sản để các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng hiện tại của sản phụ.
Thân mến,
BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi các sản phụ đến khám thai tại viện thời điểm thai từ 11- 13 tuần 6 ngày, các sản phụ sẽ được làm 2 bộ xét nghiệm ( xét nghiệm tổng quát và Double test). Do đó, trong trường hợp của em, có lẽ em đã có xét nghiệm thường quy ngoại viện và có kết quả HBsAg (+), nên được chỉ định làm thêm HbeAg và men gan để đánh giá mức độ lây nhiễm virus viêm gan B và ảnh hưởng tế bào gan hay chưa, xét nghiệm này có thể lấy trong ngày hoặc ngày hôm sau. Tuy nhiên, Double test sẽ lấy kết quả sau 10 ngày, và nếu có bất thường bệnh viện sẽ có chức năng gọi điện thoại mời sản phụ đến khám sớm. Vì vậy, ngày 14/7 em có thể tái khám và lấy kết quả luôn.
Thân mến,
BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ