Hỏi kết quả siêu âm
Hỏi - 01/10/2011
Tôi mang thai tuần thứ 33,5. Kết quả siêu âm như sau: - Đường kính lưỡng đỉnh: 88mm - Đường kính ngang bụng: 96x91mm - Chiều dài xương đùi: 66mm - độ trưởng thành nhau: II - vị trí nhau: mặt trước đáy thân _ ối: AFI= 9-10 - Ngôi: đầu cao Bác sĩ cho tôi hỏi: chỉ số thai nhi như vậy có tốt không? Em bé nặng khoảng bao nhiêu ký? Có phù hợp tuổi thai hay không? Mỗi lần tôi đi bộ nhiều là cảm thấy trằn bụng dưới, nên bác sĩ khuyên tôi hạn chế đi lại nhiều để tránh sinh non, như vậy thì tôi có phải sinh mổ không? Vì tôi nghe nói là thai phụ phải đi bộ nhiều mới dễ sinh thường. Vợ chồng tôi hiện đang lo lắng lắm, mong sớm nhận được hồi âm của bác sĩ. Xin cảm ơn. Nguyễn Hà Minh Thu
Tôi mang thai tuần thứ 33,5. Kết quả siêu âm như sau: - Đường kính lưỡng đỉnh: 88mm - Đường kính ngang bụng: 96x91mm - Chiều dài xương đùi: 66mm - độ trưởng thành nhau: II - vị trí nhau: mặt trước đáy thân _ ối: AFI= 9-10 - Ngôi: đầu cao Bác sĩ cho tôi hỏi: chỉ số thai nhi như vậy có tốt không? Em bé nặng khoảng bao nhiêu ký? Có phù hợp tuổi thai hay không? Mỗi lần tôi đi bộ nhiều là cảm thấy trằn bụng dưới, nên bác sĩ khuyên tôi hạn chế đi lại nhiều để tránh sinh non, như vậy thì tôi có phải sinh mổ không? Vì tôi nghe nói là thai phụ phải đi bộ nhiều mới dễ sinh thường. Vợ chồng tôi hiện đang lo lắng lắm, mong sớm nhận được hồi âm của bác sĩ. Xin cảm ơn. Nguyễn Hà Minh Thu
Chào em,
Sau khi khám thai (đo các chỉ số sinh hiệu mẹ, sự tăng cân, bề cao tử cung…) và kết hợp kết quả xét nghiệm (siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu…) bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp mang thai.
Thai em 33,5 tuần nên “mỗi lần đi bộ nhiều cảm thấy trằn bụng dưới” cũng là điều dễ hiểu. Đi bộ cũng giúp một phần cho tầng sinh môn dễ giãn nở trong lúc sanh đẻ. Tuy nhiên, thời điểm đi bộ nên bắt đầu sớm hơn (từ khoảng 22 tuần) và duy trì với thời gian đi bộ tăng dần lên đến một thời điểm thai lớn (khoảng tuần 30 trở lên) thì giảm dần để phù hợp với sự thích nghi của tuần hoàn và hô hấp ở thai phụ, đảm bảo thai phụ vẫn cảm thấy dễ chịu với cường độ đi bộ đó, cũng như các hoạt động tay chân khác.
Việc sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sanh con lần mấy, ngôi thuận haY không, Khung chậu mẹ như thế nào, diễn tiến của tình trạng sức khoẻ mẹ và thai nhi trong quá trình chuyển dạ…, chứ không phải cứ đi bộ nhiều là sinh thường, em à.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ