bi soi than co nen mang thai
Hỏi - 08/12/2011
Chào bạn,
Với sỏi thận 3 mm và không có triệu chứng gì đặc biệt bạn có thể mang thai được.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 08/12/2011
Trả lời
Chào bạn,
Với sỏi thận 3 mm và không có triệu chứng gì đặc biệt bạn có thể mang thai được.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Cùng với kết quả siêu âm độ mờ da gáy này, em còn chờ kết quả xét nghiệm máu double test để có tư vấn thích hợp. Em năm nay 38 tuổi nên nguy cơ của tuổi mẹ đối với một số dị tật bẩm sinh nhất định sẽ tương đối cao hơn nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi. Tùy thuộc kết quả double test, bác sĩ sẽ tư vấn tiếp cho em về các xét nghiệm tầm soát tiếp theo như tư vấn chọc ối.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
TS.BS. Huỳnh Thị Thu Thủy
Phó Giám đốc - Bệnh viện Từ Dũ
TS.BS. Huỳnh Thị Thu Thủy
Phó Giám đốc - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Hương thân mến,
Hygroma kystique là sang thương hệ bạch huyết (tích tụ thành những nang bạch huyết lớn) ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu của cơ thể con người. 75% nang bạch huyết nằm vùng đầu và cổ (phía sau gáy), 20% nang bạch huyết nằm vùng nách, trung thất, háng và sau phúc mạc. Qua siêu âm độ mờ gáy có thể quan sát thấy nang bạch huyết vùng cổ thai.
Nang bạch huyết lớn sẽ lấn vào cơ quan lân cận gây chèn ép. Với nang bạch huyết vùng cổ thai nếu lớn có thể gây khó thở, khó nuốt. Đôi khi nang vỡ gây tràn dịch vào các khoang gần và có thể tử vong.
Nếu có phù thai kèm thường thai nhi sẽ tử vong ở tuổi thai sớm. Một số trường hợp có thể sống đến ngày sinh, những trường hợp này thường kèm bệnh tim bẩm sinh. Vẫn có những trường hợp (khá hiếm) bé không kèm bất thường nào khác và có thể phẫu thuật nang bạch huyết sau sinh. Nhìn chung tiên lượng thai bị Hygroma kystique là xấu.
Khoảng 75% nang bạch huyết kèm bất thường nhiễm sắc thể (Turner syndrome, Down syndrome, Klinefelter syndrome, trisomy 13, trisomy 18).
Những hội chứng như Noonan syndrome, Fryns syndrome, multiple pterygium syndrome, and achondroplasia thường kèm theo nang bạch huyết. Mẹ nghiện rượu cũng có thể gây ra tình trạng tương tự.
Nếu đã xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ thai nhi không thấy bất thường thì là không bị hội chứng Down.
Bạn đã hai lần mang thai và kết quả thai kỳ đều không tốt. Do vậy, để chuẩn bị mang thai lần sau, hai vợ chồng bạn cần khám sức khỏe tổng quát cũng như xét nghiệm tầm sóat trước sinh, kể cả làm nhiễm sắc thể đồ.
Thân ái chào bạn.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Xét nghiệm beta hCG trong máu là xác định bạn có thai hay không. Với kết quả beta hCG < 2mIU/ml chứng tỏ là bạn không có thai vào thời điểm XN. Tình trạng như vậy là rối lọan kinh nguyệt.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn có thể ăn uống bình thường, uống sữa tiệt trùng vẫn tốt. Ăn uống đầy đủ các chất: đạm đường, chất béo, rau, trái cây, uống nhiều nước bạn nhé.
Những tháng đầu thường khó uống sữa dành cho mẹ bầu. Bạn có thể uống lại sau tuần 18 thai kỳ thử xem. Nếu vẫn không được bạn cũng đừng lo lắng, các món như tôm, cua, cá, trứng, sữa tươi đều rất tốt bạn ạ.
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Em không nói rõ em mang thai lần thứ mấy vì chích ngừa uốn ván ở người mang thai lần đầu khác với người mang thai lần thứ hai trở đi. Ngoài ra, còn phụ thuộc khoảng cách giữa hai lần sanh nữa. Thời điểm chích còn phụ thuộc sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Em nên hỏi bác sĩ ở kỳ khám thai tới để được tư vấn chích ngừa em nhé.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Hiện tại, hầu hết các vết khâu tầng sinh môn được may phục hồi bằng chỉ tiêu nên không phải cắt chỉ khâu.
Thân ái.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
1. Bóc tách túi thai là một dấu hiệu của động thai. Có nhiều nguyên nhân gây động thai nhưng rất khó xác định chính xác một nguyên nhân cho từng bệnh nhân. Do đó, lời khuyên chung để phòng ngừa động thai là ăn uống bồi dưỡng, không làm việc nặng, tránh mắc các bệnh nhiễm trùng hay nhiễm siêu vi, nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ…
2. Tim thai có thể ngưng bất cứ lúc nào, nhất là đối với những trường hợp có động thai.
3. Em đã nói rất đúng rằng rối loạn NST cũng là một nguyên nhân khiến thai ngừng phát triển trong tử cung.
4. Những phụ nữ có tiền căn thai lưu nên đến khám tại các cơ sở sản khoa để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại và được tư vấn chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo. Bạn có thể đến Đơn vị Chẩn đoán Tiền Sản BV Từ Dũ…
5. Tư thế tử cung có thể thay đổi khi mang thai em ạ.
Mong em mau bình phục sức khỏe!
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Nhau bám đáy mặt sau là một trong những vị trí bình thường của bánh nhau. Tuy nhiên, cần kết hợp với tuổi thai lúc siêu âm và khám lâm sàng để tư vấn thêm về việc sanh nở.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn đã nhắc đến một vài xét nghiệm của chương trình tầm soát trước sanh đang được áp dụng ở đa số cơ sở sản khoa cho hầu hết phụ nữ mang thai. Đó là: siêu âm độ mờ da gáy (không cần đến siêu âm 3D-4D như bạn nói), triple test…
Tùy theo tuổi thai và kết quả các xét nghiệm trước đó mà bác sĩ sẽ tư vấn làm tiếp cái gì. Xác định nguy cơ về một bất thường thai nhi thường kết hợp nhiều yếu tố, cả khám thực tế và các xét nghiệm chứ không chỉ dựa vào một yếu tố nào. Độ mờ da gáy 1,4mm nếu không kèm theo các yếu tố nguy cơ khác thì có thể yên tâm, vì hiện nay người ta quan tâm nhiều với các độ mờ da gáy >2,5mm. Tuy nhiên, cần chờ thêm một số xét nghiệm khác nữa, bạn thân mến.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
CMV là từ viết tắt của Cytomegalovirus, là một loại virus có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vợ bạn đang bị cảm cúm và kết quả máu hiện tại cho thấy vợ bạn có thể mới nhiễm CMV, hoặc một số tác nhân khác gây dương tính giả đối với IgM. Ba tuần sau kiểm tra lại để xem sự thay đối của các Ig, nhất là IgG. Từ đó sẽ tư vấn tiếp. Bạn nên tái khám đúng hẹn nhe. Nồng độ CMV phản ảnh khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cần ăn uống bồi dưỡng, giữ vệ sinh thân thể để tăng sức đề kháng là một trong những giải pháp hữu hiệu đối với đa số tình trạng nhiễm virus.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Khi đến sanh tại BV Từ Dũ, bạn cần mang giấy CMND bản sao, bản sao hộ khẩu, bảo hiểm y tế và tất cả giấy tờ liên quan về sức khỏe trong suốt quá trình mang thai (Sổ khám thai, các xét nghiệm, giấy siêu âm,....).
Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị một số tiền (khoản 5.000.000đ) để đóng tiền tạm ứng và một số vật dụng cần cho mẹ và bé.
Bảo hiểm y tế bạn đăng ký ở nơi khác thì khi đến sanh tại bệnh viện Từ Dũ thì bạn phải
Nếu bạn đến BV Từ Dũ sanh không thuộc 1 trong 2 điều kiện trên chỉ được giải quyết theo chế độ BHYT trái tuyến (bạn chỉ được thanh toán 30% viện phí theo BHYT qui định).
KTV. Lê Đào Minh Châu
Bộ phận website - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Hoan nghênh bạn đã có sự chuẩn bị trước khi mang thai. Bạn đã có kháng thể các bệnh mà IgG dương tính. Hiện tại nếu có tiêm ngừa bạn nên tiêm thủy đậu và viêm gan B (nếu chưa nhiễm).
Bạn Ngọc Liên thân mến,
Về mặt lý thuyết: Khi nhiễm Rubella, trong vòng 3 – 5 ngày sau phát ban, IgM xuất hiện và sẽ mất đi sau khoảng 8 – 10 tuần. IgG xuất hiện sau IgM vài ngày và tồn tại lâu dài về sau. Trong vòng 12 tuần đầu sau nhiễm, nồng độ IgG tăng dần từ thấp đến cao, sau 2-3 tuần nồng độ tăng lên 4 lần. Sau đó IgG giữ mức ổn định.
Khoảng 50% người nhiễm rubella không có triệu chứng lâm sàng. Vì vậy xét nghiệm huyết thanh học IgM và IgG có giá trị chẩn đoán.
Trường hợp của bạn: Vào tuần lễ thứ 12, kết quả xét nghiệm rubella là: Rubella IgM: 0,34 (-) Rubella IgG: 432,5 (+) chứng tỏ là bạn đã nhiễm rubella trước thời gian xét nghiệm ít nhất 8 tuần nên IgM trở về âm tính. Kết quả xét nghiệm lần 2 vào tuần 15 của thai kỳ là: Rubella IgM: 0,32(-) Rubella IgG: 320,1(+). Hai lần xét nghiệm em đều làm ở Từ Dũ nên dễ so sánh. Nồng độ IgG sau 3 tuần không tăng lên chứng tỏ bạn đã nhiễm trước đó ít nhất hơn 12 tuần. Nhìn chung không phải là mới nhiễm mà là nhiễm đã lâu. Bạn có thể yên tâm với thai kỳ này.
Bạn Khiết Nghi thân mến,
Kinh cuối của bạn là 7/8/2011 như vậy đến ngày29/09/2011 thai mới được 7 tuần 5 ngày. Ở tuổi thai này không làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như Double test (thực hiện ở tuổi thai 11 – 13 tuần 6 ngày) hoặc Triple test (thực hiện lở tuổi thai 14 – 21 tuần).
Với kết quả xét nghiệm sàng lọc, nguy cơ hội chứng Down là 1/282 thì không có chỉ định chọc ối.
Ngày 29/08 xét nghiệm Rubella IgM âm tính và IgG dương tính chứng tỏ bạn đã nhiễm trước khi mang thai. XN lần 2: (29/9) nồng độ IgG tăng cao hơn 4 lần giá trị ban đầu chứng tỏ bạn nhiễm rubella trong vòng 13 tuần trước đó. Vì bạn nhiễm bệnh trước khi mang thai nên không lo ngại về tình trạng rubella bẩm sinh cho bé.
Chào bạn,
Thai 39 tuần kèm dư ối thì bụng sẽ lớn và chèn ép dạ dày cũng như cơ hoành. Vì thế người mẹ sẽ khó thở và dễ nôn, ăn ít. Khi có dư ối thường kèm theo thai to hoặc ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi mông. Dư ối có thể sinh ngã âm đạo nếu con không quá to và ngôi thai thuận.
Chúc bạn và bé khỏe.
Chào bạn,
Kết quả siêu âm ở thai 18 tuần của bạn không đáng ngại.
Bình thường thai non tháng, dịch ối có màu trắng trong hoặc vàng nhạt.
Dịch ối có màu vàng sậm có thể do: có những giai đọan thai nhi thiếu oxy gây thải phân su từ ruột ra; bilirubin máu mẹ tăng qua dịch ối làm bilirubi dịch ối tăng theo. Trước hết bạn chờ kết quả xét nghiệm dịch ối. Mong kết quả tốt đến với bạn
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ