tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg

Chào em,

Hiện tại, thai em đã gần ngày sanh (hơn 38 tuần) thì em không nên lo lắng nhiều, sẽ ảnh hưởng sức khoẻ và cuộc chuyển dạ. Em bé sanh ra sẽ được khám lại trực tiếp và tuỳ theo bản chất của nang mà có hướng xử trí và tiên lượng cụ thể, em nhé.

ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Trường hợp của em hiện tại chưa thể kết luận về tình trạng dị tật của thai.

Mẹ bị sốt siêu vi ở tuổi thai 11 tuần có ảnh hưởng xấu đến thai hay không, phụ thuộc nhiều vào loại siêu vi mẹ bị nhiễm. Tác hại của từng loại siêu vi lên thai kỳ còn khác nhau trên cơ địa của từng người. Một trong những loại siêu vi gây nguy hiểm cho thai nhi đã được chứng minh là Rubella, nhất là khi nhiễm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lần khám vừa rồi của em có làm xét nghiệm này không?

Thai hành, hay triệu chứng nghén ở phụ nữ mang thai, thể hiện sự chưa thích nghi của cơ thể mẹ với sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ. Khái niệm “thai khoẻ” đôi lúc khác với “thai bị dị tật”: nhiều thai bị dị tật nhất là các dị tật về thẩm mỹ như sứt môi, thừa ngón….thì thai vẫn sống khoẻ trong thai kỳ, em à.

Bạn nên tiếp tục khám thai ở cơ sở sản khoa có đơn vị chẩn đoán tiền sản như Bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương... để được tầm soát các dị tật có thể phát hiện sớm từ tuần thai thứ 11 này và còn theo dõi sau đó.

ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào  bạn,

Hai loại Mamanatal và Trucal đều có chứa những vi chất có lợi cho thai. Tuy nhiên, bạn chỉ cần dùng một trong 2 loại là được. Mỗi ngày 1 lần, lần uống 1 viên, uống vào bữa ăn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Với trường hợp vợ bạn, tôi nghĩ bạn nên dẫn bạn đến bệnh viện chuyên khoa Tai - Mũi - Họng để chẩn đoán chính xác.

Thân mến.

KTV. Lê Đào Minh Châu
Bộ phận website - Bệnh viện Từ Dũ 
Em gái thân mến,

Chị em cần đến cơ sở y tế để được khám, hỏi bệnh và cung cấp thêm thông tin cần thiết thì mới có chẩn đoán chính xác và cách điều trị cụ thể được.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chảo chị.

Cảm cúm lúc mang thai là danh từ chung để chỉ các triệu chứng của nhiễm siêu vi trong lúc mang thai. Chỉ có một số virus thực sự gây nguy hiểm cho thai nhi nếu bị nhiễm lần đầu tiên trong ba tháng đầu thai kỳ, như rubella. Một số virus lại có ảnh hưởng không đáng kể lên sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Hiện tại theo kinh cuối (ngày 04/9/2011) thì chị mang thai khoảng 5-6 tuần. Chị nên đến cơ sở y tế khám để xác định tình trạng và vị trí thai, làm một số xét nghiệm cần thiết để giúp chẩn đoán và tư vấn phù hợp. 


    ThS. BS. Ngô Thị Yên
    Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
 Chào em,

Một trong những dấu hiệu đáng quan tâm ở thai phụ mang thai 38-39 tuần có đa ối là sự ảnh hưởng hô hấp của thai phụ và dấu hiệu chuyển dạ hay chưa. Bác sĩ khám trực tiếp sẽ tuỳ theo tình trạng thực tế của em (triệu chứng khó thở, các dấu hiệu như mạch, huyết áp, cổ tử cung, tình trạng nguyên vẹn của màng ối, sức khoẻ thai nhi…) để có quyết định cụ thể về việc nhập viện hay không.

   

ThS. BS. Ngô Thị Yên
    Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Chưa có bằng chứng về sự liên hệ giữa vacxin ngừa viêm gan với mang thai 3 tháng đầu. Đối với rubella, nếu mang thai trong thời gian chưa đến ba tháng sau tiêm ngừa như khuyến cáo thì vẫn giữ thai và theo dõi thai kỳ bằng các tầm soát tiền sản sớm.

Chị hơi ngạc nhiên là tại sao em biết mình có thai từ ngày 29/7, tương ứng thai 6 tuần mà để đến bây giờ thai 17 tuần em mới bày tỏ sự lo lắng. Nếu em chưa đi khám thai và làm các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản sớm như siêu âm độ mờ da gáy, xét nghiệm máu double test thì em nên đi khám ngay để làm các tầm soát tiền sản ở tuổi thai 17 tuần như xét nghiệm máu triple test hoặc tư vấn chọc ối…

    ThS. BS. Ngô Thị Yên
    Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Để đánh giá sự phát triển và sức khoẻ của thai nhi, cần kết hợp yếu tố lâm sàng (so sánh cân nặng của mẹ, bề cao tử cung qua các lần khám) và cận lâm sàng (siêu âm,xét nghiệm máu) mới kết luận được.

Cân nặng thai nhi qua siêu âm được tính toán bằng phần mềm có sẵn trong máy, sau khi có đủ các số đo cần thiết trên thai nhi. Đây là số ước tính, nên chỉ có giá trị tương đối trên thực tế.

Thai kỳ gần ngày sanh sẽ có hiện tượng giảm nhẹ nước ối. Thai em 37-38 tuần và nước ối 8- 10 cm là trong giới hạn cho phép.

Em không cần quá lo lắng với kết quả khám thai như trên. Hiện tại, em nên ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi, theo dõi cử động thai mỗi ngày và tái khám theo hẹn bác sĩ.

Chúc em khoẻ. 


    ThS. BS. Ngô Thị Yên
    Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Sau khi khám thai (đo các chỉ số sinh hiệu mẹ, sự tăng cân, bề cao tử cung…) và kết hợp kết quả xét nghiệm (siêu âm, xét  nghiệm máu, nước tiểu…) bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp mang thai.
Thai em 33,5 tuần nên “mỗi  lần đi bộ nhiều cảm thấy trằn bụng dưới” cũng là điều dễ hiểu. Đi bộ cũng giúp một phần cho tầng sinh môn dễ giãn nở trong lúc sanh đẻ. Tuy nhiên, thời điểm đi bộ nên bắt đầu sớm hơn (từ khoảng 22 tuần) và duy trì với thời gian đi bộ tăng dần lên đến một thời điểm thai lớn (khoảng tuần 30 trở lên) thì giảm dần để phù hợp với sự thích nghi của tuần  hoàn và hô hấp ở thai phụ, đảm bảo thai phụ vẫn cảm thấy dễ chịu với cường độ đi bộ đó, cũng như các hoạt động tay chân khác.

Việc sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sanh con lần mấy, ngôi thuận haY không, Khung chậu mẹ như thế nào, diễn tiến của tình trạng sức khoẻ mẹ và thai  nhi trong quá trình chuyển dạ…, chứ không phải cứ đi bộ nhiều là sinh thường, em à.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Chu kỳ kinh nguyệt dài hay ngắn tuỳ thuộc đáp ứng của trục thần kinh nội tiết của người phụ nữ và do đó, không giống nhau ở tất cả phụ nữ. Trên thế giới, có nhiều trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt dài (gọi là kinh thưa), thậm chí không hề có kinh nguyệt, mà vẫn có thai và sanh con bình thường. Do đó, em không cần thiết phải đi khám chỉ để  “điều trị cho chu kỳ kinh trở nên bình thường” đâu.

Vấn đề của em là có sẩy thai sớm. Hai vợ chồng nên đến khám ở Đơn vị Chẩn đoán Trước sinh để được hướng dẫn khám và tư vấn với mục đích chuẩn bị tốt hơn cho lần mang thai kế tiếp.

Chúc sức khoẻ.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Em đã nói rất đúng là nhiễm rubella trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Tuy nhiên, còn tuỳ thuộc thời điểm mẹ bị nhiễm là vào tuổi thai nào, chỉ chủ yếu vào ba tháng đầu thai kỳ em ạ.

Kết qủa xét nghiệm rubella của em cho thấy nhiều khả năng em đã nhiễm rubella từ trước khi mang thai và ngoài thời gian từ khi em thụ thai đến nay. Em thường xuyên sốt nhẹ và ớn lạnh  trong thời gian mang thai có thể là triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ, do tác động của nội tiết thai và các thay đổi sinh lý của cơ thể thai phụ. Ngoài ra, không loại trừ khả năng em bị nhiễm virus (như rubella) kèm theo (mặc dù khả năng này rất thấp). Làm lại xét nghiệm rubella sau 2 tuần hy vọng sẽ đánh giá lại khả năng này.


Hiện tại, em chỉ cần uống  thuốc bổ sắt như khuyến cáo chung cho mọi thai phụ.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ


Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ