Trisomy 18 hay hội chứng Edward là rối loạn di truyền do thừa 1 nhiễm sắc thể số 18, kèm theo đa dị tật, tiên lượng xấu cho thai nhi, phần lớn chết trước sinh. Trisomy 18 xảy ra khoảng 1/6000 trường hợp sinh sống và 80% là ở bé gái.
Bình thường 1 trứng và/ hoặc 1 tinh trùng khỏe mạnh chứa bộ nhiễm sắc thể riêng biệt. Tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể này xảy ra do sai lệch trong quá trình giảm phân của trứng hoặc tinh trùng, thay vì 1 tế bào gồm 46 nhiễm sắc thể khi phân bào thì mỗi giao tử chứa 23 nhiễm sắc thể. Khi có sự sai lệch, 1 giao tử chứa 24 nhiễm sắc thể, trong đó có 2 nhiễm sắc thể 18 sẽ kết hợp với giao tử của người phối ngẫu sinh ra một hợp tử gồm 47 nhiễm sắc thể với 3 nhiễm sắc thể 18. Hội chứng Edward tăng theo tuổi mẹ. Cho dù bố mẹ đều khỏe mạnh nhưng do quá trình phân bào giảm nhiễm bị sai lệch nên vẫn có thể sinh con bị hội chứng này.
Không có phương cách nào để dự phòng cho trường hợp của bạn. Tuy nhiên, khả năng lập lại là rất thấp. Vì vậy, vợ chồng bạn vẫn có khả năng sinh con bình thường ở lần mang thai sau, tuy nhiên vẫn theo qui trình khám thai và sàng lọc trước sinh bạn nhé. Chúc hai bạn sẽ có cháu bé khỏe mạnh trong tương lai gần.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Để chuẩn bị mang thai ngoài việc tiêm ngừa đầy đủ như bạn đã làm còn phải khám sức khỏe tổng quát và khám phụ khoa nữa.
Thai lưu < 12 tuần có khá nhiều nguyên nhân gây nên:
- Bất thường về yếu tố di truyền (nhiễm sắc thể, gen).
- Bất thường tử cung (dính buồng tử cung một phần, u xơ tử cung dưới niêm,..)
- Bất thường về nội tiết: thiểu năng hòang thể thai kỳ,bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường.
- Yếu tố miễn dịch: hội chứng kháng phospholipid, lupus..
- Nhiễm trùng: Toxoplasma gondii, cytomegalovirus, herpes simplex virus,viêm âm đạo do vi khuẩn.
- Yếu tố môi trường: rượu, thuốc lá, càphê..
- Ngoài ra cũng có # 20 – 25% trường hợp thai lưu sớm không rõ nguyên nhân.
Riêng kết quả xét nghiệm nội tiết của bạn đã làm chưa thấy bất thường, tuy nhiên chưa đủ để đánh giá và tiên lượng cho thai kỳ lần sau.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Rất vui khi nhận được sự tin tưởng của bạn vào bệnh viện chúng tôi. Bạn có thể đăng ký khám tại BV Từ Dũ bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Khi đi khám bạn cần mang theo tất cả hồ sơ liên quan đến thai kỳ này (sổ khám thai, giấy siêu âm, kết quả xét nghiệm). Kết quả siêu âm và xét nghiệm ở các bệnh viện hoặc phòng khám khác đều có giá trị. Bác sĩ khám thai tiếp tục cho bạn sẽ chỉ định xét nghiệm khi thật cần thiết mà thôi.
Thân ái chào bạn
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Việc khám sức khỏe trước khi mang thai là rất cần thiết. Hiện tại, em có thể đến khám tại Đơn vị Chẩn đoán Trước Sinh (giờ hành chánh, từ thứ 2 đến thứ 6) hoặc phòng khám Phụ khoa (6 giờ đến 19 giờ, từ thứ 2 đến thứ 7).
Em có thể liên hệ trước qua tổng đài 08-1081 hoặc số điện thoại 08-54042829.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Thân mến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em
Thai em 35 tuần với các số đo của thai nhi trên siêu âm như vậy là trong giới hạn bình thường, chỉ có dư nước ối (chỉ số bình thường là 10). Nếu em đã tham gia xét nghiệm sàng lọc ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa cho kết quả bình thường thì em không nên quá lo lắng. Đây có thể là hiện tượng đang phát triển của hệ tiêu hóa hoặc thận – tiết niệu thai nhi. Với thai 35 tuần, em cần nghỉ ngơi, theo dõi thai máy và kiểm tra nước ối sau 1 tuần nhe.
Dây rốn ở vùng cổ thai nhi là hình ảnh mang tính chất tạm thời vì thai nhi đang ở trong môi trường nước, có thể dây rốn sẽ rời xa vùng cổ hoặc sẽ quấn chặt hơn. Em sẽ theo dõi cử động thai mỗi ngày để giúp đánh giá gián tiếp sự ảnh hưởng của dây rốn quấn chặt hay không lên cổ thai nhi.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em
Nếu em đã tham gia xét nghiệm sàng lọc ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa cho kết quả bình thường thì dấu hiệu quai ruột giãn nhẹ ở thai tháng thứ 8 không phải là điều quá lo lắng. Đây có thể chỉ là dấu hiệu của quá trình ruột đang phát triển và có sự thay đổi trương lực. Em nhớ đi khám thai và được siêu âm kiểm tra theo hẹn nhé.
Thân mến!
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em
Tất cả thai phụ khám thai ở khoảng tuần thứ 12 tại bệnh viện Từ Dũ sẽ được bác sĩ tư vấn về các xét nghiệm sàng lọc trước sinh 3 tháng đầu với siêu âm độ mờ da gáy (80.000đ) và xét nghiệm máu –double test (300.000đ). Ngoài ra, còn có chi phí khám thai và các xét nghiệm máu thường qui khác, nếu em chưa làm ở những lần khám thai trước. Thời gian chờ khám phụ thuộc số lượng bệnh nhân của ngày hôm đó. Nếu em khám thai lần đầu ở tuổi thai 12 tuần, em nên đến khám từ đầu giờ để đủ thời gian làm đủ các xét nghiệm sàng lọc.
Thân mến!
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em
Cường giáp không phải là chống chỉ định của chọc ối. Bác sĩ căn dặn em cần điều trị là để đảm bảo an toàn trongt hủ thuật. Em nên đến khám lại tại bệnh viện vào tuần sau (thai khoảng 17-18 tuần) để bác sĩ tiền sản hội chẩn chọc ối. Em sẽ được tư vấn kỹ lưỡng trước thủ thuật này.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Em gái thân mến,
Nang nước thành âm đạo không phải là chỉ định bắt buộc mổ lấy thai, cũng như em không phải phẫu thuật chỉ để bóc tách nang khi thai đã 38 tuần. Em vẫn có thể sinh thường (ngả âm đạo). Bác sĩ khám thai sẽ căn cứ tình trạng thực tế lúc chuyển dạ để quyết định cách thức sanh. Nhiều trường hợp vẫn có thể sinh thường ngay sau khi xử lý nang nước trong lúc chuyển dạ. Trong trường hợp nang nước không thể xử lý và cản trở đường ra của thai nhi. Bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em
Thai em 34 tuần với các số đo trên siêu âm như vậy là trong giới hạn bình thường. Lượng ối 8-9 cm là hơi giảm (bình thường là 10). Dây rốn ở vùng cổ thai nhi là hình ảnh mang tính chất tạm thời vì thai nhi đang ở trong môi trường nước. Em có thể theo dõi cử động thai mỗi ngày để giúp đánh giá gián tiếp sự ảnh hưởng của dây rốn quấn chặt hay không lên cổ thai nhi. Em cần nghỉ ngơi, ăn uống bồi dưỡng và khám lại để kiểm tra lượng nước ối sau 1 tuần. Đường huyết (DH) lúc đói là một xét nghiệm thường qui (nghĩa là, tất cả thai phụ đều làm. Có lẽ do em chưa có kết quả xét nghiệm này nên bác sĩ cho em làm vào lần khám đến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ