TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Viêm gan B là bệnh mạn tính nên điều trị thời gian kéo dài, thêm vào đó nguy cơ tái phát của bệnh là khá cao. Khi người mẹ đang mang thai có viêm gan B với nồng độ HBV DNA cao có khả năng lây truyền dọc sang thai 8- 15%. Đặc biệt, mẹ có HBV DNA > 6log10 copies/mL có nguy cơ cao lây truyền mẹ - con. Tenofovir có tác dụng giảm HBV DNA và giảm men gan được phân loại nhóm B nên tương đối an toàn cho thai kỳ.
Bạn đang khám và điếu trị viêm gan, việc dùng thuốc tiếp tục hoặc ngưng thuốc tùy vào sự đánh giá của bác sĩ điều trị.
Ngay sau sinh, bé của bạn sẽ được tiêm Hepabig và vacxin (Engeric B) để dự phòng lây truyền mẹ con.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Đây là kết quả xét nghiệm máu của người mẹ, nên nhóm O là của mẹ.
Kết quả này có một điểm đáng lưu ý hơn cả là trị số MCV và MCH (và cà MCHC) đều thấp hơn bình thường. Em nên quay lại nơi khám thai để được bác sĩ tư vấn về nguy cơ một bệnh lý di truyền về máu (bệnh Thalassemie); bác sĩ sẽ yêu cầu chồng em đi làm xét nghiệm máu để tiếp tục đánh giá nguy cơ này ở thai nhi. Từ đó, có xử trí thích hợp.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Về lý thuyết không có chẩn đoán “thai 3 tuần”! Do đó, em cần đi khám và xác định lại tuổi thai để có thể tính toán về khả năng thuốc có ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh không.
Phụ nữ mang thai nên tham gia chương trình sàng lọc sơ sinh để phát hiện các bất thường. dị tật thai nhi được khảo sát.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Có thể đó là tác dụng phụ của thuốc. Em có thể liên hệ bác sĩ để được đổi sang loại thuốc dưỡng thai khác.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Tuổi thai chính xác thường được tính từ ngày kinh cuối (nếu vòng kinh đều khoảng 28 ngày) hoặc tính từ siêu âm 3 tháng đầu (khi thai < 12 tuần). Khi siêu âm thai đã lớn mà tính tuổi thai thì không còn chính xác nữa. Do đó, em nên đi siêu âm theo tuổi thai tình từ ngày kinh cuối. Tùy theo kết quả, bác sĩ sẽ có lịch hẹn kiểm tra hợp lý.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Em đã có tiêm phòng rubella thì về lý thuyết không cần xét nghiệm huyết thanh về rubella nữa trong thai kỳ.
Với kết quả của em thì càng khẳng định em đã có miễn dịch về rubella, có thể sau lần tiêm phòng rubella theo em nói.
Lần mang thai này, em yên tâm là thai nhi không bị ảnh hưởng gì do rubella gây ra cả.
Em cần khám thai theo hẹn và tham gia đầy đủ chương trình sàng lọc trước sinh như các phụ nữ mang thai khác.
Chúc em khỏe và thai kỳ phát triển tốt.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Kết quả của em như vậy là trong giới hạn bình thường.
Kết quả xét nghiệm double test giúp xác định nguy cơ bị hội chứng bất thường nhiễm sắc thể được khảo sát (21, 18, 13). Ví dụ, với kết quả của em về trisomy 21: nguy cơ thai nhi của em bị trisomy 21 là 1/6094, nghĩa là trong số 6094 phụ nữ mang bầu có những đặc điểm như em thì có khả năng 1 trường hợp thai nhi bị trisomy 21. Nguy cơ này là thấp.
Khi kết quả là 1/250 hoặc cao hơn thì nguy cơ này được xác định là giới hạn cao. Và như vậy cần được tư vấn để làm tiếp các xét nghiệm có chẩn đoán xác định.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ