banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

Tránh dùng khi cho con bú

Hỏi - 30/05/2014
Thưa bác sĩ, em vừa sinh con được 5 tháng, mùa này trời nóng nên em thường dùng nha đam để nấu nước uống và uống nhiều. Gần đây em nghe nói phụ nữ đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.Xin hỏi bác sĩ có đúng như vậy không và có ảnh hưởng tới em bé như thế nào ? Xin cám ơn bác sĩ 
Trả lời
Chào chị,

Phần lớn các thức ăn của mẹ mà mẹ ăn đều có thể qua sữa mẹ, và khi con bú sữa mẹ đương nhiên sẽ bú luôn các chất đó.Những hoạt chất có trong nha đam:

– Polysaccharid: cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, arabinose và acemannan, chính chất này có tác dụng kháng virút và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

– rostaglandin và các axít béo chưa bão hoà như axít gama linolenic, nhóm chất này có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng và làm lành vết thương, mau lên da non.

– Nhiều men tiêu hoá giúp ăn ngon và làm thuốc bổ. 

– Nhiều axít amin (gồm tối thiểu 23 loại), vitamin (B1, B5, B6, B12, C, A, E), khoáng tố vi lượng (Ca, P, Cu, Fe, Mn, Mg, Na, K).

–  Nhóm anthraglycoside có khả năng chống oxy hoá tế bào, nhuận trường, giải độc, chống táo bón gồm aloin, barbaloin, emodin, aloe-emodin, ester của axít cinnamic, axít hysophanic.
Nha đam có nhiều loài, mỗi loài có sinh trưởng riêng và tuỳ theo thổ nhưỡng, khí hậu, vùng đất mà hàm lượng và thời kỳ thu hái có khác nhau, trong đó tốt nhất vẫn là A. vera và A. barbadensis, cây cho chất lượng tốt nhất vẫn là từ 2 - 3 năm tuổi. Điều cần biết là nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất. Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai. Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu.

Do đó nếu chị uống nha đam nhiều, sẽ có ảnh hưởng nhất định đến bé. Đương nhiên liều thuốc sử dụng ở trẻ sẽ thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng chịu đựng ở người lớn.

Thân mến,

TS.BS. Vũ Tề Đăng
Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ