Cường kinh là tình trạng bệnh lý được xác định thông qua việc bị mất máu quá nhiều hoặc kéo dài trong thời gian hành kinh và có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ về mặt thể chất, cảm xúc và xã hội. Cứ ba phụ nữ thì có một người phải chịu ảnh hưởng của chứng Cường kinh ở bất kỳ thời điểm nào trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều giải pháp điều trị để cải thiện tình trang này nên bạn không cần phải cố gắng chịu đựng vấn đề này nữa.
Việc tìm hiểu xác định nguyên nhân gây cường kinh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân mình phụ thuộc nhiều vào bệnh sử và tình trạng diễn biến bệnh của bạn. Hãy gửi câu hỏi đến bác sĩ chuyên gia của chúng tôi để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với Cường kinh.
Tất cả những câu hỏi về Cường kinh, các bạn có thể gửi theo biểu mẫu dưới đây. Thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp với sự tham gia của 02 bác sĩ chuyên gia:
- TS BS Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ
- BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái – Phó trưởng khoa Khám phụ khoa
Mời các bạn đón xem chương trình tư vấn trên fanpage và youtube bệnh viện Từ Dũ, lúc 14g00, thứ 3, ngày 21/6/2022
Thao Pham - 32 tuổi
Chào em
Trường hợp của em được gọi là rong kinh. Rong kinh là tình trạng khi người phụ nữ bị ra huyết kéo dài trên 8 ngày ở mỗi chu kỳ kinh. Đây là một bất thường có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Bên cạnh đó, nó cũng có thể là một dấu hiện cho thấy bạn đang có một bệnh lý phụ khoa, do đó hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra phụ khoa nhé
BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa
Trần Trang - 43 tuổi
Chào em
Lượng kinh nhiều hay ít là tuỳ cơ địa mỗi người. Lượng kinh như bạn mô tả ổn định từ lúc dậy thì đến nay là bình thường nhé.
Thân mến
BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa
Maket Anh - 38 tuổi
Chào em
Sau sinh thông thường có sự sụt giảm nội tiết tố sinh dục nữ nên một số trường hợp cơ thể nhạy cảm sẽ thay đổi chu kỳ kinh Nguyệt như kinh ít, kinh kéo dài, kinh thưa (chu kỳ 40-45 ngày). Đây cũng là một hiện tượng hay gặp, bạn cần kiểm tra phụ khoa định kỳ nếu bạn không kèm theo vấn đề gì khác thì có thể chỉ cần theo dõi không cần can thiệp gì.
Thân mến
TS. BS. Lê Quang Thanh - Ban giám đốc
Bác sĩ cho em hỏi em 34t sinh mổ bé đầu tiên xong thì không có kinh nguyệt nữa. Điều trị ra sao thưa BS.
Huynh Nguyen - 34 tuổi
Chào em
Thông thường các mẹ sau sinh có cho bé bú sẽ có 1 khoảng thời gian 6-12 tháng sẽ không có kinh. Tuy nhiên có người có cơ địa nhạy cảm thời thời gian vô kinh này kéo dài hơn 16-24 tháng. Trong lúc này em cần đi kiểm tra phụ khoa xem có kèm theo bất thường gì khác không để bác sĩ tư vấn và điều trị em nhé
Thân mến
TS. BS. Lê Quang Thanh - Ban giám đốc
Thiên Thanh Hồ - 34 tuổi
Chào em
Sau khi cấy que cấy tránh thai một số trường hợp sẽ có hiện tượng vô kinh, một số trường hợp sẽ bị rong kinh. Nếu em bị rong kinh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì em nên đến các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để khám và điều trị tình trạng rong kinh em nhé.
Thân mến
TS. BS. Lê Quang Thanh - Ban giám đốc
Bác sĩ ơi cho con hỏi là con bị trễ kinh 2 tháng giờ bị nhưng 13 ngày vẫn chưa hết vẫn rong còn bị đau bụng nữa có ảnh hưởng gì không?
Trần Thị Nhung - 14 tuổi
Chào em
TS. BS. Lê Quang Thanh - Ban giám đốc
Nga - 21 tuổi
Chào em
Để có một chu kỳ kinh đều thì phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa trục hạ đồi ở não bộ, tuyến yên và buồng trứng. Có thể vì một lý do nào đó mà sự phối hợp này chưa tốt dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, nội mạc tử cung mỏng gây xuất huyết bất thường… nhiều trường hợp tình trạng này chỉ bị thoáng qua sau đó hồi phục tuy nhiên cũng có một vài trường hợp không tự hồi phục được cần phải bổ sung nội tiết tố bên ngoài kéo dài thì kinh nguyệt mới ổn định. Xáo trộn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng gây chậm có thai. Em cần phải được tư vấn điều trị ở các cơ sở chuyên khoa sản phụ khoa
TS. BS. Lê Quang Thanh - Ban giám đốc
Dạ xin chào bs. Mong bs tư vấn giúp em. Em có 1 bé gái 8 tuổi. Mới phát hiện bị bệnh bạch cầu cấp dòng limpho B. Vợ chồng em lại bị vỡ kế hoạch , em đang mang lại 9 tuần. Không biết có phương pháp nào kiểm tra thai này có bị di truyền từ bé đầu hay không? Vợ chồng em có thể đi khám làm các phương pháp xét nghiệm về tiền sinh sản được không. Nếu do gen mẹ và gen ba kết hợp ra bệnh này thì có dừng thai kỳ được không? Mong được tư vấn
Nguyễn thị Hải yến - 31 tuổi tuổi
Chào em
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho B là bệnh lý mắc phải không phải do di truyền từ bố mẹ nên lần mang thai này em cứ khám thai như bình thường tiến hành sàng lọc các bệnh lý bất thường nhiễm sắc thể như các thai kỳ khác. Và nhiều khả năng em bé sẽ phát triển bình thường. Chúc em có 1 thai kỳ khỏe mạnh!
TS. BS. Lê Quang Thanh - Ban giám đốc
Dạ chào bác sĩ!
Em tên Vy hiện đang sống và làm việc tại tp Đà Lạt. Em năm nay 27 tuổi vừa sinh em bé được 8 tháng. 2 tháng sau sinh em bắt đầu có kinh lại. Lượng máu kinh ra nhiều và ra không đều. Em cũng có đi khám và điều trị ở đây được bs chẩn đoán là rong kinh và được bs tư vấn thuốc cho uống nhưng không đỡ. Đến nay kinh nguyệt em vẫn vậy. Cứ ra được 4 5 hôm lại ngưng 1 ngày rồi ra 1 xíu xong ngưng. Cách ngày lại ra nhiều và liên tục như 1 chu kì kinh bình thường. Vậy cho em hỏi có sao không? Em có cần thăm khám để được các bs hỗ trợ không ạ. Mong bs sớm giải đáp và phản hồi. Em cảm ơn bs nhiều ạ!
Nguyễn Ngọc Tường Vy - 27 tuổi
Chào bạn
Giai đoạn sau sanh có sự thay đổi nội tiết tố rất lớn nên có 1 số trường hợp cơ thể nhạy cảm làm xáo trộn chu kỳ kinh: vô kinh, rong kinh, cường kinh đều có thể gặp phải. Nếu tổng số ngày hành kinh >7 ngày là bất thường bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa sản phụ khoa để khám và tư vấn điều trị phù hợp nhé!
TS. BS. Lê Quang Thanh - Ban giám đốc
Bác sĩ cho em hỏi, em nghe nhiều khái niệm: rong kinh, cường kinh, thống kinh... em chưa hiểu lắm, nhờ bác sĩ giải thích hộ em. Em đang có u xơ tử cung, bác sĩ bảo để theo dõi thêm tiến triển, mà kinh em mỗi tháng ra nhiều và em cũng đau bụng nhiều. Em có phải mổ không?
Loan - 24 tuổi
Chào em! Kinh nguyệt có bình thường hay không được xem xét ở nhiều tính chất, bao gồm số ngày hành kinh, lượng máu kinh mỗi chu kỳ và số ngày lặp lại chu kỳ kinh. Rong kinh là khi số ngày hành kinh kéo dài liên tục trên 7 ngày. Cường kinh là khi lượng máu kinh ở mỗi chu kỳ nhiều hơn 80mL. Thống kinh là triệu chứng đau dụng dưới kèm theo mỗi lần hành kinh. Nếu em bị u xơ tử cung và có kèm theo các triệu chứng bất thường kinh nguyệt như rong kinh, cường kinh hoặc thống kinh, em nên đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín để khám và có hướng xử trí phù hợp. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thật em nhé. Tùy vào độ tuổi, vị trí kích thước khối u, mức độ nặng của triệu chứng em đang gặp phải cũng như mong muốn về vấn đề sinh con, bác sĩ sẽ tư vấn cho em phương án điều trị phù hợp nhất.
Chúc em vui khỏe!
BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa
Các chuyên mục khác