10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
01tháng 10
Chào em

Trước khi đặt vòng em sẽ được khám xem cơ thế em có phù hợp với phương pháp đặt vòng không, em cũng sẽ được tư vấn kỹ về các thuận lợi, khó khăn khi đặt vòng, các vấn đề cần biết khi sử dụng vòng tránh thai....

Em có thể đặt bất cứ lúc nào nếu chắc chắn là không có thai. Tuy nhiên tốt nhất là nên đặt vào những ngày sắp hết kinh
 
Em nên tái khám ngay khi vừa hết kinh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra lại nếu hết viêm nhiễm thì có thể đặt vòng ngay
 
Thân mến

BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ

Chào em

Tình trạng ứ dịch sau MLT còn tùy thuộc vào tình trạng lúc mổ chủ động hay đã chuyển dạ mà không sanh được. Khi ứ dịch sẽ thấy trằn nặng bụng dưới có thể có sốt đi kèm, đôi khi vài 3 tuần sau sanh có tình trạng băng huyết. Để tránh tình trạng này em có thể đi khám lại sớm trước khi đầy tháng để nếu có ứ dịch các bác sĩ sẽ lấy ra. 

BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ

Chào em

Trong những ngày đầu sau sanh thường là 48g sẽ có sữa non, sữa này rất tốt cho em bé của bạn, còn lại sữa trong thời kỳ sau này đầu hay cuối đều như nhau. Cách tốt nhất khi cho con bú là lần lượt hết bên này rồi sang bên kia, trường hợp bé đã no khi mới hết một bên thì bạn có thể vắt sữa ben còn lại trữ vào tủ lạnh, ban đêm có thể làm nóng lại và cho bé bú. Hoặc lần   này cho bú bên này lần sau bú bên kia. Cho con bú là niềm vui và hạnh phúc của người mẹ không vì lý do xấu hay đẹp mà không cho con bú.

Chúc em vui và hạnh phúc. 

BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ

Chào em

Bệnh viện Từ Dũ không có dịch vụ vá màng trinh

Thân ái

NHS. Nguyễn Thị Phương Dung
Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Từ Dũ
18tháng 09
Chào chị,

 Với trường hợp của chị, chị nên đem toàn bộ hồ sơ đến khám tại bệnh viện chuyên khoa sản phụ khoa để khám, chẩn đoán và điều trị. Vì với tình trạng của chị, chúng tôi cần phải làm thêm một số xét nghiệm mới quyết định hướng xử trí.  

Thân mến!

  

BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào chị,

Trường hợp của chị, chúng tôi khuyên chị nên đem toàn bộ hồ sơ đến khám và tư vấn tại bệnh viện chuyên khoa Sản Phụ Khoa. Bác sĩ sẽ khám, làm xét nghiệm và đánh giá cụ thể tính chất của u xơ, tình trạng gia đình của chị để lựa chọn phương pháp điêu trị tốt nhất cho chị. Tại bệnh viện chúng tôi, chị có thể khám tại khoa Khám Bệnh - Buồng Khám Phụ Khoa. Hiện nay, chúng tôi đã có đăng ký khám bệnh hẹn giờ qua Tổng đài  081081.

Thân mến!

  

BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Em có thể cho chúng tôi biết kết quả giải phẫu bệnh của khối u buồng trứng đã mổ để chúng tôi có thể tư vấn cụ thể hơn.

Thân mến!

  

BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Với trường hợp của em, em nên khám kiểm tra phụ khoa nhằm kiểm tra xem em có bị viêm âm đạo hay không hay chỉ là huyết trắng sinh lý.

Thân mến!

BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Thuỳ Linh thân mến,

Mỏi các cơ, khớp trong cơ thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do suy nhược cơ thể, bệnh lý tại chỗ vùng khớp, làm nặng,… Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được khám và  điều trị.

Thân ái chào bạn.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Ra huyết giữa chu kỳ có thể do hiện tượng rụng trứng giữa chu kỳ gây chảy máu trong ổ bụng sau đó tràn ngược vào các ống dẫn trứng và chảy ra ngoài âm đạo lúc đó bạn sẽ thấy có một ít huyết sau đó sẽ hết, đó là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên có khi ra huyết giữa chu kỳ có nguyên nhân bất thường thì bạn phải đi khám ngay tại thời điểm đang ra huyết để tìm nguyên nhân. Trễ kinh 5 ngày thử chưa có thai bạn có thể chờ thêm 1 - 2 tuần nữa nếu không có kinh bạn thử lại, đôi khi tình trạng thụ thai xảy ra muộn hoặc thai còn nhỏ nên nồng độ nội tiết thải ra trong nước tiểu chưa đủ để thấy trên que thử. Nếu vẫn không có thai bạn nên tới bv để kiểm tra.

BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn có thể uống mỗi ngày 1 giọt vitamin D3, lượng vitamin D qua sữa mẹ rất ít nên không gây quá liều cho bé. Bạn có thể uống sữa đậu nành mỗi ngày nếu sữa này đảm bảo được an toàn vệ sinh. Sữa đậu nành rất phù hợp cho những người bị kém hấp thu sữa bò (bị thiếu men để tiêu hóa sữa), dễ bị tiêu chảy khi uống sữa bò. Tuy nhiên, sữa đậu nành nói chung ít năng lượng,ít đạm, ít chất béo, ít canxi và các vitamin hơn sữa bò. Vì vậy, bà mẹ cho con bú uống sữa bột là tốt nhất, kế đến là sữa tiệt trùng (mỗi ngày ít nhất 1 lít).

Thân mến

BS. CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ - Bệnh viện Từ Dũ

07tháng 09
Chào Thu Hằng,

Đau lưng, đau bụng, mệt mỏi … là triệu chứng phổ biến của người phụ nữ trong thời kỳ hành kinh, vì vậy trong thời điểm này người phụ nữ nên được nghĩ ngơi và làm việc nhẹ nhàng, nếu có đau bụng kinh nhiều thì có thể uống thuốc giảm đau bụng kinh thông thường (như thuốc giảm đau nhóm kháng viêm non steroide là CATAFLAM 25mg, uống ngày 2 lần, lần 1viên, khi đau bụng hành kinh). 

Ngoài ra, theo định kỳ mỗi 6 tháng một lần hay ngay khi thấy có gì lạ bất thường, mẹ em nên đi khám phụ khoa để biết tình trạng sức khỏe mình có gì lạ không. Còn có  thật sự bị sa tử cung hay không thì mẹ em cần đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa phụ khoa để có thể có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. 

Việc chích thuốc để điều trị gì, thuốc gì, liều lượng ra sao… em không cung cấp rõ thông tin, thì rất khó để trả lời câu hỏi của em.

Chúc em và mẹ sức khỏe và vui vẻ.

BS. CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi
  Khoa Nội soi - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ