Mong Các Bác Sĩ Cho Em Một Lời Giải Đáp :(
Hỏi - 05/10/2012
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
Hỏi - 05/10/2012
Trả lời
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
TC 2 sừng cũng là một nguyên nhân gây sẩy thai nhưng còn nhiều nguyên nhân khác nữa vì vậy khi có thai em cần đi khám sớm để bác sĩ có thể cho thuốc dưỡng ngay từ đầu không nên để tới khi ra huyết mới đi khám là muộn rồi.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
Em không nên quá lo lắng, nếu em đi khám thai định kỳ thì các bác sĩ sẽ tính toán cho em nhập viện theo đúng chỉ định và phác đồ của bệnh viện hoặc khi có bất thường.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
Em đã làm IUI 2 lần và IVF 2 lần nhưng thất bại như vậy lần mang thai này là cực kỳ quý. Hiện tại, cho dù em đã lỡ sử dụng Misoprostol nhưng thai vẫn còn tim thai thì vẫn nên giữ lại em ạ. Trong quá trình theo dõi khám thai em cần làm các xét nghiệm sàng lọc và siêu âm để đánh giá sức khoẻ và tình trạng chung của thai nhi, nhất là tầm soát những bất thường thai nhi. Có những ghi nhận trên y văn về tình trạng bất thường thai nhi do mẹ dùng misopsotol ở 3 tháng đầu thai kỳ, tuy nhiên không phải là tất cả. Trên thực tế có khá nhiều trường hợp thai nhi hoàn toàn bình thừờng sau khi mẹ đã dùng misoprostol. Vì vậy, em nên dưỡng thai tiếp.
Thân ái chào em và chúc mẹ con em khỏe.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Trong tất cả các yếu tố đã kể trên, việc tiếp xúc trực tiếp thuốc trừ sâu là đáng ngại nhất. Nếu muốn tiếp tục thai kỳ em cần theo dõi khám thai đều đặn theo hẹn và là đầy đủ các xét nghiệm em nhé. Hiện tại chưa thể kết luận thai có bất thường hay không.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Kết quả siêu âm như vậy là phù hợp với tuổi thai theo kỳ kinh cuối. Các số đo siêu âm là bình thường. Làm các xét nghiệm máu và nước tiểu thai nhi giai đoạn này để đánh giá tình trạng sức khoẻ người mẹ. Em nên đi khám thai và thực hiện đầy đủ y lệnh của bác sĩ là được. Em sẽ được khám thai theo hẹn em ạ.
Thân ái chào em.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Trường hợp của em là thai nhi bị tràn dịch màng bụng đơn thuần (không kèm theo bất kỳ 1 dấu hiệu nào khác và không bị bệnh lý rõ ràng), như vậy có nhiều khả năng là thai nhi sẽ trở về bình thường, vì vậy có thể theo dõi tình trạng thai nhi định kỳ.
Thông thường tràn dịch màng bụng thai nhi không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ, tuy nhiên nếu tràn dịch màng bụng lượng nhiều quá thì chu vị bụng thai nhi sẽ lớn và cuộc sinh sẽ khó khăn. Nếu tràn dịch màng bụng kèm đa ối thì tử cung sẽ căng to và dễ bị băng huyết sau sinh.
Hiện tại tình trạng thai nhi phát triển tốt và hình thái bình thường thì tiên lượng là tốt. Chúc mẹ con khoẻ.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Trung bình thai phụ tăng khoảng 12 – 15 Kg suốt thai kỳ. Nếu trước khi mang thai thuộc nhóm nhẹ cân (dựa vào chỉ số BMI) thì tăng khoảng 15 – 17 Kg. Khi tăng cân quá nhiều thì có nguy cơ tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.
Hiện tại em tăng 12 Kg với thai 26,5 tuần, như vậy em cần tăng khoảng 5Kg cho 12 tuần. Như vậy em cần tăng khoảng 1,5Kg cho mỗi 4 tuần.
Trước mắt em vẫn ăn uống đầy đủ chất, nên ăn nhiều rau, trái cây, cá. Hạn chế ngọt.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Nếu gò nhiều, “tức cửa mình” ở thai 29 tuần, em cần đi khám để bác sĩ cho gắn máy theo dõi cơn gò, xác định tình trạng cổ tử cung, từ đó sẽ có chẩn đoán và xử trí phù hợp. Em cần thông báo cho bác sĩ khám thai về tình trạng khó thở của mình, để nếu cần em sẽ được hướng dẫn khám thêm chuyên khoa Nội hô hấp.
Tùy theo tình trạng bệnh lý mà em sẽ được bác sĩ tư vấn về cách điều trị cũng như sự ảnh hưởng đến thai nhi, nếu có.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Dựa vào kết quả các khảo sát chung trên thực tế, phụ nữ Việt nam được khuyên dùng viên sắt và acid folic trước, trong và sau khi mang thai (thời kỳ cho con bú mẹ). Các thuốc và các vitamin khác có cần dùng hay không là do bác sĩ quyết định tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mẹ và thai.
Nếu trong thời gian mang thai, em không bị u nang buồng trứng tái phát thì bạn nên yên tâm dưỡng thai và có thể chuyển dạ sanh như các phụ nữ khác. Phụ nữ mang thai vào những tháng cuối, cơ thể sẽ nặng nể, do đó cần nghỉ ngơi, không làm việc nặng, đi lại và làm việc nhẹ nhàng. Khám thai theo hẹn và chú ý làm theo các hướng dẫn của bác sĩ khám thai.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Đánh giá một kết quả xét nghiệm cần biết trị số bình thường do chính phòng xét nghiệm đó cung cấp.
Dựa vào kết quả các khảo sát chung trên thực tế, phụ nữ Việt Nam được khuyến cáo bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai từ 1-3 tháng. Tuy nhiên, chỉ định dùng thuốc cụ thể (liều lượng,cách dùng, thời gian) cũng như việc dùng các loại thuốc khi đang mang thai là do bác sĩ chỉ định, tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Thân mến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai bao gồm 5 nhóm A, B, C, D, X theo thứ tự nguy cơ đối với bào thai tăng dần.
Ethambutol được xếp vào nhóm B, nghĩa là nghiên cứu trên động vật không chứng minh nguy cơ đối với bào thai nhưng không có nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ mang thai; hoặc nghiên cứu trên động vật chứng tỏ tác dụng có hại nhưng nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ mang thai thì không thấy ảnh hưởng trên bào thai.
Isoniazid được xếp vào nhóm C, nghĩa là nghiên cứu trên động vật cho thấy tác dụng có hại đối với bào thai và không có nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ mang thai; hoặc là chưa có nghiên cứu trên người và động vật. Chỉ dùng thuốc khi lợi ích đạt được lớn hơn nguy cơ.
Không có loại thuốc nào được xem là an toàn 100%. Tuy nhiên, một số bệnh lý kể cả bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ hoặc bé. Chị nên đi khám thai định kỳ và khám chuyên khoa để được điều trị theo đúng phác đồ của bệnh viện, chỉ sử dụng các thuốc được kê đơn vì bác sĩ đã xem xét, đánh giá lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi để lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của người mẹ mà ít ảnh hưởng đến bào thai nhất.
DS. Nguyễn Thị Thuý Anh
Khoa Dược - BV Từ Dũ
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
Có phẫu thuật hay không phẫu thuật (PT) thì tỉ lệ những bất thường của thai không khác nhau là mấy, như vậy để em thấy rằng sự bất thường của thai không chừa một ai. Vì vậy dù có hay không PT thì em vẫn phải đi khám thai định kỳ để đến tuần 12 các bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng của thai có gì bất thường hay không. Nhớ cho vợ em đi khám định kỳ theo lịch hẹn nhé.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
Để xác định có thai trong trường hợp này theo tôi em cần thử máu sẽ chính xác hơn và sẽ dễ theo dõi diễn biến của thai có tốt hay không, thử que đôi khi cho tình trạng dương tính giả. Nếu không đau bụng, không ra huyết âm đạo thì 1 tuần sau em có thể siêu âm lại kiểm tra thai đã nằm trong TC hay chưa.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
Bạn Hoàng Thi thân mến,
Bạn thường xuyên chóng mặt, khó thở, đôi khi bị ngất, như vậy bạn cần được kiểm tra kỳ về tình trạng tim mạch, hô hấp. Nếu đang chuyểnd ạ sinh mà bạn lên cơ mệt khó thở thì cuộc chuyển dạ sẽ gặp khó khăn.
Tại Bệnh viện Từ Dũ không có chỉ định mổ theo yêu cầu của thai phụ. Nếu có giấy chuyển BHYT, bạn sẽ được hưởng theo chế độ BHYT mà bạn mua.
Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Trong trường hợp của bạn, có khám thai định kỳ và tất cả các xét nghiệm sàng lọc không thấy bất thường, chỉ với dấu hiệu giãn bể thận 1 bên phải và ở tuổi thai 25 tuần thì không đáng ngại. Mức độ 8,1mm là không đáng kể.Bạn có thể theo dõi mỗi 2 – 4 tuần để đánh giá thêm. Có khá nhiều trường hợp sau vài tuần trở lại bình thường. Có một số trường hợp vẫn giữ nguyên mức độ và ít trường hợp diễn tiến nặng dần. Giãn bể thận là do sự tắc nghẽn hoặc teo hẹp (do co thắt hoặc bẩm sinh) niệu quản. Nếu giãn bể thận quá nặng nề (gây thận ứ nước độ 3) có thể ảnh hưởng đến chức năng thận bên giãn. Thận còn lại vẫn hoạt động bình thường thì không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe chung của bé.
Thân ái chào bạn, chúc mẹ và bé khỏe.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
vivi Chào Bác Sĩ, |
Nhịp đập của động mạch chủ bụng trùng khớp với nhịp tim. Trung bình nhịp tim người lớn khoảng từ 60 – 90 lần/phút, nhịp tim thai nhi khoảng 120 – 160 lần/phút. Với nhịp khoảng 24 – 27 lần/phút có lẽ là những cử động gõ nhịp của thai nhi. Những cử động như thế sẽ không kéo dài như nhịp tim.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ