Hỏi bác sĩ
Hỏi - 08/07/2014
Bạn bổ sung acid folic và sắt trước mang thai là điều rất tốt, chỉ cần hàm lượng đủ thì loại nào cũng được bạn nhé.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Hỏi - 08/07/2014
Trả lời
Bạn bổ sung acid folic và sắt trước mang thai là điều rất tốt, chỉ cần hàm lượng đủ thì loại nào cũng được bạn nhé.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nếu tuổi thai của bạn là 26.5 tuần (dựa theo ngày dự sanh đã được xác định từ siêu âm quý 1), các số đo trên là phù hợp. Dây rốn quấn cổ không là dấu chỉ báo thai nhi đang nguy hiểm. Cách duy nhất để theo dõi thai khỏe mạnh hay không là theo dõi thai máy; Bác sĩ cũng không thể can thiệp gì để tháo xoắn. Vấn để là khi vào chuyển dạ, cơn gò tử cung dồn dập sẽ gây hiện tượng chèn ép rốn và làm thai nhi bị ảnh hưởng. Lúc này, nhân viên y tế, các bác sĩ và Nữ hộ sinh sẽ có cách theo dõi biểu đồ tim thai và nhận biết khi nào nguy hiểm.
3 tháng cuối, bình thường thai kỳ cũng có những cơn gò tử cung sinh lý gọi là cơn gò Braxton Hicks; với tính chất là không đều đặn, kéo dài ngắn, không gây biến đổi ở cổ tử cung (Bác sĩ sẽ khám và đánh giá chuyện này), thường chỉ <10 cơn/ngày.
Dây rốn quấn cổ và cơn gò sinh lý như vậy không có mối liên quan với nhau hay chỉ điểm cho bất thường gì đặc hiệu.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Thân mến,
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Ngoài xét nghiệm Triple test, em nên làm thêm các xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe mẹ: nước tiểu, huyết đồ, đường huyết, viêm gan siêu vi B,…
Em có nhóm máu Rh âm, lần mang thai này em sẽ được làm xét nghiệm Test De Coombs để xem trong máu đã có kháng thể Anti-D hay chưa. Nếu em không có anti-D, em sẽ được tiêm anti-D 3 mũi khi thai được 28 tuần, 34 tuần, và sau sanh trong vòng 72 giờ, để bảo vệ cho thai kỳ sau. Nếu em đã có anti-D thì thai kỳ này không cần tiêm anti-D nữa .
Chúc em vui, khỏe
Chào em,
Trong thai kỳ em nên ăn uống đa dạng gồm : thịt cá trứng, sữa, các loại hạt, rau quả… Ngoài nước lọc em có thể uống nước trái cây, nước mía, nước dừa… ở mức độ vừa phải, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường…
Nếu bác sĩ khuyên em không thức ăn ngọt vì lượng đường trong máu của em cao thì em có thể uống nước lọc, sữa tươi không đường…, ăn trái cây ít ngọt : cam, bưởi, thanh long, …
Chúc em vui, khỏe.
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi mang thai tùy cơ địa mỗi người sẽ có triệu chứng nghén ít hay nhiều, các triệu chứng như em mô tả là biểu hiện của nghén, thường sẽ giảm dần khi thai trên 3 tháng. Em nên đến bệnh viện sản khoa để được thăm khám và đánh giá sức khỏe mẹ và thai. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ cho em dùng thuốc để giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Chúc em mau khỏe.
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Trong thai kỳ em nên ăn uống đa dạng gồm : thịt cá trứng, sữa, các loại hạt, rau quả… Ngoài nước lọc em có thể uống nước trái cây, nước mía, nước dừa… ở mức độ vừa phải, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường…
Nếu bác sĩ khuyên em không thức ăn ngọt vì lượng đường trong máu của em cao thì em có thể uống nước lọc, sữa tươi không đường…, ăn trái cây ít ngọt : cam, bưởi, thanh long, …
Chúc em vui, khỏe.
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi mang thai tùy cơ địa mỗi người sẽ có triệu chứng nghén ít hay nhiều, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Để giảm triệu chứng khó chịu về đêm em có thể ăn nhẹ trước giờ ngủ 1-2 tiếng, hoặc uống một ly sữa ấm trước khi lên giường. Ngoài ra em có thể tắm bằng nước ấm, massage cơ thể nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, em không nên xoa bụng vì có thể kích thích tạo ra cơn gò tử cung dễ gây sảy thai. Nếu tình hình không cải thiện em nên đến bệnh viện sản khoa để được khám và hướng dẫn cụ thể nhé.
Chúc em mau khỏe.
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Kết quả xét nghiệm cho thấy em đang nhiễm virus viêm gan B. Để biết mức độ tăng trưởng của virus và chức năng gan em nên làm thêm xét nghiệm: HBeAg, AST, ALT. Các xét nghiệm này em có thể làm tại bệnh viện Từ Dũ. Ngoài ra, để đánh giá mức độ lây truyền cho bé em nên làm xét nghiệm định lượng HBV-DNA tại bệnh viện Nhiệt Đới. Tùy vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ bàn bạc với em và gia đình cân nhắc dùng thuốc để giảm lây truyền cho con, hay chỉ theo dõi thai kỳ và chích ngừa cho bé sau sanh.
Chúc em vui, khỏe.
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Kết quả xét nghiệm beta HCG cho thấy em đang có thai. Siêu âm không thấy hình ảnh thai trong tử cung có thể thai còn quá sớm chưa quan sát được hoặc thai nằm ngoài tử cung. Thông thường bác sĩ sẽ cho em làm thêm xét nghiệm beta HCG lần 2 sau 48 giờ để đánh giá vi trí thai (trong hay ngoài tử cung). Vì em chỉ cho biết một kết quả beta HCG nên không thể trả lời chính xác cho em được.
Thân mến,
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Nguyên nhân thường gặp nhất thai nhỏ ngừng phát triển như em là do bất thường nhiễm sắc thể, không lặp lại ở thai kỳ sau. Do đó, trước khi muốn có thai lại em nên đến khám tại bệnh viện sản phụ khoa, bác sĩ kiểm tra sức khỏe, có thể cho em uống thuốc để phòng ngừa một số dị tật cho thai ở thai kỳ sau nhé.
Thân mến,
BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Trân
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Biolactyl là men tiêu hóa có thể dùng được cho phụ nữ mang thai.
Esonix (Esomeprazole) là một loại thuốc tiêu hóa không chống chỉ định cho người mang thai.
Amoxicillin: đối với thai kỳ được phân nhóm B: chưa ghi nhận gây bất thường cho thai nhi.
Levofloxacin: đối với thai kỳ phân nhóm C (có ghi nhận gây dị tật cho động vật thí nghiệm mang thai, tuy nhiên chưa ghi nhận trên người, cần nghiên cứu thêm).
Vì vậy, nếu em đã có thai và bị ra huyết, em nên đi khám tại các bệnh viện có phòng khám sản để xác định thai lần này như thế nào và sẽ được tư vấn cụ thể.
Thân mến,
BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Vợ em mang thai ở tuần thứ 35 mà có những dấu hiệu như em đã mô tả, tốt nhất em nên cho vợ em khám kiểm tra tim mạch ở các bệnh viện chuyên khoa, nếu không có vấn đề gì về tim mạch, em có thể cho vợ tái khám sản để các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng hiện tại của sản phụ.
Thân mến,
BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi các sản phụ đến khám thai tại viện thời điểm thai từ 11- 13 tuần 6 ngày, các sản phụ sẽ được làm 2 bộ xét nghiệm ( xét nghiệm tổng quát và Double test). Do đó, trong trường hợp của em, có lẽ em đã có xét nghiệm thường quy ngoại viện và có kết quả HBsAg (+), nên được chỉ định làm thêm HbeAg và men gan để đánh giá mức độ lây nhiễm virus viêm gan B và ảnh hưởng tế bào gan hay chưa, xét nghiệm này có thể lấy trong ngày hoặc ngày hôm sau. Tuy nhiên, Double test sẽ lấy kết quả sau 10 ngày, và nếu có bất thường bệnh viện sẽ có chức năng gọi điện thoại mời sản phụ đến khám sớm. Vì vậy, ngày 14/7 em có thể tái khám và lấy kết quả luôn.
Thân mến,
BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Có nhiều dạng vaccin ngừa cúm, vaccin ngừa cúm dạng bất hoạt có thể an toàn cho phụ nữ mang thai, nhưng vaccin xịt mũi ngừa cúm là chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Do đó, không biết vợ bạn dùng loại vaccin nào nên không thể trả lời rõ cho bạn được.
Thân mến,
BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Tính theo chỉ số BMI cân nặng của em như thế trong mức độ giới hạn cao của người bình thường, do đó không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh con. Tuy nhiên, em không nên để cân nặng vượt quá mức này.
Nếu em là người khỏe mạnh thì không cần phải uống thuốc gì trước khi mang thai chỉ cần sống lành mạnh và điều độ. Obimin là một trong những loại thuốc dành cho phụ nữ mang thai gồm nhiều loại vitamin, do đó không dành cho người không mang thai vì tỷ lệ không phù hợp
Thân mến,
BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Em đang đặt vòng mà mang thai chứng tỏ vòng đã bị tuột. Do đó, nếu em muốn dưỡng thai thì không được lấy vòng và nên khám sớm để được đánh giá và tư vấn cụ thể nhé.
Thân mến,
BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Thalassemia là một bệnh lý thiếu máu di truyền phương pháp điều trị là truyền máu định kỳ với mục đích là cung cấp tế bào máu cho em giúp cơ thể em hoạt động tốt hơn, do đó thật không tốt cho em bé nếu em luôn trong tình trạng thiếu máu.
Khi sinh ra, khả năng 50% con em sẽ khỏe mạnh giống ba, hoặc 50% thiếu máu giống mẹ nhưng mức độ nhẹ vì chồng em là người khỏe mạnh. Lúc sinh, em là người thiếu máu từ trung bình đến nặng nên có nguy cơ băng huyết sau sanh, nhiễm trùng,…Do đó, em nên tái khám thai và khám huyết học theo hẹn để giảm các nguy cơ này.
Chúc em nhiều sức khỏe,
BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Cetirizine là 1 loại thuốc chống dị ứng, đối với thai kỳ được phân là nhóm B, là nhóm chưa chi nhận gây bất thường cho thai. Có 2 mốc tầm soát dị tật cho thai nhi là:
(1) Thai từ 11- 13 tuần 6 ngày: các SP sẽ được siêu âm đo độ mờ da gáy và làm xét nghiệm Double test tầm soát nguy cơ HC Down, HC Edward,…
(2) Thai từ 22- 26 tuần Siêu âm 4D để tầm soát dị tật về hình thể cho thai.
Bệnh viện Từ Dũ hiện trong tình trạng quá tải, do đó không thể đang ký 1 bác sĩ khám theo yêu cầu của sản phụ được, mong em thông cảm. Ngày thứ bảy và sáng chủ nhật bệnh viện có triển khai làm ngoài giờ, em có thể đến khám.
Thân mến,
BS.CK2 Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn bị nổi mụn nước herpes ở môi, thường là do HSV type 1. Còn HSV type 2 mới là nguyên nhân chủ yếu gây mụn nước sinh dục. Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm mụn nước sinh dục trong thai kỳ, đặc biệt là quanh thời điểm chuyển dạ có thể gây truyền dọc cho thai nhi gây Herpes simplex bẩm sinh. Vì vậy bạn cần phải khám để xác định có nhiễm Herpes sinh dục không nha.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Bạn có thể đến đăng ký khám và tư vấn tại Khoa Chăm sóc trước sinh-Khu vực tiền sản. Tại đây có khám và tư vấn cho các cặp vợ chồng trước mang thai. Về thời điểm bạn có thể đến trước hay sau hôn nhân, tùy bạn sắp xếp, nhưng tốt nhất là 3 tháng trước thời điểm bạn dự tính có thai. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn làm một số xét nghiệm cơ bản và chỉ định chích ngừa tùy trường hợp.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Sau phá thai nội khoa, bạn bị ra huyết như thế là không bình thường. Do đó, bạn nên đến khám lại để :
1. Đánh giá kiểu ra máu đó như thế nào, lượng như thế nào?
2. Siêu âm kiểm tra xem còn ứ dịch hay không. Chỉ dùng thuốc hay thực hiện thủ thuật tùy kết quả khám như thế nào, có thể dùng thuốc gây co thắt tử cung giúp tống máu ra nếu còn ứ dịch nhiều.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ