Có phải cắt chỉ vết khâu tầng sinh môn
Hỏi - 03/12/2011
Chào em,
Hiện tại, hầu hết các vết khâu tầng sinh môn được may phục hồi bằng chỉ tiêu nên không phải cắt chỉ khâu.
Thân ái.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 03/12/2011
Trả lời
Chào em,
Hiện tại, hầu hết các vết khâu tầng sinh môn được may phục hồi bằng chỉ tiêu nên không phải cắt chỉ khâu.
Thân ái.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Cùng với kết quả siêu âm độ mờ da gáy này, em còn chờ kết quả xét nghiệm máu double test để có tư vấn thích hợp. Em năm nay 38 tuổi nên nguy cơ của tuổi mẹ đối với một số dị tật bẩm sinh nhất định sẽ tương đối cao hơn nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi. Tùy thuộc kết quả double test, bác sĩ sẽ tư vấn tiếp cho em về các xét nghiệm tầm soát tiếp theo như tư vấn chọc ối.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
TS.BS. Huỳnh Thị Thu Thủy
Phó Giám đốc - Bệnh viện Từ Dũ
TS.BS. Huỳnh Thị Thu Thủy
Phó Giám đốc - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Em không nói rõ em mang thai lần thứ mấy vì chích ngừa uốn ván ở người mang thai lần đầu khác với người mang thai lần thứ hai trở đi. Ngoài ra, còn phụ thuộc khoảng cách giữa hai lần sanh nữa. Thời điểm chích còn phụ thuộc sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Em nên hỏi bác sĩ ở kỳ khám thai tới để được tư vấn chích ngừa em nhé.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
1. Bóc tách túi thai là một dấu hiệu của động thai. Có nhiều nguyên nhân gây động thai nhưng rất khó xác định chính xác một nguyên nhân cho từng bệnh nhân. Do đó, lời khuyên chung để phòng ngừa động thai là ăn uống bồi dưỡng, không làm việc nặng, tránh mắc các bệnh nhiễm trùng hay nhiễm siêu vi, nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ…
2. Tim thai có thể ngưng bất cứ lúc nào, nhất là đối với những trường hợp có động thai.
3. Em đã nói rất đúng rằng rối loạn NST cũng là một nguyên nhân khiến thai ngừng phát triển trong tử cung.
4. Những phụ nữ có tiền căn thai lưu nên đến khám tại các cơ sở sản khoa để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại và được tư vấn chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo. Bạn có thể đến Đơn vị Chẩn đoán Tiền Sản BV Từ Dũ…
5. Tư thế tử cung có thể thay đổi khi mang thai em ạ.
Mong em mau bình phục sức khỏe!
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Nhau bám đáy mặt sau là một trong những vị trí bình thường của bánh nhau. Tuy nhiên, cần kết hợp với tuổi thai lúc siêu âm và khám lâm sàng để tư vấn thêm về việc sanh nở.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn đã nhắc đến một vài xét nghiệm của chương trình tầm soát trước sanh đang được áp dụng ở đa số cơ sở sản khoa cho hầu hết phụ nữ mang thai. Đó là: siêu âm độ mờ da gáy (không cần đến siêu âm 3D-4D như bạn nói), triple test…
Tùy theo tuổi thai và kết quả các xét nghiệm trước đó mà bác sĩ sẽ tư vấn làm tiếp cái gì. Xác định nguy cơ về một bất thường thai nhi thường kết hợp nhiều yếu tố, cả khám thực tế và các xét nghiệm chứ không chỉ dựa vào một yếu tố nào. Độ mờ da gáy 1,4mm nếu không kèm theo các yếu tố nguy cơ khác thì có thể yên tâm, vì hiện nay người ta quan tâm nhiều với các độ mờ da gáy >2,5mm. Tuy nhiên, cần chờ thêm một số xét nghiệm khác nữa, bạn thân mến.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
CMV là từ viết tắt của Cytomegalovirus, là một loại virus có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vợ bạn đang bị cảm cúm và kết quả máu hiện tại cho thấy vợ bạn có thể mới nhiễm CMV, hoặc một số tác nhân khác gây dương tính giả đối với IgM. Ba tuần sau kiểm tra lại để xem sự thay đối của các Ig, nhất là IgG. Từ đó sẽ tư vấn tiếp. Bạn nên tái khám đúng hẹn nhe. Nồng độ CMV phản ảnh khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cần ăn uống bồi dưỡng, giữ vệ sinh thân thể để tăng sức đề kháng là một trong những giải pháp hữu hiệu đối với đa số tình trạng nhiễm virus.
ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Hoan nghênh bạn đã có sự chuẩn bị trước khi mang thai. Bạn đã có kháng thể các bệnh mà IgG dương tính. Hiện tại nếu có tiêm ngừa bạn nên tiêm thủy đậu và viêm gan B (nếu chưa nhiễm).
Bạn Ngọc Liên thân mến,
Về mặt lý thuyết: Khi nhiễm Rubella, trong vòng 3 – 5 ngày sau phát ban, IgM xuất hiện và sẽ mất đi sau khoảng 8 – 10 tuần. IgG xuất hiện sau IgM vài ngày và tồn tại lâu dài về sau. Trong vòng 12 tuần đầu sau nhiễm, nồng độ IgG tăng dần từ thấp đến cao, sau 2-3 tuần nồng độ tăng lên 4 lần. Sau đó IgG giữ mức ổn định.
Khoảng 50% người nhiễm rubella không có triệu chứng lâm sàng. Vì vậy xét nghiệm huyết thanh học IgM và IgG có giá trị chẩn đoán.
Trường hợp của bạn: Vào tuần lễ thứ 12, kết quả xét nghiệm rubella là: Rubella IgM: 0,34 (-) Rubella IgG: 432,5 (+) chứng tỏ là bạn đã nhiễm rubella trước thời gian xét nghiệm ít nhất 8 tuần nên IgM trở về âm tính. Kết quả xét nghiệm lần 2 vào tuần 15 của thai kỳ là: Rubella IgM: 0,32(-) Rubella IgG: 320,1(+). Hai lần xét nghiệm em đều làm ở Từ Dũ nên dễ so sánh. Nồng độ IgG sau 3 tuần không tăng lên chứng tỏ bạn đã nhiễm trước đó ít nhất hơn 12 tuần. Nhìn chung không phải là mới nhiễm mà là nhiễm đã lâu. Bạn có thể yên tâm với thai kỳ này.
Bạn Khiết Nghi thân mến,
Kinh cuối của bạn là 7/8/2011 như vậy đến ngày29/09/2011 thai mới được 7 tuần 5 ngày. Ở tuổi thai này không làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như Double test (thực hiện ở tuổi thai 11 – 13 tuần 6 ngày) hoặc Triple test (thực hiện lở tuổi thai 14 – 21 tuần).
Với kết quả xét nghiệm sàng lọc, nguy cơ hội chứng Down là 1/282 thì không có chỉ định chọc ối.
Ngày 29/08 xét nghiệm Rubella IgM âm tính và IgG dương tính chứng tỏ bạn đã nhiễm trước khi mang thai. XN lần 2: (29/9) nồng độ IgG tăng cao hơn 4 lần giá trị ban đầu chứng tỏ bạn nhiễm rubella trong vòng 13 tuần trước đó. Vì bạn nhiễm bệnh trước khi mang thai nên không lo ngại về tình trạng rubella bẩm sinh cho bé.
Chào bạn,
Thai 39 tuần kèm dư ối thì bụng sẽ lớn và chèn ép dạ dày cũng như cơ hoành. Vì thế người mẹ sẽ khó thở và dễ nôn, ăn ít. Khi có dư ối thường kèm theo thai to hoặc ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi mông. Dư ối có thể sinh ngã âm đạo nếu con không quá to và ngôi thai thuận.
Chúc bạn và bé khỏe.
Chào bạn,
Kết quả siêu âm ở thai 18 tuần của bạn không đáng ngại.
Bình thường thai non tháng, dịch ối có màu trắng trong hoặc vàng nhạt.
Dịch ối có màu vàng sậm có thể do: có những giai đọan thai nhi thiếu oxy gây thải phân su từ ruột ra; bilirubin máu mẹ tăng qua dịch ối làm bilirubi dịch ối tăng theo. Trước hết bạn chờ kết quả xét nghiệm dịch ối. Mong kết quả tốt đến với bạn
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Sau khi bị chó cắn nên tiêm ngừa bệnh dại. Một khi đã mắc bệnh dại thật sự thì vô phương cứu chữa. Bạn có vết chó cắn có tổn thương da và có nguy cơ nhiễm trùng nên cần dùng kháng sinh. Triệu chứng bệnh dại ban đầu có 1 số dấu hiệu như mỏi cơ, nếu bạn vận động nhiều có thể nhầm lẫn bệnh làm khó theo dõi.Bạn cần tuân thủ tiêm phòng theo đúng phác đồ và đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ (uống kèm kháng sinh, không được vận động nhiều). Thuốc Enat 400 và Ferrovit bạn có thể dùng thời gian dài trước mang thai. Sau khi tiêm đủ 5 lần, bạn cần ngừa thêm ít nhất 1 tháng rồi mới để có thai.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Bảo Khanh thân mến,
Khi mang thai, nếu người mẹ bị bất cứ bệnh gì khác (sốt, tiêu chảy, chấn thương,…) đều phải kiểm tra lại tình trạng thai. Do vậy, bạn cần khám thai lại.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Trước hết xin chia buồn cùng bạn với lần sẩy thai vừa qua. Để chuẩn bị trước khi mang thai lại, một số bệnh cần tiêm ngừa là: viêm gan B, sởi – quai bị- rubella, thủy đậu. Nếu bạn đã có kháng thể hoặc đã từng mắc loại bệnh nào thì không cần tiêm ngừa bệnh đó nữa. Bên cạnh việc tiêm ngừa bạn nên khám sức khỏe tổng quát và khám phụ khoa nữa. Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Với người đã từng nhiễm rubella trước khi mang thai thì đã có kháng thể IgG trong máu và cơ thể đã được bảo vệ, khi mang thai có thể yên tâm là thai nhi không bị hội chứng rubella bẩm sinh.
Với người chưa từng nhiễm rubella và chưa tiêm ngừa rubella trước khi mang thai thì cơ thể chưa có kháng thể IgG, nếu chẳng may khi mang thai bị nhiễm rubella được gọi là nhiễm rubella cấp trong thai kỳ (nhiễm rubella lần đầu tiên). Khi mẹ bị nhiễm rubella cấp khi mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng rubella bẩm sinh là 90%, vì thế các thai phụ thường được tư vấn bỏ thai. Vì lúc này trong cơ thể người mẹ đã có kháng thể IgG bảo vệ nên sau khi đã bỏ thai thì có thể mang thai lại bất cứ lúc nào mà không cần phải xét nghiệm IgM và IgG của Rubella nữa. Bạn có thể yên tâm mang thai lại.
Người ta bị trái rạ chỉ 1 lần trong cuộc đời, sau đó có kháng thể bảo vệ và không phải tiêm ngừa trái rạ lại.
ThS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Nếu đã có kháng thể rubella thì không cần tiêm ngừa nữa em ạ.
Trường hợp chưa có kháng thể rubella, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyên tiêm ngừa rubella trước khi có ý định mang thai.
Hiện tại, có loại tiêm ngừa 1 mũi cho cả ba loại là sởi, quai bị và rubella.
Thời gian từ khi tiêm ngừa đến khi bắt đầu mang thai nên từ 3 tháng trở lên để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Em có thể đến Viện Pasteur hoặc Trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn và tiêm ngừa nhe.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ