Bạn Lệ Hằng thân mến,
Lần này bạn vẫn có thể sinh ngã âm đạo được nếu: thai nhi đến ngày sinh không to (<3600g), ngôi thai thuận, 1 thai, không bị ối vỡ non, vết mổ cũ không đau, diễn tiến cuộc chuyển dạ thuận lợi, khung chậu bình thường. Trong quá trình chuyển dạ sinh ngã âm đạo nếu có bất thường xảy ra như: thai suy, đầu không lọt, đau vết mổ cũ là bạn được chỉ định mổ lại.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn đã tiêm ngừa rubella trước mang thai 2 tháng, đến khi thai 12 tuần xét nghiệm IgM + 1.21 và IgG 299 chứng tỏ bạn đã có kháng thể bảo vệ. IgM dương tính trong trường hợp này có thể tồn tại sau tiêm vài tháng, như vậy không phải lo lắng về việc rubella ảnh hưởng đến thai.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Với thai > 24 tuần, chu vi bụng lớn hơn chu vi đầu. Khi chu vi bụng nhỏ hơn chu vi đầu nghĩ đến thai suy dinh dưỡng. Tuy nhiên chu vi bụng còn tùy thuộc vào cách đo, vào thai nhi có bất thường hay không. Những trường hợp thoát vị hoành, sứt môi chẽ vòm, teo thực quản: bụng thai nhi sẽ nhỏ hơn bình thường. Khi có tràn dịch màng bụng thì chu vi bụng sẽ lớn hơn bình thường. Không dựa đơn thuần vào đường kính lưỡng đỉnh và đường kính ngang bụng. Thai suy dinh dưỡng nên dựa vào chu vi vòng đầu, vòng bụng, sự phát triển các số đo sinh học sau thời gian, chỉ số ối, lưu lượng máu qua động mạch rốn và động mạch não giữa. Thân ái.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Trước khi dùng thuốc nội tiết bạn nên siêu âm kiểm tra lại xem thai có tiến triển hay không. Tính đến 19/03 là thai bạn được 6 tuần 3 ngày, có thể nhìn thấy tim thai qua siêu âm. Việc dùng thuốc là theo chỉ định bác sĩ, bạn không thể tự ý dùng. Thân ái.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Vì thai nhi nằm trong buồng tử cung nên không thể gỡ vòng dây rốn đó ra khỏi cổ bé. Tự thai nhi xoay trở và có khi tự khỏi. Vấn đề chính của mẹ là theo dõi sát cử động thai. Trên thực tế có khá nhiều trường hợp dây rốn quấn cổ từ 1 – 2 vòng mẹ vẫn sinh bé khỏe.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Nói chung, trong trường hợp của bạn cần làm xét nghiệm dung nạp đường để đánh giá về nguy cơ tiểu đường thai kỳ, theo dõi sự phát triển thai nhi. Không có thuốc điều trị dư ối hay đa ối.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Hai vợ chồng bạn quan hệ vào giai đoạn rụng trứng thì có khả năng mang thai cao. Vợ bạn trễ kinh 5 ngày và thử que chưa dương tính rõ có thể chờ đợi thêm 5 – 7 ngày nữa kiểm tra lại bằng que thử thai, khám thai và siêu âm. Thân ái.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Xuyên thân mến,
Với kết quả rubella IgG dương và IgM âm tính thời điểm thai 8 tuần chứng tỏ bạn đã từng bị nhiễm rubella trước đó. Vì IgM âm tính nên thời gian bị nhiễm cách đây tối thiểu 10 tuần, lúc chưa mang thai. Bạn có thể yên tâm thai kỳ lần này không bị ảnh hưởng bởi Rubella. Tuy nhiên, bạn cần khám thai định kỳ và làm thêm các xét nghiệm tầm soát bất thường thai nhi cũng như kiểm tra sức khỏe bản thân mẹ. Thân ái.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn,
Bạn mang thai 5 tuần + động thai: sau điều trị 5 ngày siêu âm lại thai được 6 tuần là có tiến triển. Bạn có thể theo dõi tiếp 1 tuần nữa vì thai 6 tuần chưa quan sát rõ tim thai.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Hạnh thân mến
Tái nhiễm thường xảy ra sau tiêm ngừa rubella trước đó và sống trong vùng dịch tễ, khi tái nhiễm thì Rubella IgM dương tính lại. Thai phụ mang thai 3 tháng đầu bị nhiễm rubella nguyên phát thì nguy cơ hội chứng rubella bẩm sinh khoảng 80 - 90%, với thai phụ bị tái nhiễm rubella trong 3 tháng đầu, nguy cơ hội chứng rubella bẩm sinh khoảng 8 – 9%.
Thai lưu 2 lần liên tiếp không nghĩ đến nguyên nhân do nhiễm rubella. Hiện tại bạn không cần phải tiêm ngừa rubella nữa.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chúc Chị và gia đình may mắn
BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Thanh Tuyền thân mến.
- Khi đã có thai lại nên chú ý những lời khuyên sau:
* Không giao hợp, nhất là trong 3 tháng đầu vì ngoài động tác gây va chạm trong lúc giao hợp thì trong tinh dịch còn có chất có thể gây co thắt tử cung, điều này sẽ dễ làm bong tróc túi thai đang bám và làm tổ ở tử cung.
* Không làm việc nặng.
* Không đi lại nhiều, đi lại nhẹ nhàng.
* Cố gắng nghỉ nghơi nhiều.
BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ