tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào em.

Nếu em đã chích ngừa thì về mặt lý thuyết, em hoàn toàn yên tâm sẽ không mắc bệnh nữa, tuy nhiên bác sĩ chỉ nói về mặt lý thuyết thôi nhé, vì trên thực tế cũng có người đã được chích ngừa nhưng khi thử lại thì lại không có kháng thể (mặc dù vô cùng hiếm khi xảy ra). Hơn nữa khi đã có kháng thể nhưng kháng thể ấy đã suy giảm thì vẫn có thể bị mắc bệnh (người ta gọi là tái nhiễm) trong những trường hợp sau: có triệu chứng lâm sàng, có tiếp xúc với người bị bệnh, đang sống trong vùng dịch tễ lưu hành (vùng đang có nhiều người bị bệnh).Trường hợp của em theo như mô tả thì bác sĩ không nghĩ đến khả năng em nhiễm rubella. Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác em nên đi khám bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn và làm xét nghiệm nếu cần thiết.

BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Những chỉ số em đưa ra đến gia đoạn này là bình thường, em hãy nhìn vào kết luận cuối cùng của bác  sĩ để yên tâm

Lần trước em bé của em bị mất vì bệnh gì ? Nhất thiết em phải nói rõ với bác sĩ đang theo dõi thai cho em để bác sĩ tầm soát những bất thường cho thai kỳ lần này của em.

Chúc em vui vẻ, em  bé của em khỏe mạnh

BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào Mến.
Những xét nghiệm em gửi có nhiều điều mâu thuẫn và không trả lời chính xác là em có nhiễm rubella hay không được vì muốn khẳng định chính xác thì em phải đi thử xét nghiệm vào đúng thời điểm, trên cùng một phòng xét nghiệm, và trên cùng một máy đọc kết quả (qua những lần thử khác nhau) vì có thể mỗi phòng xét nghiệm sử dụng một máy khác nhau, loại hóa chất xét nghiệm khác nhau nên sẽ có những giá trị và những sai số khác nhau nên không thể so sánh với nhau được (ví dụ:28/3  em đi xét nghiệm kết quả là IgM: 7,41 U/mLthì được kết  luận là âm tính;
 Nhưng đến ngày 07/4 em xét nghiệm lại kết quả  là IgM chỉ có 3,61 U/mL  nghĩa là chỉ bằng ½ của ngày 28/3 thì lại được kết luận là dương tính)

Lời khuyên cuối cùng là em hãy đến ngay bệnh viện chuyên khoa sản để được kiểm tra và có lời khuyên thích hợp cho em.

BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn Phúc

Người phụ nữ mang thai nhiễm Rubella nguyên phát (nhiễm lần đầu tiên) có thể ảnh huởng trên thai nhi, đặc biệt là hội  chứng Rubella bẩm sinh (HCRBS). HCRBS bao gồm 1 hoặc nhiều bất thường sau: dị tật tim bẩm sinh, tật não nhỏ, điếc, mù.

Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy: nếu nguời mẹ nhiễm Rubella nguyên phát ở tuổi thai duới 12 tuần, nguy cơ  HCRBS là 90%. Nguy cơ giảm dần theo tuổi thai: 13-14 tuần nguy cơ là 30-40%; 14-15 tuần nguy cơ khoảng 20%.   Trên 16 tuần nguy cơ hầu như rất thấp.

Trong trường hợp vợ bạn có triệu chứng sốt phát ban thời điểm thai 14 tuần và có sự chuyển đảo huyết thanh IgG từ âm tính sang duơng tính chứng tỏ vợ bạn bị nhiễm Rubella nguyên phát ở giai đoạn này.  Vì vậy, nguy cơ HCRBS trên thai nhi khỏang 20%.

Thân ái chào bạn.

TS. BS Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ


Chào bạn Minh Nghĩa

Rất hoan nghênh bạn với sự quan tâm đến vợ và bé. Trong những tuần đầu thai kỳ siêu âm bằng đầu dò âm đạo sẽ quan sát rõ hơn tình trạng thai nhi. Với siêu âm đầu dò âm đạo, bạn không phải lo về nguy cơ sẩy thai cũng như những ảnh huởng khác trên thai nhi.

Việc bổ sung Sắt & Axit folic trong thai kỳ là rất cần thiết. Các loại thuốc chứa các chất này hiện nay trên thị trường khá nhiều như: Obimin, Ferrovit, Sangobion, Odiron, Mamanatal,… bạn nên  dùng thuốc theo sự chỉ định bác sĩ.
Lịch khám thai tại bv Từ Dũ hiện nay như sau :

Lần đầu tiên sau trễ kinh 02 tuần: xác định có thai hay không, vị trí thai cũng như tình trạng thai. Khi có tim thai sẽ xét nghiệm đánh giá sức khỏe tổng quát mẹ.

Khám lại vào các thời điểm:

     
  • 11 tuần – 13 tuần 06 ngày: siêu âm đo độ mờ gáy và xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down giai đoạn sớm.
  •    
  • Sau đó khám mỗi tháng 01 lần đến thai 32 tuần.
  •    
  • Từ 32 tuần – 35 tuần khám mỗi 02 tuần 01 lần.
  •    
  • Từ 36 tuần trở lên khám mỗi tuần 01 lần cho đến khi sanh. 

Một số lưu ý :
Từ 20 – 24 tuần: được siêu âm hình thái học thai nhi.

Từ 24-28 tuần: đuợc xét nghiệm dung nạp đường đối với những thai phụ nguy cơ cao như béo phì, tăng cân nhanh, tiền căn trực hệ đái tháo đường, tiền căn sanh con to trên 4000 gram, tiền căn thai lưu lớn không rõ nguyên nhân.

Bất kỳ tuổi thai nào nếu có dấu hiệu bất thuờng như đau bụng, ra huyết là cần phải khám ngay.

Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc.

Thân ái chào bạn.

TS. BS Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,

Với diễn tiến thai kỳ của em cho thấy kết quả tốt hơn. Toa thuốc lần trước em tiếp tục sử dụng là đủ. Trong thuốc Mamanatal có nhiều lọai vi chất sử dụng mỗi viên một ngày là đủ. Thuốc Obimin cũng chứa nhiều loại vi chất trong đó có cả sắt và axit folic mà trong Sangobion cũng có chứa. Vì vậy, nếu có sử dụng thì chỉ dùng một trong 2 loại mà thôi. Khi nào hết Mamanatal mới dùng tiếp 1 trong 2 loại thuốc này.

TS. BS Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Điều quan trọng bác sĩ muốn biết là em đã làm tầm soát bệnh Down trong thai kỳ chưa, (double test, triple test). Nếu đã làm thì tỷ lệ là bao nhiêu ?

Em đã có con lần nào chưa, nếu đã có thì bé trước của em có bình thường không ?

Trong gia đình của em và chồng em, có ai bị dị tật, sanh con dị tật không ? Nếu có là bị dị tật gì ?

Em có tầm soát những bệnh nhiễm có thể gây dị tật cho thai nhi không ?(ví dụ :  rubella …), kết quả có bình thường không ?.

Nếu có xảy ra một trong những điều trên, em hãy trình bày ngay với bác sĩ của mình để  bác sĩ có lời khuyên và hướng theo dõi thích hợp.

Nếu tất cả những điều trên là bình thường thì em đừng quá lo lắng, lời khuyên của bác sĩ đang theo dõi thai cho em là đúng, em hãy tiếp tục khám thai theo lịch hẹn để được bác sĩ theo dõi em bé kỹ lưỡng.
Chúc hai mẹ con vui

BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

 

Bạn Ngọc Hà thân mến,

Thuốc trị mụn Desactin thuộc nhóm D, thànhphần là Isotretinoin nguy cơ rất cao cho thai nhi. Dùng thuốc này sau khi ngưng thuốc ít nhất 1 tháng mới để có thai. Bạn đang có thai tuần thứ 3 và đã ngưng thuốc  2.5 tháng như vậy có thể tiếp tục thai kỳ được. Thân ái.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

 

02tháng 04

Bạn Thanh Trúc thân mến,

Hiện tại thai bạn được 34 tuần tuổi, đau quặn bụng và đi vệ sinh sau mỗi bữa ăn là có tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đau lưng là triệu chứng thường gặp của thai phụ do nội tiết thai kỳ và tư thế cột sống khi thai lớn. Với triệu chứng đau bụng dưới như hành kinh kèm theo rối loạn tiêu hóa bạn cần phải đi khám để bác sĩ đánh giá cụ thể. Thân ái.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Diệu thân mến,

Hiện tại thai bạn được 12 tuần tuổi, kinh cuối bạn 11/12/2010 bạn bị sốt phát ban 21/12/2010 tức là chưa rụng trứng. Theo y văn thế giới đã nhận thấy nếu thai phụ bị nhiễm rubella ngay trước thời điểm rụng trứng thì cũng không ảnh hưởng đến thai nhi.

Xét nghiệm 24/01/2011 tức sau 4 tuần phát ban: Rubella IgM âm  tính và IgG dương tính 202.3. Với kết quả xét nghiệm như trên cho thấy bạn đã từng bị nhiễm rubella trước đó tối thiểu 8 tuần, lúc chưa mang thai, nên hiện tại IgM trở về âm tính. Như vậy bạn không lo lắng nhiều đến hội chứng rubella bẩm sinh ở thai nhi.

Siêu âm độ mờ gáy 1.6mm là trong giới hạn bình thường. Xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down chưa có  kết quả nên chưa bàn luận thêm được. Chúc bạn và bé khỏe.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Quỳnh thân mến,

Bạn sốt phát ban lúc thai 7 tuần, tuy nhiên xét nghiệm rubella IgM âm tính ngay sau hết sốt phát  ban, IgG dương tính 41.02 UI/ml. Như vậy, bạn có  thể yên tâm sốt phát ban những ngày vừa qua không do nhiễm rubella. IgM trở về  âm tính sau 8 – 12 tuần sau nhiễm. Bạn có thể tiếp tục thai kỳ.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Linh thân mến,

Lần sinh non trước là do thai bạn dị tật bẩm sinh, bác sĩ phải dùng các biện pháp khởi phát chuyển dạ chứ không do hở eo tử cung. Đặc tính sinh non của hở eo tử cung là chuyển dạ sinh nhanh tự nhiên, tuổi thai lần sau thấp hơn lần trước. Trường hợp của bạn không phải do hở eo tử cung nên không cần phải khâu eo. Điều quan trọng lần  mang thai này là kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ