tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg

Chào em,

Thuốc ngừa thai khẩn cấp thường có tác dụng phụ  thường gặp là gây rối loạn kinh nguyệt, không nên sử dụng quá 2 lần trong một tháng.

Em đã sử dụng quá nhiều thuốc ngừa thai khẩn cấp chỉ trong vòng một tháng như vậy nên có thể chu kỳ kinh em đang bị rối loạn. Em cần theo dõi thêm 1 tuần nữa, sau đó tự kiểm tra lại bằng  que thử thai. Nếu kết quả vẫn như cũ mà em chưa có kinh lại, hoặc khi thử que có 2 vạch mà có kèm đau bụng, ra huyết thì nện đi khám ngay.

BS.CKII. Dương Phương Mai
  Khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Kỹ thuật lọc rửa tinh trùng là kỹ thuật để thụ tinh ống nghiệm cho những người bị hiếm muốn vô sinh kể cả HIV và kỹ thuật không có gì phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay theo Nghị Định của Chính phủ về việc thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì chưa cho phép đối với người nhiễm HIV.

Thân chào

TS.BS. Huỳnh Thị Thu Thủy
Phó Giám đốc - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em

Tuỳ theo phương pháp tiến hành, mỗi phòng xét nghiệm có chỉ số bình thường của từng loại xét nghiệm. Do đó, em nên mang kết quả về cho bác sĩ khám bệnh xem và tư vấn cụ thể cho em.

Với các loại thuốc dùng cho phụ nữ mang thai mà không phải do bác sĩ chỉ định, em nên mang đến cho bác sĩ xem và tư vấn cụ thể cho em trên cơ sở tình trạng sức khoẻ hiện tại và tiền sử y khoa của em.

Chưa có nghiên cứu chứng minh việc uống thuốc bổ có nhiều DHA thì em bé dễ bị dư cân, em ạ.

ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Sau khi sẩy thai lưu, vì lý do sức khoẻ của bệnh nhân và tránh nguy cơ viêm nhiễm sinh dục, việc quan hệ tình dục trở lại chỉ được khuyến cáo khi hết ra máu âm đạo và người phụ nữ cảm thấy khoẻ trở lại. 

Sau 2 tuần sẩy thai lưu, bạn nên tái khám ở cơ sở sản khoa để được đánh giá lại tình trạng sức khoẻ, có thể sẽ làm thêm các xét nghiệm cần thiết để có chiến lược chuẩn bị cho thai kỳ lần sau tốt hơn (nên tránh thai bao lâu, trong thời gian đó cần bổ sung thuốc hay chất dinh dưỡng gì…)

Em có thể liên hệ khám hẹn giờ tại phòng khám BV Từ Dũ, qua số điện thoại tổng đài 08-54042829.

Chưa có bằng chứng cho thấy sự liên quan giữa vaccin rubella và thai lưu.

ThS.BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Em đã nói rất đúng là ngày dự sinh theo ký kinh cuối đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều và kéo dài sẽ không chính xác bằng cách tính ngày dự sinh theo siêu  âm 3 tháng đầu. Nếu em có siêu âm ngày 28/2/2011 thai 10 tuần 2 ngày thì dự sinh của em là ngày 24/9/2011.

Chúc em khỏe.

ThS.BS.Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

Hiện tại, bệnh viện Từ Dũ có dịch vụ khám hẹn giờ dành cho những người không có nhiều thời gian để đi khám bệnh. Bạn có thể đăng ký Khám hẹn giờ qua số điện thoại: (08) 1081 và (08) 1062

Khi bạn đăng ký khám hẹn giờ là bạn chọn chế độ dịch vụ của bệnh viện nên Bảo hiểm y tế sẽ không thanh toán bảo hiểm cho bạn.

Chúc bạn vui khỏe.



KTV.Lê Đào Minh Châu
Bộ phận website

Chào em,

Các giá trị huyết đồ của em hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ số MCV và MCH ở mức thấp của giá trị  bình thường.

          MCV  80.4 (83-92) fl và  MCH 27.1 (27-32) pg
          MCV  81.9 (83-92) fl và MCH 28.5 (27-32) pg

Khi giá trị MCV < 79 (83-92) fl  và MCH < 27.1 (27-32) pg là có tình trạng hồng cầu nhỏ nhược sắc (có trong thiếu máu thiếu sắt hoặc bệnh thalassemia).

Không phải kết quả huyết đồ là giống nhau ở mọi giai đoạn cuộc đời. Có những lúc do chế độ ăn uống thiếu sắt cũng gây thay đổi trong kết quả. Tuy nhiên, bệnh thalassemia thì luôn có tình trạng hồng cầu nhỏ nhược sắc. Nếu hai vợ chồng em đã từng có kết quả huyết đồ hoàn toàn bình thường thì không nghĩ đến bệnh lý này.

TS.BS.Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Chào em,

Vào tuần lễ thứ 35- 36, não  thất bên 10.5mm là hơi giãn nhẹ, hầu như không ảnh hưởng đến sự phát triển bào  thai. Em vẫn nghỉ ngơi ăn uống và theo dõi cử động thai như các chị em khác.

TS.BS.Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A- Bệnh viện Từ Dũ

Chào bạn,

 Người có bệnh tiểu đường vẫn có thể mang thai được. Để an toàn cho cả mẹ và thai, trước khi mang thai cần điều trị bệnh tiểu đường, duy trì đường huyết ổn định, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nội tiết về những biến chứng bệnh tiểu đường (trên tim mạch, mắt, thận) đã xuất hiện chưa. Từ khi có thai trở đi vẫn tiếp tục điều trị tiểu đường song song với khám thai định kỳ. Nếu kiểm soát đường huyết tốt thì ít ảnh hưởng đến thai nhi. Người có bệnh tiểu đường vẫn có thể cho con bú được. Thân ái.

TS.BS.Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

 

19tháng 09

Chào bạn Ngọc Anh,

Bạn khám thai lần đầu ở tuổi  thai 7 tuần vô kinh, nghĩa là 5 tuần sau khi rụng trứng. Kết quả IgM âm tính chứng tỏ bạn đã nhiễm rubella trước thời điểm thụ thai và hiện tại bạn đã có kháng thể IgG bảo vệ. Cho dù không nhiễm rubella nhưng bạn vẫn khám thai định kỳ và làm những xét nghiệm sàng lọc sức khỏe thai nhi. Tất cả các xét nghiệm sàng lọc vẫn có giá trị âm tính và dương tính giả, nhưng giá trị thấp.

TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A- Bệnh viện Từ Dũ

Cả hai vợ chồng đều có sử dụng ma túy ở giai đoạn sớm thai kỳ có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai nhi.  Không rõ hai bạn ấy đã sử dụng bao nhiêu lần và sẽ còn sử dụng nữa hay không. Tuy nhiên nguy cơ với thai nhi là có thể. Việc để thai hay không là tùy vào quyết định của hai vợ chồng. Nếu quyết định để thai thì nên thực hiện 2 điều:

1.  Không bao giờ sử dụng ma túy nữa

2. Phải khám thai định kỳ và thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết trong quá trình khám thai để đánh giá sức khỏe mẹ và thai nhi.

TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ

Bạn Vân thân mến,

Với các thai phụ trên 16 tuần tuổi thai và không thuộc nhóm nguy cơ cao (có triệu chứng sốt phát ban kéo dài 3 ngày thì khỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh  rubella) thì không phải thực hiện xét nghiệm rubella. Thai em 22 tuần tuổi và em không thuộc nhóm nguy cơ cao nên không cầ thiết phải làm xét nghiệm này.

Nếu có sốt phát ban ngay trước thời điểm thụ thai thì rất hiếm khi thai nhi bị rubella bẩm sinh. Trong khi em bị sốt không kèm phát ban và trước thụ thai 8 ngày thì không đáng lo.

Theo tôi, em vẫn tiếp tục thai  kỳ. Đừng quá hoang mang lo lắng.

TS.BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A- Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ