10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg
Chào chị Trân,

Từ từ các vết thâm trên da của bé sẽ biến mất thôi, nhưng cũng khá lâu. Đành chịu xấu 1 thời gian vậy. Gia đình cần hạn chế để vết thương tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên nữa nhé.

Thân mến,

TS.BS. Vũ Tề Đăng

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

24tháng 06
Chào chị,

Biểu đồ tăng trưởng theo cân nặng và chiều cao luôn có trong sổ theo dõi sức khoẻ của bé. Nếu đối chiếu thấy phát triển cân nặng và chiều cao bé luôn trong kênh A và luôn tăng so với tháng trước là được.Bé có thể ăn chút phô mai con bò cười. Tuy nhiên do men tiêu hoá ở ruột ở trẻ nhũ nhi chưa thật hoàn hảo, vì vậy không nên cho ăn đồ biển (hoặc đồ ăn có nguy cơ cao gây dị ứng thức ăn) sớm vì có thể gây hiện tượng dị ứng thức ăn sau này.

Thân mến,

TS.BS. Vũ Tề Đăng

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

24tháng 06
Chào chị,

Ở trẻ nhỏ có hiện tượng khóc “dạ đề”. Hiện tượng này thường sẽ biến mất khi bé lớn hơn. Chú ý vệ sinh mũi bé sạch sẽ trước khi ngủ để tránh bé giật mình tỉnh giấc do nghẹt mũi ban đêm. Có thể kê đầu bé nằm cao chút nếu bé có hiện tượng nghẹt mũi chị nhé.

Thân mến,

TS.BS. Vũ Tề Đăng

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

Chào chị Linh,

Ở bé của chị có bú sữa mẹ, rồi bú sữa bình và ăn dặm nữa. Thật sự khi trẻ có bú thêm mẹ thì cũng không biết được chính xác trẻ đã bú được tổng cộng bao nhiêu ml dịch mỗi ngày. Tuy nhiên, chị có thể theo dõi sự phát triển cân nặng và chiều cao của bé theo biểu đồ có in sẵn trong sổ sức khoẻ của bé, nếu phát triển theo đúng trong kênh A thì bé đã bú đủ. Chị có thể cho bé uống bổ sung thêm nước hoa quả mỗi ngày. Chị có thể cho bé bắt đầu uống 5-10 ml nước ép nguyên chất pha loãng với chút nước ấm. Sau khi bé đã quen thì có thể tăng lên 15-20 ml nước hoa quả nguyên chất mỗi lần, ngày uống 2-3 lần. Không nên uống quá 120 ml nước hoa quả mỗi ngày. Nên đổi khẩu vị thường xuyên (đổi loại trái cây). Chú ý quan sát trẻ có biểu hiện dị ứng khi uống loại trái cây đặc hiệu nào đó hay không (nổi mẩn đỏ, ngứa…).

Khi bé đã ăn bột thì có thể cho bé uống thêm nước. Uống theo nhu cầu của bé. Chú ý theo dõi phân xem có bón không. Nếu bón cho bé uống thêm nhiều nước hơn chút.

TS.BS. Vũ Tề Đăng

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

Chào chị Dung,

Thông thường 1 khối như cục hạch dưới da đầu, di chuyển được là bướu mỡ lành tính. Việc bé hay lắc đầu và cào tai có thể bé bị chàm vùng tai nên gãi, hoặc chưa loại trừ có vấn đề gì ở trong lỗ tai hay không. Chị có thể mang bé đến phòng khám trẻ để các bác sĩ có thể thăm khám và chẩn đoán bệnh cụ thể hơn.

Thân mến,

TS.BS. Vũ Tề Đăng

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

24tháng 06
Chào chị,

Lúc trước bé bú bình là chính, có bú thêm mẹ. Nhưng sữa mẹ ngày càng nhiều, và do đó bé chỉ bú mẹ là đủ. Việc bé lên được 1,7 kg chứng tỏ bé đã được cho bú, nuôi ăn cũng khá tốt. Chị chỉ cần theo dõi cân nặng và chiều cao của bé theo biểu đồ tăng trưởng, nếu vẫn trong kênh A có nghĩa là phát triển cân nặng và chiều dài của bé hoàn toàn bình thường. Nhu cầu năng lượng của bé càng về sau sẽ giảm đi đôi chút.

TS.BS. Vũ Tề Đăng

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

Chào chị.

Khi bé bú xong, sao chị biết bé đã no? Nếu bé bú xong, vẫn còn đòi bú tiếp có nghĩa là bé vẫn chưa bú đủ. Khi cho bú, chị ráng hạn chế cho bé nuốt hơi. Như vậy phải cho bú đúng cách. Bé ngậm núm vú phải ngậm hết cả quầng vú. Bé nuốt hơi càng nhiều, bé sẽ bị ọc nhiều hơn, cảm giác no hơi và bé lại đòi bú nữa. Ngoài ra bé nuốt hơi nhiều sẽ bị xì hơi rất nhiều, bụng thì có cảm giác đang sôi. Chỉ cần cho bé bú đúng cách, hạn chế nuốt hơi sẽ giảm thiểu nhiều triệu chứng này. Nếu chị lo lắng quá thì có thể mang bé tới phòng khám trẻ để các bác sĩ có thể kiểm tra tổng quát cho bé và tư vấn cụ thể hơn chị nhé.

Thân mến,

TS.BS. Vũ Tề Đăng

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

24tháng 06
Chào chị Loan,

Bé tuy chưa tiêm mũi vaccine ngừa viêm gan B lúc sanh nhưng đã tiêm đủ 3 mũi 5 trong 1 thì có thể nói bé đã tiêm ngừa đủ để phòng bệnh viêm gan B. Như vậy bé đã được tiêm theo phác đồ 0-1-2. Tức 3 mũi viêm gan B cách nhau 1 tháng. Từ 6 tháng tuổi bé có thể tiêm ngừa cúm. 9 tháng bé sẽ được tiêm ngừa sởi. Mũi lặp lại 5 trong 1 (có viêm gan B) nên thực hiện đúng 1 năm sau mũi tiêm 5 trong 1 cuối cùng. Từ 12 tháng tuổi, bé có thể tiêm mũi tiêm dịch vụ ngừa các bệnh như thủy đậu, viêm não Nhật Bản,… Tiêm ngừa theo đúng phác đồ, đúng thời điểm là giúp bé ngừa các bệnh có thể mắc sau này, như vậy là có lợi cho bé. Trước khi tiêm ngừa, các bác sĩ sẽ khám tổng quát xem bé có đủ sức khỏe để được tiêm ngừa hay không. Nếu tiêm theo đúng lịch thì không gọi là nhiều.

Thân mến,

TS.BS. Vũ Tề Đăng

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

Chào chị.

Qua kết quả xét nghiệm máu có thể thấy chị đang bị nhiễm viêm gan B giai đoạn cấp tính, HBsAg dương tính. Khi bị viêm gan B giai đoạn cấp, khả năng lây truyền cho con cao hơn nếu chỉ có HBsAg dương tính.

Tất cả các trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B nếu sanh tại bệnh viện Từ Dũ đều được tiêm 2 loại:

1. Vaccin ngừa viêm gan B. Vaccin này sẽ tạo ra miễn dịch chủ động, do đó sẽ mất 1 thời gian mới có tác dụng tạo kháng thể và ngừa viêm gan B cho bé.

2. Huyết thanh Hépabig, trong đó có chứa sẵn kháng thể kháng virus gây bệnh viêm gan B. Như vậy thuốc có tác dụng kháng virus viêm gan B ngay sau tiêm.

Việc phối hợp cả 2 loại vaccine và huyết thanh hépabig (tiêm 2 bên đùi khác nhau) sẽ giúp tăng khả năng phòng bệnh viêm gan B do mẹ truyền sang con.

Nếu bé được tiêm ngừa đầy đủ cả 2 loại trên thì khả năng truyền bệnh cho con là dưới 5% nếu trẻ bú mẹ.

Tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu chứng minh nếu trẻ mắc bệnh viêm gan B càng sớm thì khả năng sau này bệnh phát triển thành xơ gan hay ung thư gan càng cao.

Bé chích ngừa thì đã được bảo vệ phần nào khỏi sự lây truyền bệnh, tuy vậy vẫn có một tỉ lệ nhỏ có khả năng mắc bệnh (có thể do cơ thể bé không tạo được miễn dịch ở mũi vaccine đầu tiên hoặc một lý do nào đó khác). Nên vì thế cần có sự cân nhắc giữa nguy cơ lây bệnh cho con và những lợi ích do sữa mẹ mang lại. Đây là bài toán khó giải của các chuyên gia. Quyết định là vẫn ở chính mẹ của bé. Nếu gia đình cảm thấy có điều kiện, có thể bú sữa bình hoàn toàn để tránh gần như hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm có thể có cho bé do bú mẹ. Còn gia đình cảm thấy sữa mẹ rất cần thiết cho bé, không thể thiếu được thì vẫn có thể cho bé bú, nhưng phải chịu chấp nhận 1 rủi ro có thể có cho bé (thấp, dưới 5% nếu bé được tiêm ngừa đầy đủ sau sanh), và nguy cơ tiến triển thành xơ gan hay ung thư gan về sau.

Thân mến,

TS.BS. Vũ Tề Đăng

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn Tân,

Bình thường, trẻ sơ sinh ngủ nhiều để tập trung năng lượng cho phát triển não bộ và cơ thể. Trẻ càng lớn hơn, giấc ngủ sẽ giảm dần, trẻ dành nhiều thời gian để khám phá môi trường mới xung quanh. Việc bé ngủ nhiều hay ít không chắc chắn nói lên được bé có bình thường hay không. Bé ngủ nhiều quá cũng chưa chắc là tốt. Muốn bé ngủ nhiều thì có nhiều loại thuốc gây ngủ, nhưng như thế chưa chắc là tốt đối với bé. Nếu bé thích khám phá chơi đùa thì tốt nhất cứ để bé như vậy. Gia đình nên theo dõi sát phát triển tâm thần vận động của bé, xem tăng trưởng cân nặng và chiều cao có đúng theo biểu đồ tăng trưởng (có trong sổ khám sức khỏe của bé) là được rồi. Con người không ai giống ai hoàn toàn, hãy để bé phát triển tự nhiên. 

Thân mến,

TS.BS. Vũ Tề Đăng

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

Chào chị,

Cho tới thời điểm hiện tại thì thuốc Hépabig vẫn còn và đang được sử dụng cho các trường hợp mẹ sinh con bị viêm gan B chị nhé.

Thân mến,

TS.BS. Vũ Tề Đăng

Khoa Sơ Sinh - BV Từ Dũ

23tháng 06
Chào bạn Bích Trân!

 Trẻ 9 tháng chế độ dinh dưỡng thông thường là 3-4 cử bột + sữa+ nước hoa quả+ sữa chua+phô mai… nếu con bạn ăn cùng 1 khẩu vị liên tiếp nhiều cử mà trẻ vẫn thích ăn thì bạn có thể tiếp tục miễn sau trẻ tăng cân tốt là đạt.  Nếu bạn thấy trẻ ngán, không thích ăn thì nên đổi món, đổi khẩu vị tránh nhàm chán cho trẻ. Trong bữa ăn vẫn đảm bảo đủ 4 thành phần đạm, tinh bột, béo và khoáng chất, vitamin.

Thân mến!

BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy
Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ