Hướng dẫn nhập viện SANH THƯỜNG
-> theo sơ đồ hình trên, cuộc sanh của mỗi sản phụ nhập viện và sanh được tóm tắt như sau:
NHẬP VIỆN -> chuyển đến KHOA SANH -> sau sanh chuyển đến KHOA HẬU SẢN -> XUẤT VIỆN
Một số trường hợp đặc biệt (có bệnh lý, thai chưa chuyển dạ thực sự, thai quá ngày....) và bác sĩ cho chỉ định nhập viện theo dõi, thì diễn tiến quá trình được tóm tắt như sau
NHẬP VIỆN -> chuyển đến Khoa SẢN A hoặc SẢN B -> KHOA SANH -> KHOA HẬU SẢN -> XUẤT VIỆN
1. Sanh tại Bệnh viện Từ Dũ có cần đăng ký trước?
Tất cả dịch vụ bạn mong muốn sẽ được hướng dẫn đăng ký khi nhập viện
2. BVTD có những dịch vụ sanh thường nào?
Khi sanh thường tại BVTD bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 dịch vụ sau:
1. Sanh dịch vụ thương gia (bấm vào video để xem review chi tiết)
2. Sanh dịch vụ gia đình (bấm vào video để xem review chi tiết)
3. Sanh dịch vụ (bấm vào video để xem review chi tiết)
Ngoài ra giai đoạn chuyển dạ tại khoa Sanh mẹ bầu có thể đăng ký thêm:
- Dịch vụ giảm đau sản khoa (đẻ không đau): 1.849.000đ
- Dịch vụ gội đầu tại giường: 50.000đ
3. Tổng chi phí sanh thường tại BVTD là bao nhiêu?
Bệnh viện KHÔNG quy định chi phí theo gói nên chi phí được tính dựa trên thực tế sử dụng, mỗi người nhập viện sẽ có quá trình sanh và hậu sản khác nhau nên chi phí sẽ khác nhau.
Chi phí ước tính cho 1 ca sinh thường tại BVTD (sức khỏe ổn định, nằm viện 3 ngày) là:
🔹 Nếu không sử dụng dịch vụ, chi phí phát sinh khoảng 3.000.000đ - 5.000.000đ
🔹 Nếu có sử dụng dịch vụ (phòng hậu sản dịch vụ 2 giường 1.000.000đ/ngày) chi phí khoảng: 8.000.000đ - 15.000.000đ
Chi phí ước tính trên chưa tính trừ Bảo hiểm y tế
5. Nhập viện đóng tạm ứng bao nhiêu? Trong quá trình nằm viện có cần đóng tạm ứng thêm không?
Khi nhập viện bệnh nhân sẽ đóng tạm ứng từ 5 – 10 triệu, nếu trong quá trình điều trị bệnh nhân có yêu cầu các dịch vụ kỹ thuật cao hoặc phòng dịch vụ cao sẽ đóng tạm ứng thêm tùy theo giá dịch vụ đăng ký.
Khi ra viện số tiền còn dư trên tạm ứng sẽ được hoàn trả lại, nếu thiếu bệnh nhân sẽ đóng thêm phần chênh lệch.
6. Bệnh viện có những loại phòng hậu sản dịch vụ nào? Giá phòng bao nhiêu?
Hiện tại bệnh viện có nhiều khoa hậu sản (khu N, M, H, B), với các loại phòng và giá khác nhau (dao động từ 600.000đ/ngày đến 4.000.000đ/ngày)
Tình trạng phòng trống tùy thuộc vào thời điểm bạn đăng ký phòng, bệnh viện luôn linh động giải quyết đăng ký phòng hậu sản ngay khi có phòng trống và phù hợp với mong muốn của bạn.
Hình ảnh chi tiết các loại phòng dịch vụ và bảng giá mời bạn xem link sau: bấm vào đây
7. Sanh dịch vụ có được hưởng BHYT?
Nếu người bệnh đi sanh dịch vụ mà có thẻ BHYT, thì người bệnh vẫn được hưởng chi phí KCB BHYT đúng tuyến theo quy định là 100 % chi phí điều trị nội trú trong phạm vi thanh toán của Qũy BHYT (áp dụng từ ngày 1-1-2021 theo Luật BHYT sửa đổi năm 2014). Mức hưởng BHYT của người bệnh có thể là 80%, 95% hoặc 100% tùy theo đối tượng được quy định tại Điều 22 Luật BHYT sửa đổi.
Ngoài ra, người bệnh tự thanh toán phần đồng chi trả với BHYT và chi phí ngoài phạm vi thanh toán của BHYT bao gồm: tiền phòng dịch vụ, tiền công sanh thường dịch vụ, saanh gia đình, sanh thương gia, sanh không đau, và các dịch vụ khác... (nếu người bệnh có đăng ký).
8. Bảo hiểm dịch vụ có được bảo lãnh viện phí tại BVTD? Nếu có đồng thời BH dịch vụ và BHYT thì có được sử dụng cả 2 loại cùng lúc hay không?
9. Thanh toán viện phí bằng các hình thức nào?
- Tiền mặt
- Thẻ ATM/VISA/MASTER thanh toán qua máy POS
- Thanh toán bằng mã thẻ QR Code
10. Sanh xong muốn xin xuất hóa đơn đỏ được không? Thủ tục là gì?
Hiện tại, Bệnh viện đã triển khai và sử dụng hóa đơn điện tử. Người bệnh có thể tra cứu thông tin và in bản thể hiện hóa đơn điện tử tại trang web:
https://tudu.vnpt-invoice.com.vn/Invoice
- Tên đăng nhập: mã số người bệnh (nằm ở trên cùng - góc phải bảng kê viện phí) Vd: 2200007488
- Mật khẩu chung: 12345
- Sau đó truy cập vào mục HÓA ĐƠN, chọn thời gian _> tải fle PDF
***Nếu người bệnh có nhu cầu in HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI liên hệ quầy thu ngân khi thanh toán xuất viện.
11. Cần những thủ tục gì để lấy GIẤY CHỨNG SINH cho bé?
🔹 Căn cước công dân (CCCD): 2 bản photocopy không cần công chứng và mang theo bản chính để đối chiếu.
🔹 Để làm giấy chứng sanh cho bé:
👉Nếu bạn đang dùng CCCD có gắn chip: không cần thêm giấy tờ gì nữa
👉Nếu bạn đang dùng CCCD không gắn chip hoặc hộ chiếu hoặc CMND: bắt buộc phải kèm theo giấy xác nhận thông tin cư trú hoặc giấy thông báo số định danh cá nhân (do Công An địa phương cấp)
Ngày xuất viện, khi đã thanh toán viện phí bạn sẽ nhận được biên lai thanh toán và giấy ra viện, bạn mang những giấy tờ này đến quầy chứng sanh tại KHOA HẬU SẢN bạn đang nằm để được cấp GIẤY CHỨNG SINH.12. Sau sanh có những dịch vụ gì cho mẹ và bé? Chi phí bao nhiêu?
=======
>> Đi sanh cần mang theo những gì?
Liên hệ Chăm sóc khách hàng qua tin nhắn Zalo: 0967 96 10 10 (trong giờ hành chánh từ thứ 2 đến thứ 6) nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần giải đáp