Các tư thế cho bé bú mẹ đúng cách

    1. Tư thế ngồi:

    Mỗi cử bú có thể kéo dài đến 30 phút, do đó mẹ nên chọn một chổ ngồi có điểm tựa thoải mái ở trên giường hoặc ghế ngồi.

    Tư thế phổ biến và cũng dễ nhất là bế bé nằm ôm vào lòng, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc:

     

    Tư thế ngồi và bế trẻ với cánh tay thuận

    • Cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé.
    • Đảm bảo 3 điểm: Đầu – lưng – mông bé nằm trên một đường thẳng và bé nằm nghiêng mình đối diện với bầu ngực của mẹ sao cho bụngchạm bụng mẹ, mặtchạm ngực mẹ.

    (lưu ý: sai lầm thường gặp là mẹ cho bé nằm ở tư thế ngửa và chỉ có đầu nghiêng về phía ngực mẹ, điều này sẽ làm cho bé cảm thấy không thoải mái khi bú mẹ và không tốt cho cổ của bé).

    Ngoài ra, còn một số cách bế trẻ bú ở tư thế ngồi khác như:

     

     

    Lưu ý: mẹ có thể lựa chọn tư thế ôm bé sao cho cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất và phải đảm bảo tư thế 3 điểm thẳng hàng (đầu – lưng – mông) trẻ nằm nghiêng về hướng mẹ, bụng chạm bụng mặt chạm ngực.

     2. Tư thế nằm:

    Nếu không đủ sức khỏe để ngồi, mẹ có thể nằm trên giường và cho bé nằm nghiêng bên cạnh để bú. Tuy nhiên mẹ nên tập ngồi dậy và đi lại sớm sau sinh để khí huyết lưu thông, giúp mau hồi phục sức khỏe và sớm cho bé bú ở tư thế ngồi.

     

     

     

     

     

    Khi cho bé bú ở tư thế nằm mẹ nên cho đầu bé nằm cao hơn thân người để hạn chế sữa mẹ trào bị trào ngược 

    3. Tư thế cho bú song sinh:

    Hai bé bú cùng lúc hai bên sẽ tận dụng hoàn toàn lượng sữa mẹ, vì khi một bé bú bên này, sữa ở bầu ngực bên kia cũng chảy theo.

     

     

    Tư thế cho bé bú song sinh như sau:

    • Đặt 2 bé song song hai bên hông của mẹ, hai chân bé để sau lưng mẹ, đầu bé hướng về trước và mặt áp vào đầu vú của mẹ.
    • Để tránh mỏi tay và nâng đỡ người bé, mẹ có thể dùng khăn hoặc gối chữ U lót ở dưới. Nhưng không được đặt bé tựa hoàn toàn xuống gối vì bé sẽ không bú sữa được.
    • Lần lượt từng bé, khi bé này ổn định thì tiếp tục bé còn lại.
    • Tuy sinh đôi nhưng có bé bú yếu hơn, bé bú mạnh hơn. Bé yếu hơn trong việc ngậm bắt vú mẹ nên cho bú trước, sau khi ổn định bé này thì cho bé bú mạnh hơn bú.
    • Thay đổi vị trí qua lại cho 2 bé để lượng sữa tiết ra đều nhau, đầu vú không bị chênh lệch và bảo vệ mắt bé hoạt động cân đối.

    (TH tổng hợp) 

    Tài liệu tham khảo:

    Cẩm nang sức khỏe dành cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ - Hội y học Tp.HCM, Hội bác sĩ gia đình Tp.HCM

    Tài liệu hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ - Bệnh viện Từ Dũ

    Nguồn hình minh họa: vectorstock.com, awomanshealingcenter.com

    Phạm Thu Hằng

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ