Hội chứng tiền kinh
TS. BS. Huỳnh Thị Thu Thủy
Phó Giám đốc bệnh viện Từ Dũ
Định nghĩa hội chứng TK (HCTK):
Hội chứng tiền kinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng chị em phụ nữ nhưng nếu không đi điều trị thì bệnh lý sẽ ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân và hạnh phúc gia đình cũng như những hoạt động hàng ngày.
Tần suất và tỷ lệ:
- HCTK chiếm tỷ lệ từ 85-90 % phụ nữ từ mức độ nhẹ đến nặng.
- 20-40% có những rối loạn làm hạn chế khả năng tâm thần và sinh lý và 2-3% PMS nặng với mất khả năng hoạt động thật sự.
- HCTK có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ lúc còn là thiếu nữ nhưng tần suất xảy ra nhiếu nhất ở lứa tuởi từ >20 đến 40 tuổi.
Về nguyên nhân:
Nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả nước ngoài (như Dalton, Bernard..) đã tập hợp có hơn 150 triệu chứng nằm trong HCTK, và phân thành hai dạng: những rối loạn dạng cơ thể và những rối loạn dạng cảm xúc, hành vi. Các tác giả đã thống kê và sắp xếp các rối loạn theo tần suất thường gặp như sau:
- Những rối loạn dạng cơ thể:
- Đau vú, căng ngực : 85%
- Mụn trứng cá : 71%
- Thèm ăn, thay đổi khẩu vị: 70%
- Phù, ứ nước : 67%
- Đau đầu : 60%
- Rối loạn tiêu hóa : 48%
- Những rối loạn dạng cảm xúc, hành vi:
- Mệt mỏi : 92%
- Kích thích : 91%
- Thay đổi tính khí: 81%
- Trầm cảm : 80%
- Quá khích : 69%
- Khóc vô cớ : 65%
- Xa lánh bạn bè, gia đình: 65%
- Hay quên : 56%
- Khó tập trung : 47%
Tiêu chí chẩn đoán HCTK:
Các triệu chứng này chỉ xảy ra ở ½ sau của chu kỳ kinh nguyệt trong ba chu kỳ kinh liên tục và ít nhất phải có 7 ngày trong ½ chu kỳ đầu bình thường.
* Các rối loạn cảm xúc: trầm cảm, giận hờn, kích thích, lo âu, bối rối, xa cách xã hội.
* Rối loạn cơ thể : căng vú, đầy bụng hay đau bụng, đau đầu, căng tứ chi.
Các rối loạn chấm dứt từ ngày 4 đến ngày 13 của chu kỳ kinh nguyệt
Viện sức khỏe tâm thần quốc gia (Mỹ):
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể gặp một số rối loạn của hội chứng tiền kinh ở một số bệnh lý khác cần phân biệt:
- Chẩn đoán khác biệt của HCTK:
Rối loạn cảm xúc.(vd: trầm cảm, lo âu, hoang mang)
Thiếu máu.
Biếng ăn hoặc háu ăn.
Bệnh lý mãn. (vd: tiểu đường)
Đau bụng kinh.
Viêm dạ con.
Nhược giáp.
Đang uống thuốc ngừa thai hàng ngày.
Tiền mãn kinh.
Rối loạn cá thể.
Rối loạn dung nạp thuốc.
- Các giải pháp khắc phục HCTK:
- Sử dụng nội tiết: Estrogen, Progestins, thuốc viên tránh thai.
- Các thuốc điều trị triệu chứng: lợi tiểu, Mangésium, B6, an thần, nhuận trường …
- Cân bằng dinh dưỡng.
Kiêng cữ một số chất kích thích: cafeine-gây mất ngủ, triệu chứng nặng thêm. Gây căng ngực, rượu, thuốc lá, muối, đường …
Về cân bằng dinh dưỡng:
Chúng ta có thể bổ sung một số chất trong thức ăn hàng ngày:
- Calcium:
+ Giảm thay đổi tính khí, đau đầu, ứ nước, kích thích.
+ Có nhiều trong bơ sữa, yaourt, bánh mì, ngũ cốc…
- Magnesium:
+ Giải phóng ứ nước, căng ngực.
+ Có trong trái cây, rau quả.
- Vitamin B6:
+ Giúp cơ thể sử dụng rerotonin, giải quyết vấn đề trầm cảm.
+ Có trong thịt gà, cá, khoai tây, trứng.
- Vitamin E:
+ Giảm đau đầu và căng ngực.
+ Có trong rau xanh, đậu phộng (lạc)
Thực phẩm tốt cho tính khí:
- Thực phẩm nguyên hột (chưa xay xát):
+ Gạo lức.
+ Mì ống, mì sợi.
- Trái cây và rau quả tươi:
+ Đặc biệt loại trái cây ăn không cần bóc vỏ.
- Các loại đậu, rau:
+ Đậu tây.
+ Đậu Hà Lan.
+ Rau có lá xanh đậm.
Thực phẩm cần hạn chế:
- Muối : gây ứ nước.
- Đường : gây rối loạn chuyển hóa.
- Cafeine: gây mất ngủ, triệu chứng nặng thêm. Gây căng ngực.
- Rượu : gây kích thích, nghiện.
Các hoạt động có lợi:
- Năng động:
+ Tập thể thao, đi bộ, bơi lội.
- Ngủ đủ giấc.
- Nghỉ ngơi.
- Chia sẻ
+ Với bạn bè, gia đình.
+ Trò chuyện, giúp đỡ lẫn nhau.
Lời kết:
- Hội chứng TK là một phần của đời sống phụ nữ.
- Phải “Sống với nó”?
- Có thể giảm bớt HCTK bằng cách biết tự chăm sóc mình.