Thắc mắc
Hỏi - 29/08/2011
Chào em,
Hiện tại, BV Từ Dũ có khám vú(vòng 1). Em nên đến phòng khám dưỡng đường - BV Từ Dũ để khám và tư vấn thêm.Thân chào.
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 29/08/2011
Trả lời
Chào em,
Hiện tại, BV Từ Dũ có khám vú(vòng 1). Em nên đến phòng khám dưỡng đường - BV Từ Dũ để khám và tư vấn thêm.Thân chào.
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Với kết luận theo dõi: U LNMTC buồng trứng trái, chúng tôi sẽ theo dõi 3 – 6 tháng để xem kích thước khối u như thế nào, tình trạng thống kinh của em với thuốc có giảm hay không,…rồi tùy từng trường hợp mà xử trí. Vì vậy, xử trí như trên của các bác sĩ là đúng. Nhưng vì em khám và đọc KQ bởi 2 bác sĩ ở 2 ca khác nhau nên đã làm em hoang mang. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm và chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của em! Thân!
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em, với huyết trắng đục van kết quả soi nhuộm, em bị nhiễm nấm âm đạo. Vì em không nói rõ bác sĩ đã điều trị như thế nào nên chúng tôi khuyên em nên đến bệnh viện chuyên khoa Phụ Sản để được khám và tư vấn thêm. Với bệnh này, em nên giữ vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ, khô thoáng, không mặc quần bó sát. Đồ lót phải được giặt phơi ngoài nắng và ủi trước khi dùng.
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Xét nghiệm soi tươi – nhuộm huyết trắng là bước đầu để xét nghiệm xem em có bị nhiễm những vi khuẩn van kí sinh trùng đặc hiệu như: nấm, trichomonas, gardnerella, lậu. Với kết quả xét nghiệm của em hiện em chỉ bị nhiễm tạp trùng. Em không kể rõ là độc thân hay đã có gia đình nên chúng tôi không thể tư vấn được cụ thể phương pháp điều trị. Em nên giữ vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ, khô thoáng, không mặc quần bó sát. Đồ lót phải được giặt phơi ngoài nắng và ủi trước khi dùng. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu còn ngứa nên tái khám sớm.
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Triệu chứng lâm sàng
• Rối loạn kinh nguyệt
Kinh
thưa, kinh không đều hay vô kinh là những rối loạn về kinh nguyệt
thường gặp trong hội chứng BTĐN. Đây là một trong những tiêu chuẩn chính
để chẩn đoán HCBTĐN. Khoảng 90% phụ nữ thiểu kinh có hình ảnh buồng
trứng đa nang trên siêu âm.• Rậm lông, mụn, rụng tóc
• Béo phì
Điều trị
Hiện
nay chưa có phương thức điều trị đặc hiệu cho buồng trứng đa nang. Việc
điều trị thay đổi theo mục đích: điều trị triệu chứng cường androgen
hay điều trị vô sinh.
Nếu ở bệnh nhân không có nhu cầu có con, có thể dùng một số thuốc nội tiết để làm giảm các triệu chứng của hội chứng này như kinh không đều, rậm lông … hay ngăn ngừa sự xuất hiện của một số nguy cơ lâu dài sau này. Tuy nhiên sau khi ngưng thuốc các triệu chứng có thể sẽ trở lại như ban đầu.
Nếu bệnh nhân có nhu cầu điều trị vô sinh:
+ Giảm cân đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của phương thức điều trị.
Nguy cơ lâu dài Hội chứng buồng trứng đa nang về sau có khả năng tăng nguy cơ của một số bệnh:
+ Bệnh tim mạch
+ Tiểu đường
+ Ung thư nội mạc tử cung
+ Cao huyết áp
Với trường hợp của em, nếu chưa có gia đình, vẫn có kinh tuy không đều. Chúng tôi sẽ không điều trị gì thêm. Chủ yếu là khám và theo dõi định kì 6 tháng hoặc 1 năm. Nếu sau khi lập gia đình 1 đến 2 năm mà em không có thai nên khám sớm. Đừng lo lắng quá em nhé, thân!
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Triệu chứng lâm sàng
• Rối loạn kinh nguyệt
Kinh thưa, kinh không đều hay vô kinh là những rối loạn về kinh nguyệt thường gặp trong hội chứng BTĐN. Đây là một trong những tiêu chuẩn chính để chẩn đoán HCBTĐN. Khoảng 90% phụ nữ thiểu kinh có hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm.• Rậm lông, mụn, rụng tóc
• Béo phì
Điều trị
Hiện nay chưa có phương thức điều trị đặc hiệu cho buồng trứng đa nang. Việc điều trị thay đổi theo mục đích: điều trị triệu chứng cường androgen hay điều trị vô sinh.
Nếu ở bệnh nhân không có nhu cầu có con, có thể dùng một số thuốc nội tiết để làm giảm các triệu chứng của hội chứng này như kinh không đều, rậm lông … hay ngăn ngừa sự xuất hiện của một số nguy cơ lâu dài sau này. Tuy nhiên sau khi ngưng thuốc các triệu chứng có thể sẽ trở lại như ban đầu.
Nếu bệnh nhân có nhu cầu điều trị vô sinh:
+ Giảm cân đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của phương thức điều trị.
Nguy cơ lâu dài Hội chứng buồng trứng đa nang về sau có khả năng tăng nguy cơ của một số bệnh:
+ Bệnh tim mạch
+ Tiểu đường
+ Ung thư nội mạc tử cung
+ Cao huyết áp
Với trường hợp của em, nếu chưa có gia đình, vẫn có kinh tuy không đều. Chúng tôi sẽ không điều trị gì thêm. Chủ yếu là khám và theo dõi định kì 6 tháng hoặc 1 năm. Nếu sau khi lập gia đình 1 đến 2 năm mà em không có thai nên khám sớm. Đừng lo lắng quá em nhé, thân!
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Vacxin được chích cho người nữ từ 9 – 26 tuổi, còn độc thân hay đã lập gia đình. Em có thể đến phòng tư vấn phòng Khám dịch vụ - BV Từ Dũ để được tư vấn thêm.
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Tu Du Hospital now provides many PCR-based genetic and molecular diagnosis services. Please find the www.tudu.vn homepage for more information.
Regards
Nguyen Khac Han Hoan, MD
Head, Department of Medical Genetics
Tu Du Hospital
Chào bạn,
Nhiễm trùng đường tiểu dưới rất thường gặp ở người phụ nữ do niệu đạo nữ ngắn, và nằm gần các lỗ tự nhiên khác như hậu môn, âm đạo. Việc điều trị nhiễm trùng tiểu nên dựa theo kết quả kháng sinh đồ sau khi cấy trùng tiểu; việc tái đi tái lại nhiễm trùng tiểu lâu ngày có thể dẫn đến một số các biến chứng như viêm bàng quang mãn tính, suy thận… là các biến chứng nguy hiểm. Nếu chỉ bị nhiễm trùng tiểu đơn thuần không ảnh hưởng lên việc có thai, nhưng cần khám phụ khoa kỹ để tìm xem có yếu tố nguyên nhân nào vừa tác động lên cả đường tiểu và đường sinh dục hay không để có thể tiên lượng khả năng thụ thai và mang thai.
BS. CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi
Trưởng khoa Nội soi - Bệnh viện Từ Dũ
Nếu bà đã đủ con, không muốn sanh nữa và tuổi trên 40 có thể giải quyết triệt để bằng cắt tử cung.
Nếu còn muốn sanh, muốn giữ tử cung và tuổi nhỏ hơn 42 có thể bóc nhân xơ, tuy nhiên nguy cơ tái phát có thể tới 50% và cần phẫu thuật lần 2 để cắt bỏ tử cung.
Thời gian nằm viện kéo dài khoảng 7-10 ngày.
Bà nên đến BV Sản Phụ khoa hay BV Từ Dũ để khám và có tham vấn đầy đủ.
BS. Phan Văn Quyền
Bệnh viện Từ Dũ
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Độ tuổi chích ngừa hiện nay 9 – 26 tuổi. Em đã có gia đình vì thế em nên đi khám phụ khoa trước khi chích ngừa.
Thân chào !
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
- Nếu em đã có giao hợp thì em nên đến khám phụ khoa và xét nghiệm phết tế bào âm đạo trước khi chích ngừa.
- Giá thành tùy theo loại thuốc: 750.000 đồng và 1.250.000 đồng.
Thân chào.
BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Em Phi Nhi thân mến,
Trước hết xin chia buồn cùng em với 2 lần mang thai không trọn vẹn (một lần TNTC và 1 lần thai lưu). Em đã thả 6 tháng nhưng vẫn chưa thai.
Em có 1 số vấn đề sau:
- Em đã thả 6 tháng chưa có thai, do vậy cần làm một số xét nghiệm đánh giá khả năng mang thai và đánh giá về nguy cơ thai lưu lập lại: chụp buồng tử cung - ống dẫn trứng có cản quang; xét nghiệm máu mẹ kiểm tra 1 số bệnh lý có khả năng gây thai lưu kể trên. Em có thể đến bệnh viện khám và được tư vấn làm các xét nghiệm cần thiết. Thân ái chào em.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Phá thai bằng thuốc là phương pháp "cho sẩy thai tự nhiên". Phương pháp này có những ưu điểm như, không phải can thiệp ngoại khoa vào buồng tử cung như biện pháp nạo hút thai. Do vậy, ít dẫn đến các tai biến như, nhiễm trùng, chảy máu tử cung, thủng tử Cung.
Tác dụng phụ thường gặp của phương pháp này là có thể bị băng huyết, đau bụng nhiều trong quá trình sẩy thai, hay rong huyết kéo dài trong 2-3 tuần dù thai đã sẩy hoàn toàn.
Em đã tái khám đúng lịch hẹn như vậy là rất tốt. Nếu hiện tại em vẫn ra máu rỉ rả kéo dài như vậy, thì em nên tái khám lại để sớm được điều trị thích hợp.
BS.CKII. Dương Phương Mai
Khoa Kế hoạch gia đình - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Trường hợp của em nên đến Khoa thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ để được tư vấn thêm.
Chúc em khỏe!
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Luu Thuy An thân mến,
Bạn đã bị cắt 1 bên ODT do CNTC thì lần mang thai sau có nguy cơ CNTC lập lại cao từ 7 – 10 lần hơn so với nhóm không có tiền căn CNTC trước đó. CNTC thường xảy ra trên những người có viêm nhiễm vùng chậu, đặt dụng cụ tử cung, có hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh ống nghiệm (IVF), có cấu trúc ODT bất thường (dài, ngoằn nghoèo). Trước khi mang thai lại bạn nên khám phụ khoa, nếu có viêm nhiễm vùng chậu nên điều trị trước. Khi trễ kinh nên khám sớm để xác định vị trí túi thai. Bạn có thể liên hệ với bệnh viện bạn muốn đến xem có khám ngoài giờ hay không. Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Với 2 kết quả xét nghiệm trên cho thấy em đang bị viêm âm đạo do nấm. Em nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm lại để xem em có còn bị nhiễm nấm hay không.