thắc mắc
Hỏi - 10/06/2011
cảm ơn bác sĩ.
Chào em,
Chúc em khỏe!
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Hỏi - 10/06/2011
Trả lời
Chào em,
Chúc em khỏe!
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Châm thân mến,
Xét nghiệm Rubella được thực hiện thường qui ở thai phụ khám lần đầu tiên khi đã có tim thai, thường khỏang 7 – 8 tuần.
Không thực hiện xét nghiệm rubella nếu thai > 16 tuần trừ phi trước đó thai phụ có triệu chứng sốt phát ban hoặc có tiếp xúc với người nhiễm rubella cấp.
Với thai phụ đã tiêm ngừa rubella rồi thì cũngì không làm xét nghiệm nữa.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Duong thân mến,
Khâu eo tử cung có một số nguy cơ như: sẩy thai, nhiễm trùng, xuất huyết và ngay cả sau khi khâu eo rồi thai phụ vẫn nên tiếp tục dưỡng thai, đi lại làm việc hết sức nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều. Nếu bạn không có tiền căn sẩy thai liên tiếp và trên lâm sàng cũng như hình ảnh siêu âm không ghi nhận gì bất thường thì không cần phải khâu eo.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Sim Vo thân mến,
Với tuổi thai 21 tuần các số đo siêu âm như trên là bình thường. Vị trí nhau bám nhóm 1 khi bờ trên bánh nhau vượt qua vị trí đáy tử cung hoặc ở ngay đáy. Nhóm 2 khi bờ trên bánh nhau vượt lên trên ½ thân thử cung hoặc ở ngang thân. Nhìn chung nhóm 2 thì bờ dưới bánh nhau thấp hơn nhóm 1. Khi thai lớn lên, tử cung sẽ tăng kích thước và vị trí nhau bám cũng sẽ thay đổi tương đối, vì vậy có sự thay đổi từ nhóm 2 sang nhóm 1 là bình thường. Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Lan Anh thân mến,
Virus rubella qua nhau đến thai nhi và gây nguy hại cho thai, nếu người chồng bị nhiễm thì không gây bệnh trực tiếp cho thai, nếu có thì lây qua người vợ và sang bé.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Ngân Hà thân mến,
Với kết quả xét nghiệm trên chứng tỏ là bạn đã từng nhiễm rubella trước đây và hiện giờ đã có kháng thể bảo vệ. Vì IgM âm tính và bạn hoàn toàn không ghi nhận về triệu chứng sốt phát ban trước đó nên nghĩ nhiều khả năng là bạn đã nhiễm trước khi mang thai, như vậy bạn có thể tiếp tục thai kỳ.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Vi Dung thân mến,
Bạn xác định thời gian nhiễm rubella trước ngày hành kinh, như vậy thì bạn có thể yên tâm về thai kỳ lần này. Theo các nghiên cứu cho thấy nếu người mẹ nhiễm trước thời điểm rụng trứng sẽ không tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Bạn có thể tiếp tục thai kỳ và đừng quên khám thai và làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ nhé. Chúc bạn và bé khỏe.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Chào bạn
Thường sau khi nạo thai bạn nên để từ 3-6 tháng mới có thai lại.
Bạn có thể chích ngừa Rubella, Sởi, Quai bị, sau khi chích ngừa 3 tháng mới để có thai.
Trước khi chích ngừa Rubella bạn nên thử máu để xem đã nhiễm Rubella chưa.
Trường hợp của bạn đang uống thuốc động kin nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa của bạn về thời gian mang thai
Thân ái.
Chào em
Bạn em mang thai 1 tháng uống Pefloxacin 400mg và Metronidazol 250mg. Hai loại thuốc này có ảnh hưởng lên thai hay không tùy thuộc vào lượng thuốc nhiều hay ít và uống trong thời gian bao lâu. Em nên đưa bạn đi khám để được tư vấn thêm.
BS. CKII. Bùi Thanh Vân
Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Từ Dũ
Phong thân mến,
Giá trị IgG của rubella tăng lên 4 lần sau lần XN cách nhau 2 tuần chứng tỏ là người đó bị nhiễm nguyên phát trong vòng 12 tuần, tuy nhiên cần phải làm tại một phòng xét nghiệm và làm với 1 bộ kit xét nghiệm thì mới có thể đánh giá so sánh được. Kết quả của bạn qua 2 lần XN cách nhau 10 ngày tại MEDIC không tăng lên mà giảm đi chứg tỏ bạn không phải nhiễm nguyên phát trong thời gian gần đây, một lần nữa khẳng định bạn đã nhiễm rubella từ lâu và hiện tại bạn đã có kháng thể bảo vệ. Bạn có thể yên tâm tiếp tục thai kỳ. Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Bích Hồng thân mến,
Với kết quả sàng lọc quí 1 của bạn là nguy cơ thấp nên không cần thiết phải sàng lọc quí 2. Triple test là thử nghiệm nên sẽ có âm giả và dương giả. Vả lại, bạn có XN tại Hòa Hảo nguy cơ thấp nên cũng đừng quá lo lắng với chỉ có 1 Xn quí 2 tại BV Từ Dũ. Hai thận thai nhi có ứ nước nhẹ cũng không đáng lo, bạn có thể tiếp tục theo dõi thai kỳ, siêu âm kiểm mỗi 4 tuần. Chế độ ăn và sinh họat của người mẹ không tác động đến tình trạng ứ nước thận thai nhi. Với thai > 28 tuần nếu đường kính trước sau bể thận thai > 10mm thì có bệnh lý đường niệu thai nhi. Tuy nhiên, người ta nhận thấy có khỏang 3% thai nhi bình thường có giãn bể thận. Thân ái chào bạn.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Thanh Nga thân mến,
Chỉ số ối 4 buồng ở tuổi thai 35 tuần tuổi bình thường 8 - 15 cm. Nếu < 8cm là giảm và nếu < 5cm là thiểu ối. Nếu thiểu ối nguy cơ chèn ép dây rốn gây thiếu máu đến nuôi thai và suy dinh dưỡng bào thai. Nước ối được tạo nên do thai nhi thải qua đường tiểu. Khi lượng máu từ mẹ sang thai nhi nhiều thì lưu lượng tuần hoàn thai tăng và lượng máu đến thận tăng, từ đó tăng lượng nước tiểu và tăng thể tích ối. Những trường hợp thiểu ối cần khảo sát hệ niệu thai nhi qua siêu âm xem có bất thường hay không. Nếu loại trừ những hệ niệu thì những cách sau có thể giúp cải thiện lượng ối: thai phụ tăng cường dinh dưỡng, uống nhiều nước (5 lít/ ngày), nằm nghỉ ngơi nhiều và nên nằm nghiêng về bên trái để tránh chèn ép tĩnh mạch chủ dưới. Điều quan trọng là bạn theo dõi cử động thai mỗi ngày, nếu thai máy yếu bạn nên đến bệnh viện ngay.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Văn Hoan thân mến,
Bệnh thủy đậu có thể gây sinh non, điều đáng ngại của bệnh là lây truyền cho bé sơ sinh. Nếu vợ bạn chuyển dạ sinh trong vòng vài ngày tới hãy cách ly với bé hoàn toàn. Vợ bạn cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Bạn Kim Anh thân mến,
Vì 2 lý do trên bạn có thể tiếp tục thai kỳ. Bạn đừng quên khám thai định kỳ và làm các XN cần thiết để đánh giá sức khỏe thai nhi. Thân ái chào bạn và chúc “mẹ tròn con vuông” bạn nhé.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - Bệnh viện Từ Dũ
Chào anh, với kết quả xét nghiệm và các thông tin trên, vợ anh bị nhiễm Rubella trước khi có thai nên sẽ không ảnh hưởng đến thai kỳ này. Người đã nhiễm Rubella vẫn có khả năng tái nhiễm lại, vì vậy vợ anh cần hạn chế tiếp xúc với những người bị nhiễm Rubella cấp tính như : sốt, nổi hạch, phát ban và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng để mẹ và bé đều khỏe.
Thân mến.
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Từ Dũ
Chào em, với kết quả xét nghiệm trên, em đã có kháng thể với Rubella. Nhưng với những người đã có miễn nhiễm với Rubella vẫn có thể tái nhiễm lại. Vì vậy, em vẫn nên phòng bệnh bằng cách: ăn uống đầy đủ tăng sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc với những người đang bị sốt phát ban đề phòng tái nhiễm. Chúc em khỏe.
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bệnh- Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Trường hợp của em có sốt kèm phát ban lúc thai 16 tuần và có kết quả xét nghiệm máu Rubella IgM: âm tính (cả 3 lần thử), IgG: dương tính thì không phải là trường hợp nhiễm Rubella cấp tính, do đó không ảnh hưởng gì đến thai. Em yên tâm theo dõi thai theo lịch hẹn định kỳ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng để bảo vệ bé tốt hơn. Chúc mẹ con em khỏe.
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bện h- Bệnh viện Từ Dũ
Chào em, với trường hợp của em, tôi khuyên em nên đem hết toàn bộ hồ sơ khám thai và các kết quả xét nghiệm trên đến ĐƠN VỊ CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH của BV Từ Dũ để được bác sĩ tư vấn cụ thể và giải đáp thắc mắc giúp em được yên tâm hơn. Thân mến!
BS. CKI. Đặng Thị Trân Hạnh
Khoa Khám bện h- Bệnh viện Từ Dũ