Rạch và khâu tầng sinh môn có được gây tê không thưa bác sĩ?
Hỏi - 22/03/2014
Khi rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh thường, chắc chắn em sẽ được tư vấn về việc gây tê, em ạ.
Hỏi - 22/03/2014
Trả lời
Khi rạch và khâu tầng sinh môn sau sinh thường, chắc chắn em sẽ được tư vấn về việc gây tê, em ạ.
Nếu tuổi thai của bạn là 26.5 tuần (dựa theo ngày dự sanh đã được xác định từ siêu âm quý 1), các số đo trên là phù hợp. Dây rốn quấn cổ không là dấu chỉ báo thai nhi đang nguy hiểm. Cách duy nhất để theo dõi thai khỏe mạnh hay không là theo dõi thai máy; Bác sĩ cũng không thể can thiệp gì để tháo xoắn. Vấn để là khi vào chuyển dạ, cơn gò tử cung dồn dập sẽ gây hiện tượng chèn ép rốn và làm thai nhi bị ảnh hưởng. Lúc này, nhân viên y tế, các bác sĩ và Nữ hộ sinh sẽ có cách theo dõi biểu đồ tim thai và nhận biết khi nào nguy hiểm.
3 tháng cuối, bình thường thai kỳ cũng có những cơn gò tử cung sinh lý gọi là cơn gò Braxton Hicks; với tính chất là không đều đặn, kéo dài ngắn, không gây biến đổi ở cổ tử cung (Bác sĩ sẽ khám và đánh giá chuyện này), thường chỉ <10 cơn/ngày.
Dây rốn quấn cổ và cơn gò sinh lý như vậy không có mối liên quan với nhau hay chỉ điểm cho bất thường gì đặc hiệu.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
P. Tài chính kế toán - BV Từ Dũ
Hai vợ chồng em nên đến khám tại khoa Chăm sóc Trước sinh để được kiểm tra sức khỏe tổng quát, được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhằm chuẩn bị tốt cho lần mang thai kế tiếp.
Phá thai bằng thuốc thành công thì khả năng ảnh hưởng sự thụ thai lần sau hầu như không có.
Phá thai bằng thuốc thành công thì khả năng ảnh hưởng sự thụ thai lần sau hầu như không có.
Hiện tượng có thai và bị sẩy sớm liên quan đến rất nhiều yếu tố. Vận động hoặc đi lại nhiều quá cũng có thể ảnh hưởng đến sự làm tổ của thai, nhưng để có bằng chứng cụ thể trong trường hợp của chị là rất khó.
Sau lần này, hai vợ chồng chị nên đến khám tại khoa Chăm sóc Trước sinh để được kiểm tra sức khỏe tổng quát, được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhằm chuẩn bị tốt cho lần mang thai sau.
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên thai lưu trong 3 tháng đầu: rối loạn nhiễm sắt thể, nhiễm trùng, nhiêm siêu vi, nhiễm độc, bệnh lý mẹ như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh thận, cao huyết áp, bệnh lý miễn dịch, yếu tố môi trường…và có hơn 25% trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân.
Trường hợp vợ em có đường huyết cao (em không nói rõ là bao nhiêu) và CMV IgM âm tính, IgG dương >1000. Biết rằng hơn 90% dân số các nước đang phát triển như Việt Nam nhiễm CMV. CMV có thể gây thai lưu lần đầu, tuy nhiên hiếm khi gây thai lưu lập lại. Giá trị IgG cao không phải là chống chỉ định của mang thai lại. Việc tăng cường sức đề kháng trước khi mang thai là tốt.
Hai vợ chồng em nên khám sức khỏe tổng quát và tiêm ngừa đầy đủ trước khi mang thai em nhé.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Thai lưu sớm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Có thể do rối loạn di truyền, nhiễm trùng, nhiễm độc, thiểu năng hoàng thể thai kỳ, bệnh lý miễn dịch..và bất tương hợp nhóm máu. Vì thế, trước khi mang thai lại, hai vợ chồng nên khám sức khỏe tổng quát, khám phụ khoa, xét nghiệm nhiễm sắc thể, làm các xét nghiệm cần thiết khác để tìm nguyên nhân. Vẫn có hơn 25% trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân.
Em nhóm máu AB Rh- . Nếu chồng có Rh + thì thai em có nguy cơ bất tương hợp nhóm máu. Sau 2 lần mang thai, không biết em đã tiêm AntiD Immunoglobulin chưa. Nếu chưa thì hiện tại em cần đến bệnh viện khám để được xét nghiệm xem trong máu em có kháng thể antiD không.
Nếu trong máu em đã có kháng thể antiD rồi thì thai kỳ này có nguy cơ vàng da tán huyết.
Nếu trong máu em chưa có kháng thể thì em có thể khám thai định kỳ và được tiêm AntiD immunoglobulin vào tuần 28 – 34 và lúc sinh.
Nếu chồng em có Rh âm thì không có hiện tượng bất tương hợp nhóm máu mẹ con em ạ.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Em đã tiêm phòng Rubella và uống Ferrovit trước mang thai là tốt. Với tiêm ngừa rubella, cần thiết phải tránh thai tối thiểu 1 tháng sau tiêm ngừa. Với cúm mùa: có thể tiêm phòng trước hoặc trong thời gian mang thai đều được em ạ.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Thủy thân mến,
Theo nhiều nghiên cứu đã đưa ra nhận định : Sau sinh mổ 2 năm, vết sẹo trên cơ tử cung đã lành tốt. Vì thế, người mẹ sau sinh mổ từ 2 năm trở lên có thai tương đối an toàn. Trường hợp em, đã mổ lấy thai cách đây hơn 3 năm nên có thể mang thai lại được em ạ.Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ
Các trường hợp sau thai hư lần trước như em cần được tư vấn khám sức khoẻ tổng quát trước khi mang thai lại. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc chuẩn bị cho lần mang thai kế tiếp. Em nên đến khoa Chăm sóc Trước sinh (tầng 1 khu phòng khám 227 Cống Quỳnh, quận 1).
Các thai kỳ “khó khăn” này nên được theo dõi tại cơ sở sản khoa uy tín và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, em nhé.
Với kết quả như trên, hiện tại em thuộc nhóm “người lành mang trùng”, nghĩa là em bị nhiễm loại virus gây viêm gan nhóm B nhưng hiện tại virus này chưa “làm mưa làm gió” gì. Em yên tâm dưỡng thai, lo bồi dưỡng cơ thể. Khi vào sanh, em sẽ được kiểm tra lại tình trạng nhiễm virus này; từ đó, sẽ có điều trị cụ thể cho bé sơ sinh và cả em, mục đích chính là giảm nguy cơ lây cho bé. Sanh mổ hay sanh thường là do chỉ định sản khoa như tất cả thai phụ khác, chứ không bị ảnh hưởng việc HbSAg dương tính. Em nên đến sanh tại cơ sở sản khoa có tiêm ngừa cho bé ngay sau sanh.
Chúc em khỏe.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Siêu âm lúc thai 22 tuần chủ yếu khảo sát hình thái học thai nhi, chứ không ước tính cân nặng thường qui, em ạ. Sự tương quan giữa ĐKNB và ĐKLĐ thay đổi theo tuổi thai. Em có thể khám thai tại cơ sở sản khoa địa phương (khoa sản bệnh viện huyện/tỉnh...) để được tư vấn tiêm vaccin uốn ván rốn mũi thứ 2 cũng như xét nghiệm nước tiểu. Đo đạc trên siêu âm mang tính chủ quan của bác sĩ nên thường không chỉ dựa vào đó mà kết luận. Bác sĩ khám thai sẽ xem xét và kết hợp các triệu chứng thăm khám được để tư vấn về tình trạng thai.
Em có bảo hiểm ở tỉnh thì cần có Giấy Chuyển Viện BHYT của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để được hưởng bảo hiểm đúng tuyến, trừ trường hợp em nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
Khi làm thủ tục nhập viện, em sẽ được tư vấn cụ thể chi phí dịch vụ tại thời điểm đó.
Trên tờ ghi kết quả siêu âm luôn luôn có mục “bất thường thai” để bác sĩ ghi kết quả vào, chứ không phải thai nào có bất thường mới có mục này. Thai của em được bác sĩ ghi nhận “vì tuổi thai lớn nên hạn chế khảo sát hình thái học thai nhi’, nghĩa là ở tuổi thai 32 tuần như em thì việc khảo sát bất thường thai nhi qua siêu âm không thực hiện tốt được (hạn chế). Bởi vì thông thường siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi thường được khảo sát ở ở tuổi thai 19-26 tuần, tốt nhất 22-23 tuần. Dấu hiệu ghi trong sổ là do bác sĩ khám bằng tay và đánh giá theo kinh nghiệm, kết hợp triệu chứng thăm hỏi thai phụ. Em nên nghỉ ngơi, không nên đi lại nhiều và khám lại theo hẹn; nhớ hỏi thêm bác sĩ trực tiếp khám thai khi có thắc mắc, em nhé.