Đặt lịch khám thai
Hỏi - 06/09/2015
Bạn gọi SĐT (08) 1081 để đặt giờ khám nhé.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Nội dung câu hỏi của chị liên quan tới chủ đề “Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau sanh” hay “Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm”, còn gọi tắt là “Da kề da”. Nội dung này đã được Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) và Bộ y tế (BYT) triển khai áp dụng trên toàn quốc và BV Từ Dũ là đơn vị tập huấn cho 32 tỉnh thành phía Nam về nội dung này. Hiện tại, 100% sản phụ sanh ngã âm đạo, đủ tháng và khóc ngay sau sanh đều được áp dụng. Riêng đối với sanh mổ, những trường hợp được gây tê, mẹ tỉnh táo sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, thực trạng BVTD có số sanh và mổ đông, khi có đủ tỉ lệ nhân viên y tế trên số sản phụ mổ gây tê thì sẽ thực hiện “Da kề da”.
Sau khi bé ra khỏi bụng mẹ, bé được lau khô ngay và cắt rốn trì hoãn/chậm – khi dây rốn đã hết đập. Sau đó, bé được đặt nằm sấp trên bụng mẹ với mặt bé nằm ngang bầu vú mẹ và bé được đắp ấm ngay trên bụng mẹ mà không đợi tắm bé. Bé được tắm khi đã ra khoa hậu phẫu và ít nhất sau mổ mới tắm bé.
Trường hợp không thực hiện “Da kề da”, trẻ sẽ được nằm chờ mẹ tại phòng chăm sóc sơ sinh ngay cạnh khoa hồi sức, đợi khi mẹ được chuyển ra sẽ gặp mẹ về chung khoa hậu phẫu.
Việc tầm soát sơ sinh sau sanh sẽ được thực hiện tại khoa hậu sản/hậu phẫu trong vòng 72 giờ đầu.
Thân mến,
Ts. Bs. Phan Trung Hòa
Khoa sinh - BV Từ Dũ
Ở giai đoạn 3 tháng đầu thường SA 3 lần: Lần 1 khi mới trễ kinh, SA thấy túi chưa thấy phôi thì sẽ hẹn lại SA lần 2 vào 2 tuần sau để xem phôi thai và tim thai. Sau đó SA lần 3 lúc thai 11-13 tuần 6 ngày để đo độ mờ da gáy tầm soát hội chứng Down.
Trường hợp của em được SA 4 lần và theo như lời của em thì có thể giải thích như sau:
1. Lần 1: thai giai đoạn sớm, không chắc chắn là thai hay tụ dịch trong lòng nên BS hẹn SA lại một tuần sau là đúng.
2. Lần 2 có một thai sống nhưng CRL chỉ 1.2 mm là rất nhỏ, có thể tim thai không rõ nên BS hẹn SA lại 2 tuần sau để xem tim thai.
3. Lần 3: khi CRL 12mm thì tim thai đã rõ nhưng do chắc không phù hợp với tuổi thai nên BS hẹn em SA lại lần 4.
SA đen trắng không có hại cho thai, ngay cả giai đoạn sớm. Tuy nhiên SA màu không được khuyến cáo ở giai đoạn sớm vì có thể gây hại do Doppler có thể tạo nhiệt. Tuy nhiên không có bằng chứng rõ ràng. Do vậy em yên tâm dù SA 4 lần nhưng không có hại cho thai., Em vẫn theo dõi khám thai theo lịch hẹn bình thường
Thân mến,
ThS. BS Hà Tố Nguyên
Khoa CĐHA - BV Từ Dũ
Siêu âm đo chiều dài CTC ở tuổi thai 16 tuần. Nếu chiều dài CTC ngắn thì bác sĩ sẽ tư vấn hoặc khâu CTC hoặc dùng thuốc. Vậy em nên đi khám thai lại lúc 16 tuần và yêu cầu đo chiều dài CTC.
Hiện SA đo chiều dài CTC chỉ thực hiện ở thai phụ có nguy cơ chứ chưa làm thường qui cho tất cả các thai phụ.
Lần trước em chấm dứt thai kì vì rỉ ối chứ không phải vì CTC ngắn, CTC ngắn có thể là biểu hiện đi kèm.
Thân mến,
ThS. BS Hà Tố Nguyên
Khoa CĐHA - BV Từ Dũ
Nếu CVĐ và ĐKLĐ < bách phân vị thứ 5 có nghĩa là dưới chuẩn bình thường. Có thể do thai nhỏ hoặc do tư thế thai, lượng ối không đủ chứ không phải do tật bệnh lý đầu nhỏ, vì bệnh lý đầu nhỏ do thóp đóng sớm thường xuất hiện ở quí 3. Em nên siêu âm theo dõi lại 1 tháng sau.
Thân mến,
ThS. BS Hà Tố Nguyên
Khoa CĐHA - BV Từ Dũ
Sự ra máu âm đạo sau phá thai bằng thuốc thay đổi khác nhau trên từng phụ nữ. Em cần được bác sĩ sản phụ khoa thăm khám thực tế để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế Hoạch Gia Đình - BV Từ Dũ
Nồng độ beta hCg là 628,77 mUI/mL là đã có thai. Cháu cần được thăm khám để xác định vị trí thai bằng siêu âm đầu dò âm đạo.
Thân mến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế Hoạch Gia Đình - BV Từ Dũ
Những thông tin chị đã tìm hiểu về 2 loại thuốc chị được chỉ định sử dụng là tương đối chính xác.
Lifepak Prenatal là sản phẩm có chứa các vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể trong thời kỳ mang thai. Lifepak Prenatal là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc.
Việc bổ sung sắt và canxi trong thời kỳ mang thai có thể thay đổi tùy thuộc tuổi thai, tình trạng dinh dưỡng của người mẹ…Do đó bác sĩ có thể tùy vào thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết trên từng thai phụ để lựa chọn liều lượng phù hợp.
Sử dụng aspirin có thể dẫn đến đóng sớm ống động mạch trong tử cung dẫn tới nguy cơ tăng huyết áp động mạch phổi nghiêm trọng và suy hô hấp sơ sinh. Nguy cơ chảy máu tăng lên ở cả mẹ và thai nhi vì aspirin có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Do đó khuyến cáo không được dùng aspirin trong 3 tháng cuối cùng của thời kỳ mang thai. Và cũng chưa có thông tin nào chứng tỏ sử dụng aspirin có thể giúp tăng lượng nước ối trong thai kỳ.
Để có thể theo dõi tốt hơn quá trình mang thai, chị có thể đi khám và tư vấn thêm ở một số cơ sở y tế có đơn vị chăm sóc trước sinh.
Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ths. Ds Thân Thị Mỹ Linh
Khoa dược - Bv Từ Dũ
Ở phụ nữ mang thai, sự thay đổi hormone gây ra những thay đổi trong đường tiết niệu nên phụ nữ dễ mắc phải bệnh nhiễm trùng tiểu. Ngoài ra, tử cung ngày càng ép lên bàng quang làm cho nước tiểu bị ứ đọng trong bàng quang và có khả năng lây nhiễm. Nếu không điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu và thận ở phụ nữ mang thai cần được điều trị để tránh các biến chứng. Cefixim là kháng sinh sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Em nên uống thuốc theo toa của Bác sĩ.
Chúc em có một thai kỳ khỏe mạnh.
Cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai bao gồm 5 nhóm A, B, C, D, X theo thứ tự nguy cơ đối với bào thai tăng dần.
Acid folic là vitamin nhóm B, được xếp vào nhóm A, các nghiên cứu có kiểm soát trên phụ nữ không chứng minh được nguy cơ đối với bào thai trong 3 tháng đầu thai kỳ và khả năng gây hại cho thai nhi thấp; thuốc được chỉ định để điều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic, bổ sung acid folic cho người mang thai. Sắt sulfat được sử dụng để dự phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt, trong các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu (thời kỳ mang thai).
Fexofenadine thuộc nhóm C, nghĩa là nghiên cứu trên động vật cho thấy tác dụng có hại đối với bào thai và không có nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ mang thai; hoặc là chưa có nghiên cứu trên người và động vật. Chỉ dùng thuốc khi lợi ích đạt được lớn hơn nguy cơ.
Đối với Silgoma (L-Cystine 250mg, Cholin hydrogen tartrate 250mg), hiện chưa có thông tin về phân loại trong thai kỳ của FDA.
Chị nên thông báo với bác sĩ sản khoa trong các lần đi khám thai sắp tới về những thuốc chị đã sử dụng trong thời gian này để được tư vấn thêm và theo dõi sát thai kỳ.
Thân mến,
Ths. Ds. Nguyễn Thị Thúy Anh
Khoa dược – BV Từ Dũ
Xét về tính an toàn, những thuốc đã được kê đơn như No spa 40mg, Cyclogest pesssary 400mg và Dexamethasone 4mg mang lại lợi ích nhiều hơn nguy cơ khi sử dụng trong ba tháng cuối thai kỳ.Việc tầm soát đái tháo đường trong thai kỳ không chỉ thông qua xét nghiệm nước tiểu mà còn qua xét nghiệm lượng đường trong máu. Việc thực hiện các xét nghiệm cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Chị nên khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ và mang theo các kết quả xét nghiệm trước đó để được tư vấn thêm và theo dõi sát thai kỳ.
Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ds. Hoàng Thị Vinh
Khoa dược – BV Từ Dũ
Thành phần hoạt chất trong các thuốc Chị hỏi lần lượt như sau:
Upanmox 500mg: Amoxicillin.
Betamineo: Betamethason, Dexchlorpheniramin.
Rabemark 20mg: Rabeprazole.
Acetaminophen: Acetaminophen.
Về mức độ an toàn khi sử dụng thuốc trong thai kỳ:
Amoxicillin, Rabeprazole và Dexchlorpheniramin được phân nhóm B theo FDA, tức là không có bằng chứng thuốc gây hại trên bào thai của động vật thử nghiệm. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu được kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Vì vậy, chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi cần thiết.
Acetaminophen đường uống cũng được phân nhóm B theo FDA. Acetaminophen uống được xem là một thuốc an toàn trong thai kỳ ở liều điều trị thông thường và sử dụng trong thời gian ngắn.
Betamethason được phân nhóm C theo FDA, tức là đã có bằng chứng thuốc gây hại trên bào thai của động vật thử nghiệm nhưng chưa có nghiên cứu được kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Chỉ sử dụng thuốc khi lợi ích điều trị lớn hơn nguy cơ.
Chị mang thai 23 – 24 tuần và các thuốc được chỉ định sử dụng chỉ trong thời gian ngắn. Do vậy, tùy vào mức độ bệnh; nếu cần thiết chị có thể sử dụng thuốc.
Chúc Chị mau khỏe.
Ds. Nguyễn Tấn Xuân Trang
Khoa dược – BV Từ Dũ
Thường mổ chủ động sẽ được tiến hành sau tuần 38( thường là 39 tuần). Thai to và có vết mổ lấy thai lần trước là có chỉ định mổ rồi bạn ạ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Các dấu hiệu sinh bao gồm: đau bụng, ra huyết hoặc ra nước âm đạo, bạn đã sinh rồi chắc còn nhớ các dấu hiệu chuyển dạ lần trước mà. Ngày dự sinh theo kinh cuối là chính xác nếu chu kỳ kinh bạn từ 28 – 32 tuần. Nếu đến ngày dự sinh mà chưa sinh bạn sẽ được nhập viện. Nếu tất cả các diễn biến trong thai kỳ của bạn không có bất thường gì sao bạn không sinh tại địa phương cho khỏe?
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Đơn thuốc của bạn gồm:
Bailuzym-Zn, Hydrite, Paracetamol có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Nalidixic acid: Những nghiên cứu gần đây cho rằng Nalidixic acid không có bất kỳ liên quan nào đến sự gia tăng nguy cơ sẩy thai tự phát, sanh non, ức chế sự phát triển trong tử cung hay những rối loạn khác. Nalidixic acid có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai khi lợi ích cao hơn nguy cơ gây hại cho bào thai, là thuốc được lựa chọn đầu tiên điều trị nhiễm khuẩn không triệu chứng trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Bạn nên tiếp tục uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi thai định kỳ.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Ds. Đặng Thị Thuận Thảo
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Thành phần trong các thuốc Chị hỏi lần lượt như sau:
Enervon C: vitamin C và các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B12).
Telfast và Xonatrix: Fexofenadine.
Một số vitamin (nhóm B, C) có thể sử dụng trong thai kỳ tuy nhiên việc cung cấp các chất phải với liều lượng hợp lí tùy theo tình trạng của mỗi người.
Về mức độ an toàn khi sử dụng thuốc trong thai kỳ, Fexofenadine được phân loại mức C theo FDA, tức là các nghiên cứu trên chuột cho thấy thuốc có gây độc tính trên phôi thai phụ thuộc vào liều dùng. Tuy nhiên, chưa có dữ liệu trên người. Fexofenadine chỉ được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai khi lợi ích điều trị lớn hơn nguy cơ.
Chúc Chị mau khỏe.
Ds. Nguyễn Tấn Xuân Trang
Khoa Dược – Bv Từ Dũ
Ngôi mông là một ngôi ngược, trong quá trình chuyển dạ sinh cũng giống như các trường hợp thai ngôi thuận thôi, tuy nhiên quan trọng nhất là lúc thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ. Ngôi mông có khả năng bị kẹt đầu lại sau khi các phần cơ thể khác của thai đã sinh xong, như vậy đa số các trường hợp ngôi mông thường sinh mổ, tuy nhiên tùy từng trường hợp cũng có thể sinh thường. Bạn nên khám lại sau 2 tuần để xem bé quay đầu chưa và nên hỏi bác sĩ trường hợp cụ thể lúc này.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Calsea Bone là thực phẩm bổ sung calci, magne, vitamin và các khoáng chất vi lượng từ thiên nhiên. Trong thông tin sản phẩm có nêu đối tượng sử dụng là người lớn, đặc biệt là phụ nữ tuổi trung niên trở lên; uống mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần sau các bữa ăn. Ngoài ra, trong thông tin này không đề cập cụ thể về việc sử dụng sản phẩm cho phụ nữ mang thai.
Nhu cầu calci hằng ngày ở phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Hơn nữa, trước khi mang thai chị đã được chẩn đoán là thiếu xương, như vậy trong khi mang thai chị càng cần phải chú trọng việc bổ sung calci hơn. Trước hết, chị nên có một chế độ ăn uống hàng ngày với các thực phẩm giàu calci. Chị có thể khám thai định kỳ để được tư vấn thêm về việc lựa chọn chế phẩm bổ sung calci nào, với liều lượng bao nhiêu cho phù hợp với tình trạng của chị.
Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ds. Hoàng Thị Vinh
Khoa dược – BV Từ Dũ
Khi bé nặng cân thì toàn bộ các phần thai cũng sẽ to thôi, bạn sinh thường hay sinh mổ còn tùy thuộc vào kích thước xương chậu của bạn nữa. Khám thai 2 tuần sau và hỏi trực tiếp người khám sẽ biết bạn ạ.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Cấp cứu - BV Từ Dũ
Thuốc Stilnox CR 12.5 mg có hoạt chất zolpidem là loại thuốc an thần gây ngủ, chống lo âu. Zolpidem có nhiều ưu điểm hơn so với các loại thuốc an thần gây ngủ khác như thuốc khởi phát tác dụng nhanh, ít gây lệ thuộc (nghiện) thuốc...
Chưa có dị tật bẩm sinh nào được ghi nhận nhưng các dữ liệu quan sát trên người rất hạn chế do đó chưa thể đánh giá nguy cơ của zolpidem cho phôi thai hoặc thai nhi đồng thời cũng chưa ghi nhận tình trạng lệ thuộc thuốc ở một số trẻ sơ sinh có mẹ sử dụng thuốc kéo dài ở liều khuyến cáo trong thời kỳ mang thai.
Tần suất xuất hiện dị tật và mức độ ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi khi sử dụng thuốc tùy thuộc vào nhiều yếu tố: thời điểm, thời gian, liều lượng sử dụng thuốc... Do vậy, chị cần thông tin đầy đủ với các bác sĩ sản khoa để theo dõi thai kỳ của chị chặt chẽ hơn.
Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ths. Ds Thân Thị Mỹ Linh
Khoa dược - Bv Từ Dũ
Theo Phân loại của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) về nguy cơ dùng thuốc trong thai kỳ: Tobramycin xếp mức độ D. Có nghĩa là có bằng chứng liên quan đến nguy cơ ở thai nhi người, nhưng do lợi ích mang lại, việc sử dụng thuốc trong thài kỳ có thể được chấp thuận, bất chấp nguy cơ.
Như vậy, việc dùng thuốc Tobramycin có khả năng, chứ không phải hoàn toàn 100% gây hại thai nhi. Do đó, chị nên đi khám thai định kỳ, báo với bác sĩ về việc đã sử dụng Tobramycin để được tầm soát những bất thường thai nhi chặt chẽ hơn. Anh chị đừng quá lo lắng. Vì lo lắng nhiều quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Ds. Huỳnh Thị Hồng Gấm
Khoa Dược - BV Từ Dũ